Cách làm bánh ngải Lạng Sơn chuẩn vị người Tày dẻo mềm

Cách làm bánh ngải truyền thống Lạng Sơn ở bài viết bên dưới đây sẽ giúp cho bạn có một món bánh thơm ngon, giàu dinh dưỡng không cần tới Lạng Sơn mà vẫn có thể thưởng thức được. Vậy công thức làm bánh ngải như thế nào? Bài viết dưới đây, Thực phẩm khô Dũng Hà sẽ giới thiệu tới bạn đọc chi tiết cách làm bánh ngải Lạng Sơn thơm ngon, mềm mịn ngay tại nhà nhé. Chúng ta cùng bắt đầu ngay thôi nào!

1. Bánh ngải Lạng Sơn là bánh gì?

Bánh ngải Lạng Sơn (hay còn được gọi là bánh giầy ngải) đây chính là món ăn ẩm thực xứ Lạng có từ rất lâu đời. Không những chỉ là món ăn đặc sản, bánh ngải xứ Lạng còn là loại bánh gắn với biết bao nhiêu kí ức tươi đẹp tuổi thơ của người dân nơi đây. Nguồn gốc của bánh ngải xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn. Nhưng có lẽ, món bánh ngải nổi tiếng nhất vẫn chỉ có ở Lạng Sơn. Một thứ bánh mềm dẻo, vị ngọt thơm và ăn cực kì lôi cuốn. 

Khi tới Lạng Sơn, dạo quanh khu chợ ẩm thực nơi đây thì bạn không khó để bắt gặp các gánh hàng bầy bán bánh ngải cực kì nhiều. Bánh ngải được làm quanh năm, mức giá cực kì rẻ. Vào các dịp lễ tết đặc biệt, lễ hội Lạng Sơn,.. số lượng bánh ngải bán nhiều hơn so với ngày thường. 

cach-lam-banh-ngai-lang-son-deo-mem

Gọi là bánh ngải, nguyên liệu chính đó chính là rau ngải cứu. Rau ngải cứu được biết tới là một loại rau cực kì tốt cho sức khỏe con người. Do đó, rau ngải cứu trở thành nguyên liệu chính ở trong món bánh này sẽ giúp chúng ta vừa ăn bánh lại vừa phòng bệnh. Khi thưởng thức bánh ngải, món bánh này sẽ đem tới cho bạn công dụng như: điều hòa khí huyết, lưu thông máu, cầm máu, an thai,… Một loại bánh tuyệt vời khi đặt chân tới Lạng Sơn. 

Vậy, cách làm bánh ngải Lạng Sơn chuẩn dân tộc Tày có khó không? Cùng tìm hiểu ngay thôi bạn nhé.

Xem thêm: Cách làm bánh rán mật phố cổ chuẩn vị Hà Nội xưa hoàn hảo

2. Cách làm bánh ngải Lạng Sơn truyền thống mềm dẻo, đậm vị

2.1 Nguyên liệu làm bánh ngải

  • 400gr bột nếp
  • 400gr rau ngải cứu (nên chọn loại rau non, ăn ngon không bị đắng)
  • 15ml nước vôi trong
  • 200gr đường thốt nốt
  • 20gr đậu phộng (rang chín, giã nhỏ)
  • 20gr dừa khô giã nhỏ
  • 10gr mè đen
  • 3 thìa dầu ăn
  • Dụng cụ: nồi hấp, máy xay sinh tố

nguyen-lieu-chuan-bi-lam-banh-ngai-lang-son

Xem thêm các loại bột làm bánh khác TẠI ĐÂY!

2.2 Hướng dẫn làm bánh ngải

Bước 1: Sơ chế rau ngải cứu

  • Rau ngải cứu mua về, nhặt lấy những lá rau ngải cứu non
  • Đem rửa rau ngải cứu dưới vòi nước sạch
  • Hòa một chậu nước muối loãng, cho rau ngải vào ngâm với nước muối 5 phút
  • Vớt rau lên, rửa lại rau dưới vòi nước sạch, để rau khô, ráo nước

so-che-rau-ngai-cuu

Bước 2: Luộc rau ngải cứu với nước vôi trong

  • Cho 50ml nước vôi trong vào nồi cùng 3 lít nước
  • Cho rau ngải cứu vào nồi nước vôi trong
  • Bật bếp với lửa lớn, tiến hành luộc chín tới rau ngải cứu trong 15 phút
  • Rau ngải cứu sôi, bạn hạ nhỏ lửa xuống, vớt rau ngải cứu ra, rửa lại rau với nước sạch
  • Dùng tay bóp nhẹ cho rau kiệt nước

Bước 3: Sao vàng rau ngải cứu

  • Cho một chiếc nồi khác lên bếp, bật lửa vừa
  • Cho rau ngải cứu vừa luộc chín vào sao vàng cùng với lửa vừa 10 phút để rau khô kiệt nước
  • Đảo đều tay cho rau kiệt nước, không bị cháy
  • Trút rau ngải cứu ra đĩa

sao-vang-rau-ngai-cuu

Bước 4: Làm bột bánh

  • Cho rau ngải cứu về sao vàng vào trong máy xay sinh tố cùng với 100ml nước tinh khiết
  • Tiến hành say nhuyễn mịn rau ngải hòa tan cùng nước
  • Đổ tòa bộ phần nước cốt rau ngải cứu vào tô bột nếp
  • Đeo bao tay ni lông, trộn đều bột nếp chung cùng nước cốt rau ngải cứu để tạo thành một khối bột ngải cứu dẻo mịn là đạt
  • Ủ bột rau ngải khoảng 10 phút để đi làm việc khác

lam-bot-banh-ngai-lang-son

Bước 5: Làm nhân bánh

  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo
  • Cho đường thốt nốt vào chảo, đun tan chảy với lửa nhỏ
  • Đường thốt nốt tan chảy, cho đậu rộng chín + mè đen + dừa khô vào chảo. Đảo đều tay cùng đường thốt nốt 10 phút để hòa quyện
  • Tắt bếp, đổ hỗn hợp ra tô, để nguội
  • Hỗn hợp đường nguội, vo tròn chúng lại thành từng viên nhỏ cho vừa theo khẩu phần ăn của mình
  • Làm đều tay, cho hết nguyên liệu

lam-nhan-banh-ngai-lang-son

Bước 6: Gói bánh

  • Nặn bột ngải cứu thành những miếng bột tròn dẹt, dày khoảng 5mm. Kích thước vừa đủ để bạn có thể bọc kín phần nhân bánh là được
  • Cho nhân bánh lên trên bề mặt phần bột ngải vừa làm. Gói gọn vỏ bánh lại cho bao bọc phần nhân không bị hở hoặc lòi nhân ra ngoài khi hấp
  • Đặt bánh vào mâm sạch
  • Dùng cọ quét dầu, thoa một lớp dầu ăn lên xung quanh bề mặt của bánh để tạo độ bóng, mịn cho bánh, khi hấp bánh không bị dính vào nhau

goi-banh-ngai-lang-son

Bước 7: Hấp chín bánh

  • Chuẩn bị một nồi nước sôi để hấp bánh
  • Xếp bánh gọn gàng vào trong nồi hấp. Tiến hành bật lửa vừa, đem hấp cách thủy bánh trong 15 phút để bánh chín
  • Hấp đủ thời gian, bánh chín, bạn tắt bếp đi, mở nắp nồi và lấy bánh ra đĩa, để bánh nguội rồi thưởng thức

cach-lam-banh-ngai-chuan-vi-lang-son-thom-ngon

Như vậy, chỉ với 7 bước đơn giản thôi là bạn đã có ngay món bánh ngải cứu chuẩn vị Lạng Sơn mà lại dễ dàng thực hiện món bánh này ngay tại nhà.

Xem thêm: Cách làm bánh bò Cao Bằng đậm vị khiến thực khách mê mẩn

3. Cách làm bánh ngải chuẩn vị Lạng Sơn, mềm dẻo, bạn cần lưu ý những điều gì?

Để làm thành công món bánh ngải chuẩn vị Lạng Sơn, luôn mềm dẻo, thơm ngon, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn nguyên liệu tốt: Chọn bột gạo nếp và rau ngải tươi mới, chất lượng tốt để đảm bảo bánh luôn mềm dẻo, thơm ngon đúng vị. Nếu sử dụng lá ngải khô, hãy chọn mua lá ngải tại các cửa hàng chuyên đồ khô để bảo đảm chất lượng.
  • Xay đều bột: Khi xay bột, cần đảm bảo bột được xay đều và mịn. Nếu bột không được xay đều sẽ khiến bánh bị vón cục và khó ăn.
  • Sử dụng rau ngải tươi: Rau ngải tươi chính là yếu tố quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của bánh ngải Lạng Sơn.
  • Thời gian hấp: Thời gian hấp cũng là một yếu tố quan trọng để làm bánh ngải mềm dẻo, thơm ngon. Thời gian hấp bánh ngải trung bình khoảng 30 phút là đủ
  • Bảo quản: Bánh ngải Lạng Sơn nên được bảo quản trong túi nilong, hộp bảo quản thực phẩm và nên để trong ngăn mát tủ lạnh để bánh tươi ngon

Những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn làm bánh ngải Lạng Sơn thành công và thưởng thức bánh được ngon nhất. Chúc bạn thành công!

4. Cách bảo quản bánh ngải Lạng Sơn như nào đúng cách?

Bánh ngải Lạng Sơn là một món bánh truyền thống của xứ Lạng. Để bảo quản bánh ngải đúng cách, sử dụng được lâu dài, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

  • Bảo quản trong tủ lạnh: Bánh ngải có thể được bảo quản trong tủ lạnh để không bị hỏng. Bạn có thể bọc bánh trong một lớp giấc bạc hoặc túi ni lông trước khi cho vào tủ lạnh
  • Bảo quản trong túi đựng thực phẩm: Nếu bạn không muốn bảo quản bánh trong tủ lạnh, bạn có thể để bánh vào túi đựng thực phẩm và để ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Bảo quản trong hộp đựng thực phẩm: Bánh ngải có thể được bảo quản trong hộp kín thực phẩm để giữ bánh không bị khô, tránh côn trùng xâm nhập
  • Không bảo quản bánh quá lâu: Bánh ngải thường không nên để quá lâu. Thời gian tốt nhất để bạn sử dụng bánh đó là sau 2 – 3 ngày là tốt nhất. 

Nguyên liệu chính trong bánh ngải là bột nếp, đường thốt nốt, rau ngải cứu. Bánh ngải Lạng Sơn có chứa lượng đường và tinh bột khá cao. Tuy nhiên, số lượng Calo trong bánh lại phụ thuộc vào kích thước to nhỏ của bánh. Thông thường, trong một chiếc bánh ngải Lạng Sơn (khoảng 50 – 60gr) có chứa:

  • 100 – 150 lượng calo.

Lượng Calo này không gây hại cho sức khỏe, và cân nặng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều bánh thì lượng calo này sẽ khiến cân nặng của bạn thay đổi đáng kể. Nên ăn bánh khoảng 1 chiếc/ngày là hợp lý nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài đọc tin tức ẩm thực khác tại đây: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

5. Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giới thiệu về cách làm bánh ngải Lạng Sơn chuẩn vị dân tộc Tày dẻo mềm mà thucphamkho đã chia sẻ tới quý bạn đọc. Đây là công thức chế biến bánh ngải đa dạng nhưng vẫn giữ trọn vẹn hương vị của món ăn làm nên thương hiệu của người dân xứ Lạng. Hi vọng rằng, với những chia sẻ chi tiết ở trên đây thì quý bạn đọc sẽ có cho mình món bánh giầy ngải chất lượng, hảo hạng thơm ngon nhất. Chúc bạn luôn luôn thành công!

Xem thêm: [Top] 5+ Bột hạnh nhân làm bánh gì thơm ngon?

TÁC GIẢ BIÊN SOẠN: WWW.THUCPHAMKHO.VN

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *