CÁCH LÀM DẦU MÈ TẠI NHÀ ĐỂ CẢ NĂM KHÔNG HỎNG

Bên cạnh các loại dầu như: dầu ô liu, dầu dừa, dầu bắp, dầu hướng dương,… dầu mè là một loại dầu thực vật được rất nhiều người biết tới với vô vàn những lợi ích có lợi cho sức khỏe. Dầu mè được sử dụng rộng rãi trong ngành ẩm thực. Tuy nhiên, để làm được dầu mè nguyên chất tại nhà để cả năm không hỏng thì không phải chị em nào cũng biết cách làm. Vậy hôm nay, hãy để Thực phẩm khô giới thiệu tới chị em nội trợ chi tiết cách làm dầu mè nguyên chất tại nhà dùng cả năm không hỏng nhé.

Dầu mè là gì?

Dầu mè (hay còn gọi là dầu vừng) đây là một loại dầu thực vật được làm từ hạt mè (hạt vừng), đây chính là cách gọi của người dân miền Bắc (dầu vừng) và người miền Nam (dầu mè). Loại dầu này có hương vị thơm ngon, béo ngậy và mùi hơi nồng, được sử dụng phổ biến trong ngành ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

cach-lam-dau-me-nguyen-chat-tai-nha

Dầu mè được làm từ hạt vừng đen và vừng trắng. Dầu mè trắng được làm từ hạt vừng trắng, có màu vàng nhạt, vị thanh và ít mùi thơm rất phù hợp cho chế độ ăn uống của người già và trẻ nhỏ. Dầu mè đen được chiết xuất từ mè đen, có màu nâu sẫm, vị đậm đà và mùi thơm nồng nà. Dầu mè đèn thường được dùng làm gia vị cho món ăn, tưng thêm hương vị và kích thích vị giác.

Giá trị dinh dưỡng trong dầu mè?

Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr dầu mè cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 884 calo
  • 100gr chất béo
  • 14gr chất béo bão hòa
  • 42gr chất béo không bão hòa đơn
  • 44gr chất béo không bão hòa đa
  • 35mg vitamin E
  • 0.1mg vitamin B1
  • 0.03mg vitamin B2
  • 0.5mg vitamin B3
  • 0.1mg vitamin B6
  • 88mcg vitamin K
  • 54mg Canxi
  • 108mg Magie
  • 0.5mg sắt
  • 3.9mg kẽm

Thành phần dinh dưỡng trong dầu mè có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Lợi ích của dầu mè đã được các nhà nghiên cứu minh chứng như:

  • Giàu omega-3 và DHA giúp tăng cường khả năng tập trung, cải thiện chức năng ghi nhớ.
  • Nhiều chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động mạnh khỏe, ngừa táo bón, đầy bụng,…
  • Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức Cholesterol tốt (HDL) giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm về tim mạch.
  • Dầu mè là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin E và K giúp chăm sóc sức khỏe của da và tóc chắc khỏe.
  • Vitamin K trong dầu mè giúp chống lại quá trình đông máu.
  • Hàm lượng khoáng chất dồi dào giúp hệ thống xương khớp phát triển mạnh khỏe, ngừa đau nhức, loãng xương.

Cách làm dầu mè nguyên chất tại nhà để cả năm không hỏng

Nguyên liệu chuẩn bị làm dầu mè:

  • 1kg mè trắng 
  • 200ml dầu ăn
  • Máy xay
  • Khăn vải lọc
  • Hũ thủy tinh đựng dầu

Các bước thực hiện làm dầu mè:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Mè trắng mua về, đen phơi mè dưới ánh nắng mặt trời (phơi mè khoảng 2 – 3 ngày)

Bước 2: Rang chín mè trắng

  • Bắc chảo lên bếp và làm nóng chảo
  • Chảo nóng, đổ toàn bộ mè trắng vào chảo
  • Đảo đều tay, rang chín mè trắng với lửa nhỏ trong 15 phút

rang-chin-vang-me-trang

Bước 3: Xay mịn mè trắng

  • Mè rang chín vàng dậy mùi thơm, bạn đổ toàn bộ mè vào máy xay sinh tố
  • Xay thật nhuyễn và mịn mè trắng
  • Nên xay thành nhiều mẻ nhỏ để tránh làm máy quá tải và giúp mè được xay nhuyễn hơn
  • Đổ 200ml dầu ăn vào trong hỗn hợp vừng xay nhuyễn
  • Nhấn nút, xay nhuyễn toàn bộ lại cùng với nhau trong 1 phút

xay-nhuyen-me-trang

Bước 4: Lọc dầu mè và đóng vào lọ

  • Đổ dầu mè qua lớp khăn xô để lọc
  • Lọc lấy phần cốt dầu mè, loại bỏ toàn bộ bã vừng
  • Cho dầu mè đã lọc vào chai thủy tinh đã được khử trùng trước
  • Đậy kín nắp chai và bảo quản dầu mè ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Dầu mè có thể bảo quản được trong vòng 6 tháng.

cach-lam-dau-me-nguyen-chat-tai-nha-de-lau-khong-hong

Làm dầu mè bằng mè đen hay mè trắng thì tốt?

Cả mè đen và mè trắng đều có thể được dùng để làm dầu mè. Tuy nhiên, mỗi loại mè chúng lại có những ưu và nhược điểm nhất định. Cụ thể:

Tên sản phẩm Ưu điểm  Nhược điểm
Mè đen (Vừng đen)
  • Chứa nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, Canxi, magie, sắt, kẽm, Selen,… rất tốt cho sức khỏe.
  • Có hương vị thơm ngon đậm đà.
  • Có chất chống oxy hóa lớn, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
  • Giúp làm đẹp da, tóc và móng.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol có lợi.
  • Giá thành cao hơn mè trắng.
  • Dễ hỏng nhanh hơn so với mè trắng.
Mè trắng (Vừng trắng)
  • Giá thành rẻ hơn so với mè đen.
  • Màu dầu đẹp mắt hơn.
  • Dễ bảo quản và có thể bảo quản rất lâu dài.
  • Có vị thanh nhẹ, phù hợp với nhiều món ăn
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Chứa ít vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng khác so với mè đen.
  • Hương vị không thơm đậm đà bằng mè đen.

Nhìn vào ưu và nhược điểm của 2 loại mè đen này thì bạn có thể rút ra một kết luận như sau:

  • Nếu muốn loại dầu mè tốt cho sức khỏe, có hương vị đậm đà cho món ăn, hãy làm dầu mè bằng mè đen.
  • Nếu muốn loại dầu mè giá thành rẻ, dễ bảo quản với thời gian dài, hãy chọn mè trắng.

Không có bất kỳ quy chuẩn nào khi bạn chọn lựa nguyên liệu để làm dầu mè. Tùy vào nhu cầu, sở thích của mình mà bạn có thể chọn mè đen hay mè trắng.

Một số câu hỏi khác về dầu mè?

Dầu mè kỵ với gì?

Mặc dù dầu mè rất lành tính, nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể kết hợp chung cùng dầu mè. Việc sử dụng dầu mè bừa bãi, có thể sẽ khiến sức khỏe bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn sẽ gây mất mạng. Dầu mè kỵ với một số thực phẩm như:

  • Mật ong: Dầu mè và mật ong kỵ nhau và không tốt khi kết hợp cùng nhau. Nguyên nhân là do sự tương tác giữa các enzym trong mật ong và dầu mè tạo ra một chất độc cho cơ thể. Nếu dùng lượng ít, sẽ khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, mất nước. Dùng lượng nhiều có thể khiến bạn tử vong.
  • Tỏi: Dầu mè và tỏi là những thực phẩm có tính ôn. Khi 2 tính ôn kết hợp với nhau sẽ gây ra sự bất hòa với cơ thể. Triệu chứng điển hình là khó tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.

huong-dan-cach-lam-dau-me-tai-nha-de-ca-nam-khong-hong

  • Rau hẹ: Rau hẹ và dầu mè là 2 thực phẩm có tính ôn mạnh. Khi 2 tính ôn kết hợp với nhau sẽ tăng nhiệt lượng của cơ thể. Ăn rau hẹ cùng lúc với dầu mè có thể gây ra nhiệt miệng, mụn nhọt, viêm da.
  • Thịt chó: Thịt chó cũng chính là món ăn chứa nhiều đạm và có tính ôn mạnh. Ăn thịt chó cùng với dầu mè sẽ gây ra sự bất hòa cho cơ thể. Triệu chứng sẽ gặp phải là đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
  • Các loại cá: Cá là thực phẩm có vị tanh đặc trưng. Ăn cá cùng với dầu mè sẽ khiến cơ thể gỉam khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời gây ra hiện tượng táo bón, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, mất nước,…

Hướng dẫn cách sử dụng dầu mè trong nấu ăn

Dưới đây là một số cách sử dụng dầu mè trong nấu ăn bạn có thể xem qua:

Dầu mè dùng chiên xào:

  • Dùng dầu mè thay thế hoàn toàn dầu ăn.
  • Cho dầu mè vào chảo để xào rau, thịt hoặc hải sản để tăng hương vị.
  • Dùng dầu mè để phi thơm hành, tỏi trước khi xào các món ăn.

Dầu mè dùng nấu canh, súp:

  • Thêm một ít dầu mè vào món canh hoặc soup để tăng hương vị.
  • Dùng dầu mè để phi thơm các nguyên liệu trước khi nấu canh hoặc súp.

Dầu mè trộn salad:

  • Thêm dầu mè vào các món salad rau củ quả để tăng hương vị béo ngậy cho món ăn.

Dầu mè pha nước chấm:

  • Dùng dầu mè pha nước chấm cho các món chấm thịt luộc, gỏi,…

Dầu mè tẩm ướp:

  • Dùng dầu mè để ướp thịt cá, hải sản trước khi chế biến để tăng hương vị và giúp món ăn trở nên mềm mại hơn.
  • Dùng dầu mè để làm xốt ướp cho các món thịt nướng.

Tạm kết

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn rất chi tiết cách làm dầu mè nguyên chất tại nhà. Có thể thấy rằng, làm dầu mè tại nhà không quá khó khăn hay đòi hỏi tay nghề kinh nghiệm lớn. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nguyên liệu, quy trình thực hiện,… sẽ hơi mất nhiều thời gian chút xíu. Nhưng đổi lại, bạn luôn có được thành phẩm dầu mè nguyên chất, thơm ngon và không chứa chất bảo quản độc hại. 

—Chúc bạn luôn thành công nha—

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Đừng bỏ lỡ: Cách làm dầu màu điều đỏ đơn giản, chỉ cần 3 bước

Share: