Món ăn ngày tết miền tây đang gây rất nhiều sự tò mò cho những người dân nơi khác. Miền Tây sông nước vốn là một nơi mà có rất nhiều đặc sản và các món ăn. Những món ăn ở đây đều được chế biến rất độc lạ không giống v ới những nơi khác. Nhiều người vẫn hay thắc mắc về các món ăn ngày tết miền Tây sẽ như nào? Vậy thì hôm nay, các bạn hãy cùng Thực phẩm khô Dũng Hà tìm hiểu xem cách chế biến món ăn ngày tết miền tây thơm ngon độc lạ nhé!
1. Chế biến món ăn ngày tết miền tây thơm ngon lạ miệng
Mỗi vùng miền họ sẽ có cho mình những nét đẹp văn hóa riêng. Với miền tây sông nước, cách thức họ ăn Tết cũng rất độc lạ và không hề giống với những nơi khác. Việc người dân nơi đây ăn Tết luôn rất khiến cho người dân nơi khác cảm thấy tò mò thích thú. Các món ăn miền Tây hầu như đều gắn bó với sông nước. Họ với nước giống như những người bạn thân thiết của nhau vậy. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu tới anh chị xem người mâm cơm Tết của người miền tây sẽ gồm những gì nhé!
Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết
1.1 Bánh Tét miền Tây
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 1kg
- Đậu đỏ hoặc đậu đen tùy ý: 500gr
- Nước cốt dừa: 100ml
- Chuối sứ chín: 12 trái
- Lạt gói bánh
- Muối: 2 thìa
- Đường: 3 thìa
- Rượu: 1 thìa
- Lá dứa: 3 lá
- Lá chuối: 8 lá
Cách làm:
- Bạn vo gạo nếp khoảng 3 – 5 lần đến khi nước trong là được
- Ngâm gạo nếp khoảng 6 tiếng để gạo mềm. Vớt lên để ráo nước
- Đậu đỏ (đậu đen) vo sạch, loại bỏ hạt sâu, hỏng. Đem luộc chín nhừ lên. Loại bỏ nước, lấy phần cái
- Chuối sứ chín lột vỏ, rắc 1 chút muối + đường + rượu vào ướp
- Lá dứa rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, chắc lọc lấy phần nước cốt
- Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho gạo nếp + đậu đỏ vào xào chín lên
- Gạo nếp + đậu chín, cho nước cốt dừa + nước cốt lá dứa vào trộn đều lên với nhau
- Lá chuối rửa sạch bụi bặm, đem phơi dưới ánh nắng để lá chuối hơi héo úa vàng
- Cho lá chuối lên chiếc mâm to, cho gạo nếp và đậu đỏ lên trên lá chuối, đặt nhân chuối vào giữa nếp
- Tiến hành gói bánh như gói bánh trưng
- Bắc nồi nước sôi lên bếp, xếp bánh tét vào trong nồi và đun khoảng 6 – 8 tiếng là bánh chín
- Bánh chín, vớt ra chậu nước đá để rửa bánh và để khô ráo nước
1.2 Khô nhái An Giang
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nhái: 1kg
- Muối: 1 thìa
- Đường: 2 thìa
- Bột ớt: 1 thìa
- Bột ngọt: 1 thìa
- Sa tế: 1 thìa
- Hạt tiêu xay: 1 thìa
Các bước thực hiện:
- Nhái mua loại đã sơ chế sẵn, về rửa dưới vòi nước sạch khoảng 3 lần để nhái sạch. Để khô ráo nước
- Cho thịt nhái vào trong tô lớn, cho 1 thìa muối + 2 thìa đường + 1 thìa bột ớt + 1 thìa bột ngọt + 1 thìa sa tế + 1 thìa hạt tiêu xay. Đeo bao tay trộn đều chúng lên cùng với nhau
- Bọc màng bọc thực phẩm, ướp thịt nhái trong vòng 30 phút để thịt nhái ngấm gia vị mắm muối
- Lót giấy nến vào trong lò, làm nóng lò với nhiệt độ 150 độ C trong vòng 7 phút
- Mở cửa lò nướng, xếp nhái vào bên trong lò, xếp ngay ngắn
- Nướng nhái với nhiệt độ 170 độ C trong vòng 10 phút là thịt nhái chín
- Xếp nhái ra đĩa, chấm với tương ớt ngon tuyệt cú mèo
1.3 Canh khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Khổ qua (Mướp đắng): 3 trái
- Thịt băm: 200gr
- Nấm mèo: 50gr
- Trứng vịt: 1 quả
- Nước dùng heo: 800ml
- Hành tím: 1 củ
- Tỏi: 2 tép
- Gia vị: Đường/muối/hạt tiêu/hạt nêm
Cách thực hiện:
- Khổ qua mua về, rửa sạch dưới vòi nước, để khô ráo nước
- Bổ khổ qua ra làm đôi, sử dụng muỗng, moi hết phần ruột
- Ngâm khổ qua 15 phút với nước để khổ qua bớt vị đắng
- Nấm mèo ngâm với nước ấm để nấm mềm dễ chế biến
- Cắt bỏ chân nấm, cắt nhỏ nấm
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch băm nhuyễn
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Cho thịt băm vào tô lớn, cho nấm mèo + hành tím + tỏi băm + 1 quả trứng vịt + các loại gia vị đi kèm
- Đảo đều các nguyên vật liệu đó lên cùng thịt heo băm. Để nguyên liệu khoảng 15 phút để các loại gia vị ngấm sâu vào trong từng thớ thịt
- Nhồi phần nhân thịt băm vào bên trong ruột khổ qua đã sơ chế sạch, nhồi thật chắc và chặt tay, ấn thật mạnh để nhân tụt xuống đáy khổ qua nhé
- Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi lên, cho 2 thìa hạt nêm + 1 thìa muối + khổ qua nhồi thịt vào đun. Nêm nếm nước xem đã vừa khẩu phần ăn của gia đình mình hay chưa
- Nấu khoảng 50 phút thì khổ qua sẽ chín, tắt bếp
- Cho canh ra tô, rắc hành lá + hạt tiêu xay, đảo đều một lần là thưởng thức
1.4 Mứt chuối phồng Bến Tre
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Chuối sứ chín: 1 nải
- Đường: 800gr
- Vừng trắng: 100gr
- Nước cốt dừa: 300gr
- Cơm dừa xắt sợi: 500gr
- Gừng: 2 nhánh
- Dừa sợi: 500gr
- Đậu phộng: 500gr
Các bước thực hiện:
- Cho đường trắng vào trong chảo chống dính, thêm 2 thìa nước đánh đường hòa tan lên
- Chuốt chín lột bỏ vỏ, bổ dọc theo chiều của chuối thành từng lát
- Gừng lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Dứa cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn
- Cho chuối thái lát + dứa xay nhuyễn + nước cốt dừa vào trong chảo nước đường ở trên bếp. Đảo đều tay với lửa nhỏ để chuỗi nhuyễn ra
- Chuối nhuyễn thi bạn cho gừng + cơm dừa vào sên cùng với chuối
- Sên với lửa vừa, sên cho đến khi tất cả nguyên liệu kết dính lại với nhau, đảo thấy nặng tay tức là đã đạt yêu cầu
- Sau đó, cho đậu phộng rang chín vào đảo cùng. Sên vừa tới để tạo thành dạng kẹo có độ dẻo, mềm mịn, không dai
- Dùng khay như khay nướng Cookies, lót một lớp giấy nến ở bên dưới dáy, quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên trên giấy nến
- Rắc mè lên trên giấy nến, múc hỗn hợp kẹo chuối đặc vừa hoàn thành, rải giàn đều ra khay
- Tiếp tục cho rắc lạc rang chín + mè lên phần trên mặt bánh để khi thưởng thức cả 2 mặt kẹo đều có vừng
- Cho kẹo vào trong lò nướng, nướng bánh với nhiệt độ 150 độ C trong vòng 10 phút thì bỏ kẹo ra
- Kẹo sẽ đóng thành tảng khối to, dùng dao cắt tảng kẹo thành các miếng nhỏ vừa đủ ăn
1.5 Lạp xưởng
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Thịt nạc vai xay: 500gr
- Mỡ heo: 150gr
- Mật ong: 2 thìa
- Bột tỏi: 1 thìa
- Bột xá xíu: 2 thìa
- Gia vị: muối, đường, hạt tiêu xay
Các bước thực hiện:
- Mỡ heo rửa sạch, để ráo nước
- Cắt mỡ theo thành hình hạt lựu
- Ướp mỡ heo cùng với 1 thìa đường, trộn đều
- Phơi mỡ heo dưới ánh nắng mặt trời khoảng 1 tiếng đồng hồ
- Bắc chảo lên bếp. Cho 1 thìa hạt tiêu xay vào rang cho đến khi hạt tiêu dậy mùi thơm
- Cho vào tô 1 thìa muối + 1 thìa bột tỏi + 2 thìa bột xá xíu + 2 thìa mật ong. Trộn đều các nguyên liệu này lên với nhau
- Đổ nguyên liệu vừa trộn xong vào 500gr thịt heo xay, trộn đều lên. Thịt heo xay đã trộn đều gia vị bạn cho mỡ heo vào đảo chung lên
- Bạn cắt một đoạn vỏ Collagen tương ứng kích thước lạp xưởng muốn làm. Buộc thút nút 1 đầu, đầu còn lại để hở nhồi thịt
- Cho thịt đã ướp gia vị vào dụng cụ nhồi. Từ từ nhồi thịt thật đầy đặn và chặt vào trong túi collagen vừa làm
- Nhồi đến khi hết nguyên liệu thì dừng. Dùng tăm nhọn, chọc vài lỗ trên lạp xưởng để có khí thoát ra ngoài
- Lót giấy nến vào trong lò nướng, làm nóng lò với nhiệt độ 170 độ C
- Xếp lạp xưởng vừa nhồi thịt ngay ngắn lên trên bề mặt giấy nến
- Cho lạp xưởng vào nướng trong lò nướng với nhiệt độ 170 độ C trong vòng 10 phút là lạp xưởng chín
- Bảo quản lạp xưởng trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần
- Chiên lạp xưởng với mắm và ăn cùng cơm trắng
1.6 Chả giò miền Tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Thịt nạc mông xay: 500gr
- Trứng gà: 4 quả
- Khoai môn: 1 củ
- Nấm mèo: 150gr
- Hành tím: 4 củ
- Bánh đa nem: 2 bịch
- Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, đường, muối, hạt tiêu xay, nước mắm
- Rau thơm, dưa chuột, bún
Các bước thực hiện:
- Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái thành từng sợi mỏng
- Nấm mèo ngâm với nước ấm. Rửa lại dưới vòi nước sạch, bóp nhẹ tay để nấm kiệt nước
- Nấm mèo cắt bỏ chân nấm, thái sợi mỏng
- Hành tím gọt vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Trứng gà đập ra tô, tách làm 2 tô riêng lòng đỏ lòng trắng
- Cho tất cả nguyên liệu vào tô lớn gồm: Thịt heo xay + Nấm mèo + hành tím + khoai môn + lòng đỏ trứng gà + 2 thìa hạt nêm + dầu hào + nước mắm + đường + hạt tiêu xay. Đeo bao tay, trộn đều tất cả các nguyên liệu trong tô này lại với nhau
- Trải bánh đa nem ra mâm sạch, dùng cọ dầu, nhúng vào lòng trắng trứng gà rồi quét lên bề mặt bánh đa nem
- Trải đều phần nhân lên trên bề mặt bánh đa nem, cuộn chả giò, làm đều tay cho đến khi hết nguyên liệu thì dừng
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đợi chảo nóng thì bạn bắt đầu chiên chả giò lên, cho ngập dầu, chiên chả giò đến khi hết thì dừng
- Pha nước chấm chả giò gồm: đường + nước mắm + nước đun sôi để nguội. Khuấy đều để tan đường
- Đường tan, cho tỏi băm + ớt băm + nước cốt chanh vào đảo đều, nêm nếm thử xem đã vừa miệng chưa
- Chả giò, ăn kèm cùng với bún và rau thơm thì đúng là tuyệt cú mèo
1.7 Mắm gò công
Nguyên liệu chuẩn bị:
Các bước thực hiện:
- Tôm rửa sạch, cắt bỏ mắt
- Cho tôm vào ngâm với rượu trắng, vớt lên, rửa lại dưới vòi nước sạch
- Hoà một chậu nước muối pha loãng, rửa tôm với nước muối để tôm át đi mùi hôi tanh. Vớt khô để ráo nước
- Ớt rửa sạch, lọc bỏ hạt, băm nhỏ
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Cho vào tô đựng tôm gồm: đường + tỏi băm + ớt băm
- Cho tôm vào cối, giã tôm cùng nguyên vật liệu nhuyễn
- Đổ hỗn hợp tôm muối ớt tỏi ra thau sạch, đem phơi nguyên liệu này dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 1 ngày 1 đêm
- Khi hỗn hợp trên phơi nắng đạt đủ yêu cầu, sẽ được người dân đem cho vào máy chà. Chà tôm để lấy phần thịt và bỏ phần xác tôm
- Cho hỗn thịt tôm vào trong hũ thuỷ tinh, đậy kín. Ban ngày đem phơi nắng, tối cất đi. Tuỳ vào nhiệt độ nắng nóng có thể phơi mất 7 – 10 ngày hoặc hơn
- Mắm Gò Công có ngon hay không phụ thuộc cực kì nhiều vào loại tôm mà bạn chọn lựa
2. Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giải đáp câu hỏi tò mò của người dân về món ăn ngày tết miền tây là gì. Đây đều là những món ăn rất độc lạ, mang đậm bản sắc của người miền tây. Có những món ăn bắt buộc có trong mâm cơm tết. Nhưng cũng có những món mà nguồn gốc chính là bắt nguồn từ miền tây. Để có được những món ăn ngon này, điều quan trọng nhất đó là bạn phải tìm mua được các nguyên vật liệu chất lượng. Nguyên vật liệu quyết định đến 90% độ thành công của món ăn đó.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của chúng mình. Hãy theo dõi Thực phẩm khô để cùng cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về món ăn và tin tức sức khoẻ khác nhé! Chúc bạn và gia đình có một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Chúc toàn bộ thành viên trong gia đình bạn có một cái Tết êm ấm xum vầy bên nhau!
Tham khảo thêm: Cách làm những món ăn ngày tết miền bắc cho mâm cơm đặc sắc
3. Thông tin liên hệ
Số Hotline Công ty Nông sản Dũng Hà: 1900 986865 (Hỗ trợ 24/24h).
Địa chỉ Công ty:
- Địa chỉ 1 (Kho tổng hàng hoá Toàn Quốc): Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ 2 Hà Nội: A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hoà – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ 3 Hồ Chí Minh: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh
THAM KHẢO THÊM NHIỀU BÀI ĐỌC TIN TỨC HAY KHÁC TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/