Bà bầu ăn đậu phộng được không? Những lợi ích & rủi do khi ăn

ba-bau-an-dau-phong-duoc-khong

Đậu phộng hay lạc là một trong những thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Đậu phộng chứa rất nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như chất xơ, protein, omega-3, omega-6, folate, magie,… Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết rõ mang thai có ăn được đậu phộng không? Và hôm nay, Thực phẩm khô sẽ giải đáp bạn chi tiết câu thắc mắc bà bầu ăn đậu phộng được không nhé.

Bà bầu ăn đậu phộng được không?

Trong những năm trước đây, bà bầu được khuyên là không nên ăn các loại hạt như hạt đậu phộng vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho thai nhi. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng học Quốc gia vào năm 2009 đã chứng minh điều này hoàn toàn là sai lầm. Không có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh mẹ bầu mang thai ăn đậu phộng con bị dị ứng cả.

Một nghiên cứu tại phòng thí nghiệm được thực hiện trên 60.000 phụ nữ và trẻ em suốt trong 7 năm mang thai đến khi bé lớn kết quả cho thấy nếu mẹ ăn đậu phộng trong thời kỳ mang thai tỷ lệ em bé mắc hen suyễn giảm 25%, với nguy cơ dị ứng thì các bé 7 tuổi giảm 30%.

Do đó, câu trả lời là BÀ BẦU CÓ THỂ ĂN ĐẬU PHỘNG và không ảnh hưởng quá lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bà bầu dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong lạc thì nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu có ăn được đậu phộng nếu không dị ứng

Lợi ích của việc bà bầu ăn đậu phộng

Giá trị dinh dưỡng trong đậu phộng tương đối cao, có thể sánh ngang với thực phẩm từ động vật như trứng, sữa, thịt,… Do đó, việc mẹ bầu bổ sung lạc vào chế độ mang thai là điều rất tốt và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Lạc chính là nguồn cung Acid Folic tự nhiên, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nghiên cứu từ American Journal of Epidemiology cho thấy rằng bổ sung acid folic có thể giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh lên đến 70%. Vì vậy, lạc là thực phẩm tự nhiên, giá thành rẻ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi.

Tăng cường sự phát triển trí não thai nhi

Lạc giúp tăng cường sự phát triển trí não thai nhi nhờ vào hàm lượng acid folic và omega-3 dồi dào. Một khẩu phần ăn khoảng 28gr cung cấp 10-15mcg acid folic. Theo nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition, acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và hỗ trợ phát triển não bộ.

giai-dap-ba-bau-an-dau-phong-duoc-khong
Tốt cho sự phát triển thai nhi

Tăng cường chức năng tiêu hóa

Một vấn đề phổ biến cho mẹ bầu trong quá trình mang thai đó chính là tình trạng táo bón. Theo nghiên cứu từ British Journal of Nutrition và Nutrients, chỉ với một khẩu phần lạc khoảng 28gr mẹ bầu nhận được khoảng 2.4gr chất xơ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả, giúp phân mềm và duy trì hệ vi sinh khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ gây ra hiện tượng dị tật thai nhi, vàng da, thậm chí tử vong cho thai nhi. Vì thế, tích cực phòng bệnh tiểu đường trong thai kỳ là điều cần thất.

Nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ cho biết, lạc chấp nhận hấp thụ các carbohydrate nếu thay đổi thành phần thịt bằng đậu phộng sẽ cải thiện tình trạng nguy cơ mắc bệnh thai kỳ xuống còn 21%.

Phòng ngừa trầm cảm

Trong lạc có chứa hàm lượng Trytophan và vitamin B6 cao. Trytophan là một chất dẫn truyền thần kinh khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoa thành Serotonin. Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Psychiatric Research cho thấy rằng chế độ ăn giàu tryptophan có thể tăng cường sản xuất serotonin, giúp mẹ bầu ngừa trầm cảm sau sinh.

goc-thac-mac-ba-bau-an-dau-phong-duoc-khong
Đậu phộng phòng trầm cảm, mỏi mệt,…

Tốt cho xương khớp

Một khẩu phần lạc khoảng 28gr cung cấp 15% nhu cầu Magie hàng ngày, giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương, đau nhức xương khớp ở mẹ bầu.

Bổ máu

Lạc là một nguồn cung sắt và folate tự nhiễn miễn phí, đây là hai chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Theo nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition, bổ sung sắt và folate giúp tăng cường lượng hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, đặc biệt quan trọng cho phụ nữ mang thai khi nhu cầu máu tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi.

Những rủi do khi bà bầu ăn đậu phộng

Dị ứng thai nhi

Nếu mẹ bầu có cơ địa bị dị ứng thì việc ăn lạc sẽ rất dễ bị dị ứng. Biểu hiện của dị ứng lạc có thể xuất hiện như: ngứa ran trong miệng, buồn nôn, co thắt dạ dày, nổi mề đay, phát ban, sưng lưỡi, khó thở,… nếu mẹ bầu khi ăn lạc gặp các triệu chứng này hãy dừng lại và tới cơ sở bệnh viện gần nhất để thăm khám.

Ngoài ra, nếu muốn biết mình có dị ứng với lạc không thì mẹ bầu hãy thử với một lượng nhỏ để đánh giá tình trạng sức khỏe nhé.

Sốc phản vệ

Triệu chứng tiếp theo mà mẹ bầu có thể gặp khi ăn lạc đó là sốc phản vệ. Dấu hiệu sốc phản vệ sau khi ăn lạc có thể gặp như: tụt huyết áp, co thắt đường ruột, mạch yếu, nhịp tim tăng nhanh,… nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng này mà không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của mẹ cũng như thai nhi. Do đó, hãy hết sức thận trọng khi ăn lạc.

tra-loi-ba-bau-an-dau-phong-duoc-khong
Rủi do ăn lạc sốc phản vệ

Lưu ý khi bà bầu ăn đậu phộng?

Đậu phộng cần được chọn lọc kỹ càng, không sử dụng loại bị nấm mốc hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Chế biến đậu phộng theo cách luộc hoặc rang thay vì chiên để giảm thiểu dầu mỡ và giữ được các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Câu hỏi liên quan

Đối tượng nào không nên ăn đậu phộng?

  • Người dị ứng đậu phộng: Dị ứng đậu phộng là một loại dị ứng thực phẩm phổ biến và có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Người có tiền sử dị ứng nên tránh xa đậu phộng.
  • Người mắc bệnh gút: Đậu phộng chứa lượng lớn protein và chất béo, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, làm triệu chứng bệnh gút trầm trọng hơn.
  • Người bị bệnh gan mật: Đậu phộng giàu chất béo, có thể gây khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho gan mật.
  • Người bị mỡ máu cao: Đậu phộng chứa chất béo bão hòa, có thể làm tăng cholesterol xấu, không tốt cho người mắc bệnh mỡ máu cao.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Chất xơ trong đậu phộng có thể gây khó tiêu, kích thích niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm loét nặng hơn.
  • Người đang sốt: Đậu phộng có tính nóng, có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm tình trạng sốt trầm trọng thêm.

Bà bầu mang thai nên ăn hạt gì?

Ngoài đậu phộng, mẹ bầu mang thai có thể bổ sung các loại hạt dinh dưỡng khác như: 

  • Hạt óc chó chứa nhiều omega-3 và các axit béo cần thiết, hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ.
  • Hạnh nhân là nguồn cung cấp canxi, giúp bảo vệ sức khỏe xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở mẹ bầu.
  • Hạt chia và hạt lanh chứa chất xơ và protein, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng lâu dài cho mẹ bầu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ai nên hạn chế hoặc tránh ăn đậu phộng.

Liều lượng tiêu thụ tốt nhất.

Mẹ bầu nên ăn khoảng 1–2 thìa đậu phộng mỗi ngày, tương đương khoảng 10–15 hạt để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ăn quá nhiều có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc tăng nguy cơ dị ứng.

Tạm kết

Như vậy, câu hỏi bà bầu ăn đậu phộng được không đã được Thực phẩm khô mình giải đáp rất chi tiết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý về liều lượng và cách tiêu thụ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đừng quên ghé tiệm đồ khô của mình để mua đậu phộng uy tín, giá rẻ các mẹ nhé.

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *