Kỷ tử kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “mất mạng như chơi”?

ky-tu-ky-gi

Kỷ tử là một loại dược liệu quý với rất nhiều ứng dụng trong sức khỏe, ẩm thực nổi tiếng được nhiều người biết tới. Nhưng kỷ tử kỵ gì? Đây lại là một câu hỏi khó không phải ai cũng biết chính xác đáp án. Bên cạnh những công dụng nổi trội, kỳ tử vẫn tồn tại một số mặt tiêu cực nguy hiểm tới tính mạng người dùng mà không phải ai cũng biết. Và hôm nay, bài viết dưới đây của Nông sản khô sẽ giải đáp cặn kẽ câu hỏi kỷ tử kỵ gì nhé.

Kỷ tử là gì?

Kỷ tử hay còn được biết với tên gọi khác là củ khởi, củ khỉ, cẩu kỷ là một loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà. Cây kỷ tử thường được trồng để làm thuốc ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, và Yên Bái. Quê hương của loài cây này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua các thế hệ ở các nước Châu Á.

Kỷ tử là một trái cây quả mọng, có hình trứng và thuôn dài. Khi chín, quả chuyển dần sang màu đỏ sẫm, kích thước khoảng 0.5 – 2cm, thịt quả mềm. Thời gian thu hoạch kỷ tử là khoảng tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Bởi vì đây chính là quãng “thời gian vàng” khi trái chín và cung cấp nhiều dược chất tốt nhất.

ky-tu-ky-gi-ban-co-biet-khong

Để có thể dễ dàng sử dụng và bảo quản kỷ từ với thời gian dài, người dân sau khi thu hái kỷ tử tươi thường đem phơi khô kỷ tử dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian phơi khô mất khoảng 4 – 5 ngày. Kỷ tử chứa rất nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng có lợi. Cách sử dụng loại dược liệu này cũng rất đơn giản. Kỷ tử có thể dùng để ăn sống, nấu chín, pha trà hay ngâm rượu uống.

Hiện nay, trên thị trường đang có bầy bán 2 loại kỷ tử là: Câu kỷ tử (kỷ tử đỏ) và Hắc kỷ tử (kỷ tử đen). Tới với thương hiệu Dũng Hà, bạn sẽ có thể mua câu kỷ tử và hắc kỷ tử chất lượng, giá cực kỳ tốt.

Đừng bỏ lỡ: Câu kỷ tử ngâm rượu tốt như nào với sức khỏe người dùng?

Công dụng kỷ tử đỏ?

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr kỷ tử cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 5.7gr chất béo
  • 1.1gr chất béo bão hòa
  • 10.6gr protein
  • 21gr carbohydrate
  • 17.3gr đường
  • 24mg natri
  • 112.5.mg canxi
  • 8.42mg sắt
  • 306mg vitamin C
  • 7.38mg beta-carotene
  • 8.48mg amino acid
  • 0.15mg vitamin B1
  • 46.5mg polysaccharide

Đó là toàn bộ dinh dưỡng trong kỷ tử. Công dụng kỷ tử đỏ có thể kể tới như:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng tránh vi khuẩn gây bệnh
  • Ức chế lăng đọng lipid gan, bảo vệ chức năng gan, đẩy nhanh tố độ tái sinh tế bào gan
  • Ức chế sự phát triển, hình thành và lây lan của tế bào ung thư
  • Làm chậm sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản
  • Hạ đường huyết tốt
  • Trẻ hoá và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể
  • Làm nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương
  • Điều trị chóng mắt, hoa mắt, đau thắt lưng, di tinh

Vậy kỷ tử kỵ gì? Đây mới là câu hỏi chính mà thực sự rất nhiều người quan tâm. Bạn hãy theo chân tôi cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Kỷ tử kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “mất mạng như chơi”?

Kỷ tử kỵ trà xanh

Kỷ tử kỵ gì đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua đó chính là nước trà xanh. Kỷ tử và trà xanh đều là những thực phẩm bổ dưỡng, có rất nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này lại cùng nhau, có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:

  • Kỷ tử là trái quả mọng, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Bao gồm: Vitamin A, C, E, sắt, kẽm,… Kỷ tử có tác dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, ngăn ngừa lão hóa,… Trà xanh được làm từ lá trà tươi, chưa qua quá trình oxy hóa. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Trong khi đó, kỷ tử và trà xanh đều chứa chất Tannin. Khi hai chất Tanin này kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp chất Tannalbin. Tannalbin là một chất có tác dụng gây táo bón, khó tiêu hóa, giảm hấp thu chất dinh dưỡng.

ky-tu-ky-tra-xanh

Do đó, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bụng không ậm ạch, bạn không nên pha lẫn kỷ tử với trà xanh và uống nhé. Nếu muốn sử dụng cả 2 thực phẩm này, bạn hãy dùng cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Đừng bỏ lỡ: Pha trà kỷ tử thơm ngon, nhiều dinh dưỡng tại nhà

Kỷ tử kỵ gì? Kỷ tử kỵ thực phẩm giàu axit oxalic

Axit Oxalic là một loại axit có thể kết hợp với các khoáng chất có trong kỷ tử, tạo thành các tinh thể không hòa tan. Những tinh thể này có thể tích tụ lâu ngày trong thận, tạo thành những viên sỏi thận gây đau tức, khó chịu.

Các thực phẩm giàu axit oxalic như: cải bina, cà chua, củ cải đường, sắn, rau diếp, măng tây, cải xoong, khoai tây, cà tím,… Khi kết hợp kỷ tử cùng những thực phẩm này, nguy cơ hình thành sỏi thận sẽ tăng rất cao.

ky-tu-ky-thuc-pham-giau-oxalat

Ngoài ra, axit oxalic cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Kỷ tử lại là một nguồn cung cấp sắt dồi dào. Do đó, kết hợp kỷ tử cùng thực phẩm giàu tính axit oxalic sẽ làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt của kỷ tử.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng những thực phẩm này cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Kỷ tử kỵ thực phẩm giàu Vitamin C

Kỷ tử kỵ gì cuối cùng chắc chắn bạn hết sức lưu tâm đó là những thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do gây hại. Tuy nhiên, vitamin C cũng có thể làm tăng tính axit trong dạ dày, khiến các chất Tanin trong kỷ tử dễ kết hợp lại cùng nhau. Điều này có thể gây ra táo bón, tiêu chảy, khó tiêu hóa.

ky-tu-ky-thuc-pham-giau-vitamin-c

Các loại thực phẩm giàu Vitamin C gồm:

  • Trái cây họ cam quýt: cam, quýt, chanh, bưởi,…
  • Trái cây quả mọng: dâu tây, mâm xôi, việt quất,…
  • Rau xanh lá: rau bina, cải xoăn, cải kale,…

Khi kết hợp kỷ tử cùng những thực phẩm kể trên đây, bạn sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu hóa
  • Buồn nôn và nôn

2 lưu ý khi dùng kỷ tử không tổn hại nguy hiểm tới tính mạng?

Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?

Câu trả lời là CÓ. Táo đỏ và kỷ tử là 2 loại thảo dược có nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu với sức khỏe. Khi kết hợp 2 loại thảo dược này lại cùng nhau, chúng sẽ tạo ra những món ăn, thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Một số lợi ích khi uống nước táo đỏ kỷ tử có thể kể như:

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch, ngừa bệnh tim như: đau tim, đột quỵ,…
  • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, phòng cho vi khuẩn gây bệnh tấn công
  • Cải thiện trí nhớ, tăng khả năng ghi nhớ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tổn thương
  • Giảm Stress, giảm căng thẳng, giúp thư giãn cơ thể
  • Chống lão hóa, bảo vệ da khỏi gốc tự do gây hại, giúp trẻ hóa làn da, trị nám, tàn nhang,…

Lượng nước táo đỏ kỷ tử tốt nhất nên uống mỗi ngày gồm:

  • Người trưởng thành khỏe mạnh: Nên uống khoảng 200 – 300ml/ngày.
  • Người cao tuổi: Nên uống khoảng 150 – 200ml/ngày.
  • Người mắc bệnh lý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Uống táo đỏ kỷ tử có nóng không?

Theo y học cổ truyền, táo đỏ và kỷ tử đều là thảo dược có tình bình, không gây nóng. Vì vậy, uống táo đỏ kỷ tử không nóng

  • Táo đỏ có vị ngọt, tính bình, đi vào 2 kinh tỳ và vị
  • Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, đi vào 2 kinh can và thận

Khi kết hợp táo đỏ và kỷ tử cùng nhau, chúng sẽ tạo ra một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng. Thức uống này có tác dụng bồi bổ sức khỏe cơ thể, giải độc, mát gan, không gây nóng trong.

Tuy nhiên, với người cơ địa nóng trong, khó tiêu hóa, thì không nên uống táo đỏ kỷ tử.

Tạm kết

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc câu hỏi kỷ tử kỵ gìNông sản khô mình đã chia sẻ chi tiết tới quý bạn đọc. Mặc dù kỷ tử rất tốt, dễ kết hợp với các nguyên liệu thảo dược khác để mang tới những món ăn, thức uống tẩm bổ cho sức khỏe thì đâu đó vẫn tồn tại một số mặt nguy hiểm rình rập không phải ai cũng biết. Hy vọng rằng, thông qua bài chia sẻ trên đây, quý bạn đọc sẽ có cho mình cái nhìn nhận chi tiết nhất về kỷ tử.

Các bạn cũng đừng quên ghé tiệm đồ khô của mình để mua kỷ tử chất lượng, với mức giá tốt nhất nhé.

Ngoài ra, bạn có thể Like Fanpage của mình: https://www.facebook.com/dokhodungha để cập nhật các chương trình khuyến mãi hàng tuần một cách nhanh chóng nhất nha.

Share: