Sợ mua rau ngót ngoài chợ không an toàn, hôm nay mình xin chia sẻ tới bạn cách trồng rau ngót sạch tại nhà thu hái mỏi tay, cùng tham khảo bạn nhé. Rau ngót là một loại rau rất quen thuộc đối với mọi chị em nội trợ. Chính vì rau ngót quen thuộc, phổ thông nên rất nhiều người trồng rau vì mục đích kinh tế nên đã sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình gieo trồng để mau thu hoạch. Chính điều này sẽ tiềm ẩn cực kì nhiều rủi do nguy hiểm tới sức khỏe con người. Để gia đình mình có được những bữa ăn chất lượng, dinh dưỡng hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ dưới đây của Nông sản khô về cách trồng rau ngót sạch cực đơn giản dưới đây.
1. Cách trồng rau ngót tại nhà cần lưu ý điều gì?
Khi trồng rau ngót tại nhà, có một số điều cần lưu ý dưới đây để đảm bảo cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:
- Chọn vị trí trồng rau: Rau ngót cần nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp. Vậy nên, bạn hãy chọn một khu vực (hoặc vị trí) trong nhà có nguồn ánh sáng tốt
- Chọn dụng cụ trồng rau: Rau ngót có hệ rễ nhỏ nên chúng có thể được trồng ở rất nhiều nơi. Bạn có thể trồng chúng ở nơi có nguồn đất thịt tơi xốp, đất nhiều mùn. Nếu trồng tại nhà, bạn có thể trồng rau ngót trong thùng xốp, chậu nhựa,…
- Chọn đất và phân bón: Hãy sử dụng nguồn đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và chứa nhiều phân hữu cơ. Bạn có thể bổ sung phân bón cho đất trước khi gieo trồng
- Giống và hạt giống: Hãy chọn giống rau ngót chất lượng từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy
- Chăm sóc: Đảm bảo rau ngót nhận đủ nước và ánh sáng. Tưới nước đều đặn cho cây, tránh để đất khô cằn cỗi. Kiểm tra rau thường xuyên để xử lý sâu bệnh
- Thu hoạch: Rau ngót có thể thu hoạch sau 45 – 60 ngày.
Lưu ý rằng, các yếu tố thời tiết, khí hậu và điều kiện trồng cũng ảnh hưởng tới năng suất và sự phát triển của rau ngót. Cùng tìm hiểu chi tiết kỹ thuật trồng rau ngót dưới đây nhé.
Xem thêm: Tháng 4 trồng rau gì ở miền Bắc? TOP 5+ loại rau trồng tháng 4?
2. Cách trồng rau ngót bằng hạt tỷ lệ nảy mầm cực cao?
2.1 Làm đất trồng rau ngót
Nếu nhà bạn có một khu đất trống, bạn có thể trồng rau ngót tại đó. Còn nếu không có khu đất trống, bạn có thể trồng rau ngót tại thùng xốp hoặc chậu nhựa ngay trên ban công hoặc sân thượng trong ngôi nhà mình. Dù gieo trồng ở bất cứ nơi đâu, khâu làm đất chính là quan trọng nhất. Để trồng rau ngót bằng hạt, bạn cần làm đất như sau:
- Hãy chọn nguồn đất thịt tơi xốp, đất nhiều mùn và đất có độ ẩm tốt
- Cào xới đất thật tơi xốp. Bón lót đất với phân chuồng động vật, phân đạm, phân lân, phân kali để bổ sung dinh dưỡng cho đất
- Nếu trồng cây trong thùng xốp, chậu nhựa,… bạn hãy khoét các lỗ tròn xung quanh thùng
- Múc đất vừa đánh tơi xốp vào trong thùng xốp
- Rắc một lớp vôi bột trắng lên trên bề mặt đất gieo trồng và để đất nghỉ khoảng 2 – 3 ngày
2.2 Ngâm và ủ hạt giống rau ngót
Rau ngót thường được gieo trồng vào 2 vụ chính trong một năm. Đó là vụ Xuân (từ tháng 2 – 4), vụ Thu (từ tháng 8 – 9). Đây chính là 2 vụ chính của rau ngót mà khi trồng bạn sẽ giảm thiểu thời gian chăm sóc rất nhiều.
Dù trồng vào vụ nào đi nữa, bạn cũng cần phải ngâm và ủ hạt giống rau ngót theo các bước sau:
- Trước giờ gieo hạt, cần ngâm hạt giống rau ngót với nước ấm 75 độ C. Tỷ lệ ngâm là 2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 2 – 4 tiếng đồng hồ
- Hạt giống rau ngót ngâm đủ thời gian. Bạn vớt hạt giống lên, rửa hạt giống với nước sạch
- Ủ hạt giống vào trong một chiếc khăn xô sạch khoảng 2 ngày để hạt bắt đầu nứt lanh
2.3 Gieo hạt giống rau ngót
Hạt giống rau ngót sau khi đã được ngâm và ủ đủ thời gian. Việc tiếp theo bạn cần làm đó là hãy tiến hành gieo hạt giống rau ngót xuống lớp đất thịt bạn vừa làm ở bước trên.
- Gieo hạt giống rau ngót trực tiếp xuống bề mặt đất bạn vừa hoàn thiện
- Khoảng cách gieo giữa các hạt là 2 – 5cm
- Hạt giống đã được gieo xuống đất, rải thuốc trừ côn trùng chuyên dụng để phòng ngừa kiến, dế, mối,… ăn hạt
- Rải một lớp rơm rạ khoảng 2cm lên bề mặt của lớp đất trồng để duy trì độ ẩm
- Cuối cùng, tươi nhẹ nước lên lớp bề mặt rơm rạ. Rơm rạ có nhiệm vụ duy trì độ ẩm cho đất để kích thích hạt nhanh nảy mầm
- Khoảng 5 – 7 ngày, cây bắt đầu nhú mầm non lên khỏi bề mặt đất
- Tạo bóng râm cho cây con để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm cây con bị chết
Lưu ý: Trong quá trình gieo hạt đến lúc cây nhú mầm non lên khỏi mặt đất. Bạn hãy thường xuyên bổ sung nước cho hạt giống khoảng 2 ngày/lần (sáng – chiều).
2.4 Chăm sóc rau ngót
Tưới nước:
- Rau ngót rất ưa ẩm để phát triển. Bạn cần phải bổ sung nước thường xuyên trong suốt quá trình gieo trồng
- Mùa khô, tưới nước đều đặn 2 ngày/lần. Tưới vào sáng sớm, chiều râm mát. Tránh tưới vào giữa trưa nắng to
- Mùa mưa, chỉ tưới duy nhất 1 lần/ngày
Lưu ý: Vào mùa mưa, bạn cần có phương án che đậy kín để tránh mưa làm đất bị ngập trũng, chết cây. Hoặc bạn đặt cây ở nơi không bị hứng chịu nhiều mưa
Bón phân:
- Sau trồng được 10 ngày, bón phân đợt 1 bằng phần hữu cơ với liều lượng 20 – 30gr/m2
- Khoảng 20 – 25 ngày, tiếp tục bón phân đợt 2 với liều lượng giống đợt 1
- Khoảng 30 – 40 ngày, tiếp tục bón phân đợt 3 với liều lượng giống đợt 2
- Khoảng 40 – 50 ngày, tiếp tục bón phân đợt 4 với liều lượng giống đợt 3
Làm cỏ dại:
- Trong quá trình gieo trồng, bạn thường xuyên phải làm sạch cỏ dại, tạo không khí thoáng đãng cho cây phát triển tốt
Phòng sâu bệnh phá hoại:
- Rau ngót có sức sống rất mãnh liệt, nếu thấy sâu ăn lá, tiêu diệt bằng phương pháp thủ công
- Phun dung dịch tỏi, ớt, gừng trực tiếp lên cây trồng với liều lượng 5 – 7ml/1 lít nước. Thực hiện 2 – 3 tuần
Lưu ý: Trước ngày thu hoạch tầm 7 ngày, bạn tuyệt đối không được phép phun thuốc trừ sâu nhé.
2.5 Thu hoạch rau ngót
- Rau ngót trồng được 2 tháng, cây có nhiều cành và có độ cao 40 – 50cm là bạn có thể thu hoạch được
- Dùng kéo cắt ngang các nhánh cây trên cây rau ngót để cây tiếp tục ra nhánh non mới
- Tiếp tục bổ sung phân bón, khoảng 15 – 20 ngày, cây ra lá non mới là bạn tiếp tục thu hoạch được. Tránh thu hoạch muộn, lá già ăn dai
Một vụ gieo trồng rau ngót, bạn có thể ăn được 5 – 7 vụ với năng suất rất lớn. Rau ngót là một loại cây thân gỗ, nếu bạn không muốn trồng rau ngót, bạn hãy chặt lấy phần gốc cất đi, bảo quản, trồng vụ mới để tiết kiệm chi phí mua hạt giống.
Xem thêm: TOP 2+ cách nhặt rau ngót đơn giản, nhanh gọn, không đau tay
3. Cách trồng rau ngót bằng cành tiết kiệm chi phí?
3.1 Làm đất trồng rau ngót
Nếu nhà bạn có một khu đất trống, bạn có thể trồng rau ngót tại đó. Còn nếu không có khu đất trống, bạn có thể trồng rau ngót tại thùng xốp hoặc chậu nhựa ngay trên ban công hoặc sân thượng trong ngôi nhà mình. Dù gieo trồng ở bất cứ nơi đâu, khâu làm đất chính là quan trọng nhất. Để trồng rau ngót bằng hạt, bạn cần làm đất như sau:
- Hãy chọn nguồn đất thịt tơi xốp, đất nhiều mùn và đất có độ ẩm tốt
- Cào xới đất thật tơi xốp. Bón lót đất với phân chuồng động vật, phân đạm, phân lân, phân kali để bổ sung dinh dưỡng cho đất
- Nếu trồng cây trong thùng xốp, chậu nhựa,… bạn hãy khoét các lỗ tròn xung quanh thùng
- Múc đất vừa đánh tơi xốp vào trong thùng xốp
- Rắc một lớp vôi bột trắng lên trên bề mặt đất gieo trồng và để đất nghỉ khoảng 2 – 3 ngày
3.2 Tiến hành trồng rau ngót
Khác với kỹ thuật trồng rau ngót bằng hạt giống. Phương pháp trồng rau ngót bằng cành sẽ tiết kiệm tối đa rất nhiều thời gian. Bạn sẽ bỏ qua bước ngâm và ủ hạt giống. Phương pháp làm như sau:
- Chọn những cành rau ngót khỏe mạnh, độ cứng tốt, uốn cong nhưng không bị gãy
- Chặt rau ngót thành từng khúc với độ dài khoảng 20 – 25cm
- Sử dụng dầm, xới đất thành các lỗ có độ sâu 10 – 15cm, các rãnh rộng 20 – 25cm
- Cắm từng cành rau ngót vào những lỗ sâu vừa đào trên bề mặt đất
- Sau khi cành đã được cắm hết, tưới nước trực tiếp để bổ sung độ ẩm cho đất
3.3 Chăm sóc rau ngót
Tưới nước:
- Rau ngót rất ưa ẩm để phát triển. Bạn cần phải bổ sung nước thường xuyên trong suốt quá trình gieo trồng
- Mùa khô, tưới nước đều đặn 2 ngày/lần. Tưới vào sáng sớm, chiều râm mát. Tránh tưới vào giữa trưa nắng to
- Mùa mưa, chỉ tưới duy nhất 1 lần/ngày
Lưu ý: Vào mùa mưa, bạn cần có phương án che đậy kín để tránh mưa làm đất bị ngập trũng, chết cây. Hoặc bạn đặt cây ở nơi không bị hứng chịu nhiều mưa
Bón phân:
- Sau trồng được 10 ngày, bón phân đợt 1 bằng phần hữu cơ với liều lượng 20 – 30gr/m2
- Khoảng 20 – 25 ngày, tiếp tục bón phân đợt 2 với liều lượng giống đợt 1
- Khoảng 30 – 40 ngày, tiếp tục bón phân đợt 3 với liều lượng giống đợt 2
- Khoảng 40 – 50 ngày, tiếp tục bón phân đợt 4 với liều lượng giống đợt 3
Làm cỏ dại:
- Trong quá trình gieo trồng, bạn thường xuyên phải làm sạch cỏ dại, tạo không khí thoáng đãng cho cây phát triển tốt
Phòng sâu bệnh phá hoại:
- Rau ngót có sức sống rất mãnh liệt, nếu thấy sâu ăn lá, tiêu diệt bằng phương pháp thủ công
- Phun dung dịch tỏi, ớt, gừng trực tiếp lên cây trồng với liều lượng 5 – 7ml/1 lít nước. Thực hiện 2 – 3 tuần
Lưu ý: Trước ngày thu hoạch tầm 7 ngày, bạn tuyệt đối không được phép phun thuốc trừ sâu nhé.
3.4 Thu hoạch rau ngót
- Rau ngót trồng được 2 tháng, cây có nhiều cành và có độ cao 40 – 50cm là bạn có thể thu hoạch được
- Dùng kéo cắt ngang các nhánh cây trên cây rau ngót để cây tiếp tục ra nhánh non mới
- Tiếp tục bổ sung phân bón, khoảng 15 – 20 ngày, cây ra lá non mới là bạn tiếp tục thu hoạch được. Tránh thu hoạch muộn, lá già ăn dai
Một vụ gieo trồng rau ngót, bạn có thể ăn được 5 – 7 vụ với năng suất rất lớn.
Xem thêm: 2+ cách trồng cần tây tại nhà đơn giản sớm “gặt trái bùi”
4. Kết luận
Trên đây chính là bài viết chia sẻ chi tiết 2 cách trồng rau ngót sạch tại nhà đơn giản thu hái mỏi tay mà Nông sản khô đã chia sẻ cho chị em. Cả 2 kỹ thuật trồng rau ngót này đều rất đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Bạn hoàn toàn có thể trồng rau ngót tại ban công, trên sân thượng, nơi có nhiều ánh sáng cho cây phát triển. Việc trồng rau ngót tại nhà tuy hơi mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng bù lại bạn sẽ không phải lo sợ về chất lượng rau kém hay những vấn đề rau mua ngoài chợ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Chúc bạn luôn luôn thành công nha!!!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình. Liên hệ đặt mua hạt giống rau ngót tỷ lệ nảy mầm cao qua Hotline: 1900 986865 bạn nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại hạt giống cây trồng khác tại: https://thucphamkho.vn/do-kho/
Xem trực tiếp các loại hạt giống rau sạch khác tại đây:
- Cs1: Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
- Cs2: A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Cs3: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp HCM
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều tin tức được chúng tôi cập nhật hàng giờ tại đây: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/