Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? 3 thực phẩm 99% phải tránh

hat-sen-ky-voi-thuc-pham-nao

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Đây có lẽ là một câu hỏi mà thời gian gần đây rất nhiều chị em nội trợ đang thực sự quan tâm tới. Hạt sen có lẽ là một nguyên liệu ẩm thực quá đỗi thân quen với nhiều chị em nội trợ. Nhưng nếu như không tìm hiểu kỹ về hạt sen rất có thể sẽ gặp những rủi do nhất định. Chỉ một chút sơ suất nho nhỏ trong chế biến, bạn vô tình biến hạt sen lành tình trở thành một loại độc tính nguy hiểm tới tính mạng. Cùng Nông sản khô Dũng Hà tìm hiểu xem hạt sen kỵ với thực phẩm nào để còn phòng tránh bạn nhé.

Hạt sen là hạt gì?

Hạt sen hay còn được gọi với tên gọi là liên nhục, liên tử, liên thực, tương liên. Đây chính là phần hạt ăn được nằm ở bên trong cây sen. Hạt sen đóng một có vai trò quan trọng trong ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam. Hạt sen tồn tại ở 2 dạng đó là hạt sen tươihạt sen khô. Công dụng của sen tươi và sen khô là hoàn toàn như nhau. Chúng chỉ khác quá trình sơ chế mà thôi. Tuy nhiên, hạt sen tươi ăn vẫn ngon hơn, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với sen khô. 

hat-sen-ky-voi-thuc-pham-nao-ban-co-biet-khong

Tại Việt Nam, cây sen được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước. Và sen cũng được ứng dụng trong làm đẹp, ẩm thực cũng như bài thuốc trị bệnh. Cuối tháng 4 âm lịch cho đến đầu tháng 7 âm lịch chính là thời điểm chính vụ thu hoạch đài sen và cũng là mùa duy nhất trong năm của sen.

Hạt sen có hàm lượng magie, photpho, kali, protein dồi dào và không chứa cholesterol. Hạt sen được xem là một nguyên liệu, dược liệu tốt điều trị: chứng mất ngủ, suy ngược thần kinh, ăn không ngon,…

Đừng bỏ lỡ: Giá hạt sen sấy khô ăn liền bao nhiêu tiền 1kg?

Thành phần dinh dưỡng trong hạt sen

Xét về mặt dinh dưỡng, hạt sen cũng không hề thua kém các loại hạt khô họ đậu như: đậu đỏ, đậu đen, đậu ngự, đậu trắng, đậu xanh,… Đôi khi, thành phần dinh dưỡng trong hạt sen còn nhỉn hơn hẳn. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr hạt sen cung cấp giá trị dinh dưỡng như:

  • 88 calo
  • 0.5gr lipid
  • 0.1gr chất béo bão hòa
  • 0mg cholesterol
  • 1mg natri
  • 367mg kali
  • 17gr carbonhydrate
  • 4.1gr protein
  • 0mg vitamin C
  • 1mg sắt
  • 0.2mg vitamin B6
  • 56mg magie
  • 44mg canxi

Đó chính là những thành phần dinh dưỡng có trong hạt sen. Đây đều là những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Công dụng của hạt sen

Với một loại thành phần giá trị dinh dưỡng trong hạt sen vừa được liệt kê ở bên trên. Việc bổ sung hạt sen vào thực đơn ăn uống của bạn là điều cần thiết. Bổ sung hạt sen vào chế độ ăn uống của bạn sẽ mang tới công dụng như:

  • Điều trị bệnh lẫn, trí nhớ kém ở người già, người cao tuổi
  • Kháng viêm, chống viêm tuyến tiền liệt
  • Chữa mụn trứng cá, làm trắng sáng da, sạch bã nhờn
  • Ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư (đặc biệt là ung thư phổi)
  • Điều trị mất ngủ, giúp ngủ ngon, sâu giấc, đầu óc thư thái, minh mẫn
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Ngăn ngừa, làm chậm quá trình lão hóa da
  • Dưỡng thai, an thai cho mẹ bầu
  • Giảm mỡ máu cao, trị gan nhiễm mỡ
  • Cải thiện vị giác, giúp ăn uống ngon miệng
  • Cầm máu, ngăn ngừa máu chảy ồ ạt

Hạt sen chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng có lợi ho sức khỏe. Dễ hiểu khi hạt sen cũng rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Vậy, hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Đây mới chính là câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải biết để phòng tránh những tại họa bất ngờ ập tới bản thân mình và người thân xung quanh. Bạn theo chân tôi cùng nhau tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 8 lợi ích sức khỏe dành cho bà bầu ăn hạt sen khi mang thai

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào?

Hạt sen kỵ thịt rùa, thịt baba

Danh sách hạt sen kỵ với thực phẩm nào đầu tiên chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là thịt rùa và thịt baba. Ai cũng biết, thịt rùa và thịt baba là những món ăn lạ miệng, đắt tiền, ngon và chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho người ăn. Nhưng nhiều người lại không hề hay biết được rằng, sự kết hợp giữa thịt rùa, thịt baba cùng hạt sen khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng.

hat-sen-ky-voi-thit-rua

  • Theo y học cổ truyền, hạt sen có tính bình, vị ngọt, tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần. Thịt rùa, thịt ba ba có tính hàn, vị ngọt, tác dụng bổ thận, tráng dương. Khi kết hợp hạt sen với thịt baba cùng lúc, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như: lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng,…

Vậy nên, nếu không muốn làm bạn cùng với nhà vệ sinh. Bạn không nên kết hợp hạt sen cùng thịt rùa hay thịt baba nhé.

Đừng bỏ lỡ: Gà hầm hạt sen táo đỏ – Bí quyết nấu món ngon bổ dưỡng này

Hạt sen kỵ thực phẩm nào? Hạt sen kỵ thịt cua, ghẹ

Hạt sen có tính bình, vị ngọt, có tác dụng an thần, dưỡng tâm. Cua và ghẹ là những thực phẩm có tính hàn rất mạnh. Và tất nhiên, tính bình sẽ kỵ tính hàn mạnh. Do đó, hạt sen kỵ với thịt cua, ghẹ. 

hat-sen-ky-voi-thit-cua-thit-ghe

Khi sử dụng thịt cua, ghẹ cùng với hạt sen, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Lạnh bụng, tiêu chảy cấp, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, mất nước,…
  • Ngoài ra, hạt sen chứa tanin. Chất này có thể gây kết tủa với Protein trong thịt cua, thịt ghẹ, gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.

Thay vào đó, để có những món ăn ngon, ấm áp, bổ dưỡng cơ thể. Bạn hãy kết hợp hạt sen cùng gà ác, móng giò heo,… nhé.

Hạt sen kỵ thực phẩm có tính hàn

Dánh sách hạt sen kỵ với thực phẩm nào cuối cùng mà bạn hết sức lưu tâm đó chính là những thực phẩm có tính hàn mạnh. Một số thực phẩm có tính hàn mạnh mà bạn nên tránh như: Thịt vịt, thịt mèo, thịt thỏ, rau sam, mướp đắng, dưa chuột, nước dừa, sữa đậu nành.

hat-sen-ky-thuc-pham-co-tinh-han-manh

Hạt sen có tính bình. Những thực phẩm này có tính hàn mạnh. Khi kết hợp tính bình cùng tính hàn, chúng “xung khắc” nhau và tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa của bạn. Dấu hiệu điển hình rõ nhất đó chính: tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, chóng mặt, nôn ói.

Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Đối tượng nào không nên sử dụng hạt sen kẻo “ngộ độc chết người”?

Người mắc chứng rối loạn tiêu hóa

Hạt sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận. Tuy nhiên, trong hạt sen chứa lượng tinh bột, chất xơ và các loại Vitamin rất lớn. Những người mắc hội chứng kích thích ruột, hay hội chứng kém tiêu hoá, cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ những chất dinh dưỡng này. Điều này khiến tình trạng rối loạn tiêu hoá trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạt sen sẽ gây ra các triệu chứng với người rối loạn tiêu hoá như:

  • Táo bón
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Buôn nôn, nôn ói

Với những người đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hạt sen.

Hạt sen kỵ gì? Kỵ người mắc bệnh tim mạch

Hạt sen cũng rất kỵ với ai mắc bệnh tim mạch. Trong tâm sen có chứa hàm lượng độc tính Alkaloid rất cao và chúng có thể tác động trực tiếp tới tim mạch. Chất này sẽ gây ra co thắt cơ tim, dẫn đến nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là ngừng tim. 

Do đó, người mắc bệnh tim mạch nên loại bỏ tâm sen khi muốn sử dụng hạt sen. Nếu dùng hạt sen còn nguyên tâm sen, có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, nguy hiểm hơn là tử vong.

Nếu muốn sử dụng tâm sen làm thuốc, cần khử độc tố trước khi sử dụng. Khử độc tâm sen bằng cách:

  • Sao tâm sen ngả vàng với lửa nhỏ để chảy hết độc tố.

Xem thêm: TOP 4+ hạt khô họ đậu tốt cho tim mạch đáng đồng tiền

Người bị mất ngủ

Nhiều người cho rằng, trị mất ngủ bằng hạt sen mang đến hiệu quả rất lớn. Nhưng đây hoàn toàn là một sai lầm lớn. Thực tế, hạt sen không có tác dụng an thần, trị mất ngủ nếu như bạn không biết sử dụng đúng cách. 

Trong hạt sen, thành phần chiếm vị trị quan trọng trong việc trị mất ngủ, an thần đó chính là tâm sen, được tách ra từ búp hạt. Vậy nên, việc sử dụng hạt sen trong việc trị chứng mất ngủ là điều bạn không nên áp dụng. Nếu sử dụng tâm sen quá nhiều, có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, thậm chí là ngủ gà ngủ gật trong ngày. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ ban đêm.

Hạt sen kỵ gì? Kỵ trẻ nhỏ, trẻ biếng ăn

Mặc dù, hạt sen chứa rất nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng và công dụng có lợi cho sức khoẻ. Nhưng trẻ em, trẻ biếng ăn chính là đối tượng được khuyến cáo không nên tiêu thụ quá lớn hạt sen. Nguyên nhân là vì:

  • Trong khi đó, hạt sen lại là thực phẩm giàu chất xơ, kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Phía bên kia, hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện hết, rất nhạy cảm, và non nớt. Việc bắt hệ tiêu hóa căng mình hoạt động, đào thải cặn bã ra bên ngoài sẽ làm hệ tiêu hóa bị tổn thương. Trẻ nhỏ sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu chảy cấp, mệt mỏi, mất nước,…

Vậy nên, với đối tượng trẻ nhỏ, trẻ biếng ăn, mẹ hãy chỉ nên sử dụng khoảng 20 – 30gr hạt sen khi chế biến thôi nhé.

Tóm lại, hạt sen là một loại hạt ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý không nên ăn hạt sen quá nhiều và đối tượng nên tránh khi ăn hạt sen.

Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi hạt sen kỵ với thực phẩm nàoNông sản khô mình muốn gửi gắm tới quý bạn đọc. Đặc biệt, qua bài chia sẻ này, chị em nội trợ cần phải đọc để kết hợp hạt sen đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh. Hy vọng rằng, với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong chế biến hạt sen đúng cách, tránh những rủi do nhất định tới sức khỏe. Chúc bạn thành công và có thật nhiều món ngon từ hạt sen.

Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vô vàn tin tức mẹo bếp hay khác tại: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share: