Nhắc đến mầm đá, chắc hẳn nhiều người còn đang bỡ ngỡ. Mầm đá là cái tên có trong truyện cổ tích Trạng Quỳnh, không ngờ ngoài đời cũng có thật luôn. Cái tên của loại thực phẩm này thậm chí còn được mệnh danh là mỹ thực nhân gian. Nó có cứng không? Đá thì làm sao mà ăn được? Hãy tham khảo bài viết “Rau mầm đá – Một loại thực phẩm quý hiếm“ của thucphamkho.vn để hiểu rõ hơn về mầm đá nhé! Thật ra, mầm đá chính là một loại rau đặc sản nổi tiếng ở Sapa.
Đây là một loại rau hiếm. Chỉ xuất hiện ở một số nơi chứ không được bán phổ biến trên thị trường. Mùa của rau mầm đá là vào dịp cuối năm, thời tiết lạnh. Tầm tháng 11 đến tháng 3 năm sau âm lịch là thời điểm mầm đá mọc và phát triển tốt. Rau mầm đá phát triển ở miền núi cao. Vậy nên cũng khó thu hoạch. Điều đó lại càng làm tăng giá trị của rau mầm đá hơn.
Mặc dù không phổ thông, được ít người biết đến nhưng nếu đã thưởng thức một lần thì tôi tin chắc bạn sẽ không quên được hương vị của món rau này.
Đặc điểm của rau mầm đá là rau. Làm thế nào để nhận biết rau mầm đá?
Mầm đá là gì?
Chính vì là món ăn hiếm có chỉ xuất hiện ở Sapa. Vậy nên các du khách khi đặt chân đến Sapa đều có mong muốn được một lần thưởng thức. Ai cũng mê tít món ăn này, săn lùng cho bằng được. Nhưng hãy lưu ý nếu muốn thưởng thức thì hãy đến Sapa vào mùa của mâm đá. Không chỉ khách du lịch mê, rau mầm đá còn là món ăn nhậu cực bén. Được dân nhậu yêu thích, không thể nào bỏ qua món ngon đặc sản này.
Trong truyện cổ tích Trạng Quỳnh, mầm đá được sử dụng làm món ăn giúp vua cải thiện tinh thần bất an, đau nhức xương khớp. Món ăn này được mệnh danh là món ăn dành cho vua.Tuy nhiên, hiện nay thì tất cả mọi người đều có thể thưởng thức món ăn này.
Đây là món ăn có sẵn trong tự nhiên được người dân miền núi sử dụng để cải thiện sức khỏe. Vẻ bề ngoài của ray này khá giống với cải ngồng. Nhưng thật ra nó ngon hơn, ngọt hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Tên mầm đá có từ đâu ?
Cái tên gọi khá độc đáo, nhiều người khi nghe đến đều thấy lạ lẫm, nghi ngờ không biết có ăn được hơn. Tại sao lại đặt tên là mầm đá? Có họ hàng với sỏi đá không? Thật ra, khác với cái tên mỹ miều đó, loại rau này giống như búp măng tre, xanh tươi và mềm ngọt. Trời càng lạnh thì mầm đá lại càng ngon ngọt. Loài rau này thích nghi cực tốt với vùng khí hậu lạnh.
Rau mầm đá không hề cứng như cái tên, khi chế biến nó trở nên mềm và ngọt. Vì vậy, khi chế biến, người ta chỉ nấu đến độ vừa chín, để giữ nguyên độ ngọt và dưỡng chất của rau. Khi chế biến xong, rau rất mềm và xanh, nhìn chỉ muốn ăn ngay.
Xem thêm: Giống măng tây Mỹ tại Việt Nam
Mầm đá có những công dụng gì? Có nên ăn mầm đá không?
Ngoài đặc điểm là một loại thực phẩm quý hiếm nhưng ngon, có nhiều dinh dưỡng. Trước đây, rau mầm đá còn được dùng như một loại thảo dược để chữa bệnh. Các bài thuốc dân gian đều có sự góp mặt của rau mầm đá.
Tác dụng giải rượu, bồi bổ cơ thể của rau mầm đá
Rau mầm đá là một loại rau thuộc nhóm rau có chất lên men tự nhiên. Trong mầm đá có các chất giúp cơ thể sản sinh ra các chất tự nhiên. Có tác dụng giúp cho cơ thể tăng cao sức đề kháng. Nhờ vào lượng men tự nhiên này mà cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, có sức sống hơn, cơ thể dẻo dai hơn.
Ngoài ra, mầm đá còn có khả năng phòng một số bệnh nhẹ như cảm cúm, giảm cholesterol, giải rượu. Rau mầm đá cũng thích hợp cho những người lao động nặng nhọc thường xuyên. Người dân ở vùng núi cao dùng món ăn từ mầm đá như thần dược để cải thiện sức khỏe của mình.
Mầm đá rất tốt cho xương khớp
Trạng Quỳnh là người phát minh ra bài thuốc cải thiện bệnh đau xương khớp. Nó được lưu truyền đến tận bây giờ. Vào mùa đông, tinh thần nhà vua không được thoải mái, xương khớp đau nhức. Trạng Quỳnh đã chạy đi khắp nơi để tìm bài thuốc chữa hiệu quả. Và ông đã tìm ra món ăn từ mầm đá giúp cho nhà vua khỏe mạnh hơn.
Tác dụng làm đẹp từ mầm đá
Theo các chuyên gia, trong loại rau này chứa rất nhiều vitamin C và E. Vậy nên, mầm đá rất tốt cho cải thiện làn da. Hàm lượng nước dồi dào trong mầm đá có khả năng đẩy lùi khô da, lão hóa da. Mầm đá là món ăn được nhiều chị em ưa thích. Bởi vì mầm đá giúp cho làn da trở nên căng bóng và mịn màng.
Một số món ăn từ mầm đá mà bạn nên thử
Rau mầm đá luộc
Có rất nhiều cách để chế biến rau mầm đá. Tuy nhiên, cách chế biến đơn giản nhất chính là luộc rau mầm đá. Khi luộc thì rau mầm đá được giữ nguyên độ ngọt và vị thơm của rau. Bạn chỉ cần cho rau mầm đá đã sơ chế sạch vào nước sôi. Đợi khoảng 2 phút thì vớt rau ra để nguội bớt. Ăn ngon hơn khi chấm với nước mắm.
Món rau đặc sản này là món ăn không thể bỏ qua đối với người ăn chay. Khác với cái tên cúng rắn, rau mầm đá rất nhanh mềm và chín. Khi ăn cảm nhận được vị thơm ngon của núi rừng. Để món ăn ngon hơn nữa, bạn có thể ăn món này với nước mắm trứng hoặc muối vừng lạc. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn rau mầm đá luộc chấm kho quẹt, đơn giản nhưng vô cùng tốn cơm
Muối chua rau mầm đá
Mầm đá cũng có thể muối chua giống như nhiều loại rau cải khác. Rau ngâm với nước muối để loại bỏ chất bẩn. Sau đó rửa sạch và thái mỏng. Càng thái mỏng thì món ăn càng nhanh chín. Bạn cũng có thể để cả cây để muối cũng rất ngon. Công thức muối cũng giống như các loại rau khác. Trong dịp Tết mà có món ăn giải ngấy này thì còn gì bằng.
Một số nguyên liệu cho món ăn mà bạn cần chuẩn bị.
1 cân rau mầm đá
1 lít nước sôi để nguội
250ml giấm táo hoặc nước dưa chua
2 thìa gia vị muối và đường
Tỏi, ớt
Số lượng có thể tùy theo khẩu vị và khẩu phần ăn
Cách làm:
Rau rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn. Sau đó, ngâm rau với muối trong khoảng 30-45 phút.
Vớt rau ra cho ráo nước. Tỏi, ớt rửa sạch, bóc bỏ, có thể để nguyên hoặc thái nhỏ.
Hóa tan hỗn hợp nước đun sôi, giấm, đường và muối. Xếp rau mầm vào lọ hoặc bình thủy tinh. Cho hỗn hợp nước vừa hòa tan vào ngập mặt rau. Cho tỏi và ớt lên trên bề mặt.
Để lọ dưa muối ở nhiệt độ phòng nếu trời lạnh. Nếu thời tiết nóng, chỉ khoảng 12 tiếng là rau đã chua. Lúc này cho rau vào tủ lạnh bảo quản và ăn dần.
Rau mầm đá xào cùng thịt
Bạn có thể xào cùng với thịt lợn nạc hoặc thịt bò.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Rau mầm đá
Thịt bò thăn hoặc thịt lợn nạc
Gừng, tỏi và hành lá
Gia vị nấu ăn thông thường
Công thức:
Thịt bò sau khi rửa sạch thì thái mỏng, tẩm ướp gia vị. Ướp trong khoảng nửa tiếng để thịt ngấm gia vị.
Rau mầm đá rửa sạch và thái mỏng vừa ăn. Ướp gia vị trước cho rau ngấm. Rau rất nhanh chín nên bạn không cần thái quá mỏng.
Phi thơm tỏi và cho thịt bò vào xào. Thịt gần chín thì múc ra đĩa. Cho tiếp rau vào xào, đảo đều tay. Rau gần chín thì cho thịt bò vào xào chung. Đảo đều khi nguyên liệu chín thì tắt bếp.
Rau mầm đá khi xào rất ngọt và ngon, đặc biệt là xào cùng thịt. Món ăn xanh tươi này ngấm mỡ nhưng không ngấy. Thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Khi xào chung ray với thịt sẽ rất ngọt, nước chiết ra từ rau ngấm vào thịt ăn rất ngon. Để làm mới thực đơn, bạn cũng có thể thay thịt bò bằng thịt trâu, thịt lợn để xào với mầm đá. Khi xào rau mầm đá, dùng mỡ lợn sẽ ngon hơn rất nhiều so với dầu ăn.
Miếng rau mầm đá xanh mơn mởn bóng mỡ. Ăn không hề ngán mà lại ngọt lịm, càng ăn càng thấy ngon. Mầm đá xào thịt bò không chỉ là món ăn hấp dẫn lạ miệng dành cho gia đình mà còn là món nhậu lý tưởng.
Một số lưu ý khi chế biến món ăn từ rau mầm đá.
Nếu không thích ăn cùng thịt bò, bạn cũng có thể xào mình rau mầm đá để cảm nhận hết vị ngọt. Lưu ý là thái mỏng để rau ngấm đều gia vị.
Khi luộc, rau mầm đá tiết ra các chất dinh dưỡng khiến cho nước rất ngọt. Để rau ngon và ngọt hơn, hãy đảm bảo rau chỉ vừa chín tới. Không nên luộc lâu hoặc xào quá tay, rau sẽ mềm nhũn, mất độ ngon.Đảo đều tay và to lửa để rau giữ được màu xanh.
Tóm lại, chế biến rau mầm đá rất đơn giản. Một lưu ý duy nhất là không để rau quá chín. Vì rau sẽ mất đi hương vị tự nhiên của rau, mất chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Các loại rau lạ ở Việt Nam
Cách phân biệt rau mầm đá của SaPa và Trung Quốc
Ngày nay, rau mầm đá được rất nhiều người ưa thích và săn lùng. Nhu cầu tăng cao, vậy nên nhiều lái buôn nhập cả mầm đá TQ về bán. Bởi vì mầm đá ở Sapa không thể đủ để cung cấp cho thị trường. Để tránh mua phải mầm đá TQ, bạn cần biết cách phân biệt về nó. Cụ thể:
Sản phẩm của Sapa có diện mạo khá giống cải ngồng. Tuy nhiên, các nhánh cây mọc xung quanh cụm lại như tháp. Rau có màu xanh non. Các nhánh rau mập mạp. Giá của một cây rau dao động từ 45-75 nghìn đồng. Cân nặng trung bình của mầm đá là 0.8kg. Cây to nhất cũng chỉ đạt 1.5 cân.
Mầm đá của trung Quốc thì to hơn và mẫu mã bắt mắt hơn. Cân nặng trung bình là 3kg. Để được 3-4 ngày ở nhiệt độ thường. Bảo quản đông lạnh thì để được lâu hơn. Giá rẻ hơn, chỉ khoảng 25-30 ngàn 1 cân. Nếu để dính nước, thì sau 2 ngày rau sẽ bị hỏng.
Cải mầm đá có nhiều ở Sapa và Bắc Hà. Loại rau này chỉ chiếm khoảng 10ha trên tổng diện tích trồng rau. Thu hoạch ray này vào thời điểm giao mùa đông và xuân.
Đây là một trong những loại thực phẩm vừa ngon bổ dưỡng vừa là một vị thuốc hiếm. Nếu đã thưởng thức một lần thì bạn sẽ hiểu tại sao nó lại được yêu thích như vậy. Những thông tin hữu ích trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mầm đá. Hãy thử chế biến và ăn thử nó một lần. Đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.
Tham khảo thông tin sản phẩm tại nongsandungha
Pingback: 5+ cách chế biến rau mầm đá tại gia bạn đã biết chưa?
Pingback: Hạt dinh dưỡng bà bầu - Lợi ích vàng 10 với sức khoẻ
Pingback: Tai chua là gì? Đặc điểm, công dụng, giá tai chua bao nhiêu?
Pingback: "LẨU CÁ TẦM SAPA" - MÓN ĂN HOÀN HẢO CỦA TÂY BẮC
Pingback: TOP 5 LOẠI RAU SAPA ĐẶC SẢN MUA VỀ LÀM QUÀ TẶNG?
Pingback: Cách nấu rau bò khai có đang làm chị em "RỐI NÃO"?