Bệnh máu nhiễm mỡ là gì chắc không còn quá xa lạ với chúng ta. Mỡ máu hay máu nhiễm mỡ chính là một “căn bệnh thời đại” xuất phát từ chính thói quen ăn uống không khoa học. Căn bệnh này rất khó có thể phát hiện được trong thời gian đầu. Vậy cùng Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu xem bệnh máu nhiễm mỡ là gì? Dấu hiệu và các điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả tốt nhất nhé!
1. Bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Mỡ máu hay máu nhiễm mỡ chính là một căn bệnh liên quan tới chỉ số thành phần mỡ ở trong máu chiếm vượt quá giới hạn cho phép. Ai cũng là nạn nhân nếu như không thay đổi thói quen ăn uống. Thường những người từ độ tuổi 40 đổ lên rất hay mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Chúng ta có thể chuẩn đoán bệnh máu nhiễm mỡ hay không sau khi sử dụng các loại xét nghiệm về máu để chuẩn đoán bệnh.
Trong máu thường có một tỉ lệ mỡ nhất định luôn luôn ở mức cố định. Khi bạn mắc bệnh máu nhiễm mỡ thì tỉ lệ mỡ trong máu cao lên trông thấy. Trong đó, tỉ lệ Cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Các chỉ số của thành phần mỡ có trong máu:
- Cholesterol toàn phần < 5.2mmol/:
- Cholesterol LDL < 3.3mmol/L
- Triglyceride < 2.2mmol/L
- Cholesterol HDL > 1.3mmol/L
Nếu các chỉ số trên vượt mức cho phép chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tùy vào mức độ tăng cao của các chỉ số mà tình trạng bệnh của bạn nặng hay nhẹ.
Tham khảo thêm: Bệnh Gout là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh gout và triệu chứng
2. Nguyên nhân gây bệnh
Máu nhiễm mỡ thường gặp ở những đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh, sử dụng bia rượu,… nên nhiễm mỡ thường có dấu hiệu trẻ hóa dần. Nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ gồm:
2.1 Chế độ ăn uống không khoa học
Việc sử dụng quá nhiều chất béo vào thực đơn ăn uống chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ. Thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa,… đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Ngoài ra, các loại thực phẩm đóng hộp, ăn liền cũng chứa hàm lượng chất béo lớn. Nếu như bạn là một người nghiện sử dụng những sản phẩm trên, thì nguy cơ cao bạn mắc máu nhiễm mỡ rất cao.
Tham khảo thêm: Những món ăn ngon từ táo đỏ khô dễ làm tốt cho sức khỏe
2.2 Lười vận động
Ăn quá nhiều chất béo nhưng lại lười vận động khiến cho hàm lượng mỡ trong cơ thể tích tụ ngày một nhiều. Nếu bạn lười vận động, hàm lượng Lipoprotein xấu sẽ tăng mạnh. Nồng độ Cholesterol tốt trong cơ thể sẽ ngày một giảm nhanh. Chính vì thế, lười vận động thể dục thể thao, thường xuyên nằm và ngồi nhiều một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh là rất lớn.
Tham khảo thêm: Bệnh cúm a là bệnh gì? Bệnh cúm a và cách điều trị – Thực phẩm khô
2.3 Béo phì
Những người béo chưa chắc là những người có sức khỏe tốt. Đây hoàn toàn là nhận định đúng đắn. Những người béo thường ít vận động, ăn bao nhiêu hấp thụ bấy nhiêu. Lượng mỡ dưa thừa lâu ngày sẽ tập chung nhiều ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Khi mắc bệnh béo phì, hàm lượng Cholesterol có lợi trong máu đột nhiên giảm và làm tăng hàm lượng Cholesterol LDL có hại lên mức cao. Những người béo phì bên trong cơ thể họ có rất nhiều bệnh nguy hiểm đang chờ đợi. Thường người béo phì họ ăn bao nhiêu vẫn không thể no được. Nhưng cách họ ăn như thế chính là họ đang ăn cho chính kẻ thù ẩn sâu trong cơ thể.
Tham khảo thêm: 5+ thực phẩm giảm cân mà bạn cần phải biết
2.4 Do căng thẳng áp lực
Áp lực, căng thẳng cũng chính là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh mỡ máu. Khi cơ thể bạn mệt mỏi, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều để quên đi nỗi buồn. Ít vận động hơn vì muốn cơ thể mình nghỉ ngơi suy nghĩ. Đó chính là nguyên nhân chết người khiến cho sức khỏe bạn đi xuống trầm trọng. Đôi khi, sử dụng bia rượu, các chất kích thích tạo ác giác cũng khiến cho nồng độ Cholesterol trong máu vượt mức cho phép.
Tham khảo thêm: Trà thanh nhiệt giải độc dễ uống dành cho mọi lứa tuổi
2.5 Yếu tố gen di truyền
Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc bệnh mỡ máu như ông bà, cha mẹ thì bạn cũng có nguy cơ mắc mỡ máu cao hơn bình thường. Chính vì thế, việc xét nghiệm máu để tầm soát bệnh sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị xuống rất nhiều.
Tham khảo thêm: Huyết áp cao là gì? Huyết áp cao là bao nhiêu? Dấu hiệu và cách điều trị
3. Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Thông thường, trong máu luôn có tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá qua các xét nghiệm máu dựa vào chỉ số Triglycerid, Cholesterol. Khi bị máu nhiễm mỡ, các chỉ số trên sẽ cao hơn mức bình thường. Trong đó, chỉ số Cholesterol cao chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc tình trạng rối loạn máu mỡ.
Máu mỡ không có triệu chứng cụ thể nên người bệnh không thể nhận biết được. Nhiều trường hợp ngã ngửa khi phát hiện mình mắc máu mỡ thông qua việc khám xét định kì hoặc người bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Khi mới mắc máu nhiễm mỡ, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng cụ thể như:
- Đau đầu, đau nửa đầu
- Hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn
- Đau tức lồng ngực
- Tim đập nhanh, thở gấp gáp
Nếu bệnh tiến triến tới giai đoạn cuối sẽ có một số triệu chứng nặng hơn như:
- Huyết áp tăng cao, không ổn định
- Đau tim, đột quỵ
- Nhồi máu cơ tim
- Tai biến mạch máu não
- Xơ vữa động mạch
- Trên da xuất hiện các nốt nổi phồng to bằng đầu ngón tay
Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường triệu chứng? Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
4. Trị máu nhiễm mỡ tại nhà vừa hiệu quả lại an toàn
Thuốc đặc trị máu mỡ chính là yếu tố bắt buộc dành cho người bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng tới thuốc, bạn hãy thử thay đổi lối sống để kiểm soát tình trạng máu mỡ nhiễm xem có hiệu quả không nhé!
- Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho bản thân: Giảm chất béo bão hòa, hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ. Loại bỏ chất béo, dầu thực vật.
- Ăn các loại thực phẩm giàu hàm lượng Axit Omega-3 như hạt hạnh nhân, quả óc chó, cá trích, cá quả, cá hồi
- Tăng cường chất xơ hòa tan như bột yến mạch, táo, lê
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao như: Chạy bộ, đạp xe, đá bóng,…
- Từ bỏ thuốc lá, bia rượu, chất kích thích gây hại cho sức khỏe bản thân
- Thay đổi cân nặng của bản thân
- Hạn chế ăn bữa tối quá muộn
- Sử dụng các loại trà thảo mộc
- Các loại nấm: Nấm hương, mộc nhĩ
Tham khảo thêm: MONA – Cách giảm cân nhanh dành riêng cho dân văn phòng
5. Bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc cân bằng lượng mỡ trong máu. Chế độ ăn uống của họ cũng thực sự khác so với người bình thường:
- Giá đỗ: Giá đỗ giàu chất xơ và Vitamin cao. Đây là một sản phẩm sẽ giúp cơ thể bạn đào thải Cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
- Ngũ cốc: Ngũ cốc thực sự là một sản phẩm rất tốt dành cho người máu mỡ. Với hàm lượng chất xơ cao, giúp người bệnh có cảm giác no lâu, ăn thoải mái mà không lo sợ tăng cân.
- Rau xanh, hoa quả: Rau xanh và hoa quả đều là những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Ngừa các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. Đồng thời, chất xơ tốt cũng sẽ giúp đào thảo các Cholesterol LDL ở mức xấu ra khỏi cơ thể. Các sản phẩm hoa quả sẽ giúp cơ thể bạn nạp thêm nhiều dưỡng chất và Cholesterol LDL tốt vào bên trong cơ thể.
- Các loại thịt trắng: Thịt gà, thịt vịt, thịt gan, sẽ giúp cho cơ thể bạn tổng hợp được nhiều Protein phong phú vào cơ thể. Những loại thực phẩm này chứa hàm lượng Cholesterol ở mức thấp nên bạn có thể ăn mà không lo sợ máu mỡ.
- Uống thật nhiều nước: Nước thực sự rất quan trọng đối với cơ thể. Tất cả những hoạt động của bạn đều khiến cho cơ thể mất nước. Chính vì thế nước là nguồn dinh dưỡng quý giá. Uống nhiều nước sẽ giúp cho cơ thể bạn đào thải độc tô bằng đường nước tiểu.
Tham khảo thêm: Chế độ ăn uống cho người bị mỡ máu cao mà bạn nhất định bạn cần biết
6. Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết nói về bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh gì? Hy vọng rằng với bài viết chi tiết này sẽ giúp ích đối với sức khỏe của mọi người. Bệnh máu nhiễm mỡ là một căn bệnh tương đối phổ biến. Hiện giờ bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa dần khi số lượng người trẻ đi khám mỡ máu ngày một tăng cao. Để kiểm soát được bệnh, cần có chế độ sinh hoạt khoa học. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không được lạm dụng các sản phẩm kích thích gây hại tới sức khỏe. Tự bảo vệ mình chính là bạn góp phần bảo vệ những người thân của mình.
THAM KHẢO THÊM NHỮNG BÀI VIẾT SỨC KHỎE KHÁC TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/
ầ;askfl;à;là;lầ;jf;aklfjl;kafa
http://maps.google.az/url?q=https://nongsandungha.com
Pingback: Viêm gan b dấu hiệu? Nguyên nhân bị viêm gan b
Pingback: Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? Cụ thể của từng giai đoạn
Pingback: Bài thuốc trái cây khô tốt cho đời sống sức khỏe - Thực phẩm khô
Pingback: Nấm tây bắc cho bữa ăn gia đình của bạn thêm dưỡng chất