Nếu miền nam biểu tượng Tết về là bánh tét thì miền Bắc lại hoàn toàn khác. Hình ảnh bánh chưng xanh chính là biểu tượng của cái Tết miền Bắc. Có lẽ, câu hỏi mà rất nhiều người tìm kiếm hiện nay đó là giới thiệu cách làm bánh chưng xanh như thế nào? Và để có thể giải đáp được câu hỏi này, xin mời mọi người cùng dành ra ít phút theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà nhé.
1. Bánh chưng xanh là gì?
Nhắc đến Tết cổ truyền Việt, ngoài hòa đào, hoa mai, quất, bưởi,… thì bánh chưng xanh cũng được coi là linh hồn của ngày Tết. Bàn thờ ngày Tết có thiếu gì thì thiếu chứ không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng Việt Nam xuất hiện từ thời thứ 6 của vua Hùng và tới thời buổi công nghệ 4.0 thì đây vẫn là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán.
Thông thường, nguyên liệu cần có để làm bánh chưng bao gồm: Lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ heo, và khuôn gói bánh. Nguyên liệu tuy đơn sơ, giản dị mộc mạc nhưng quá trình để làm ra được chiến bánh chưng hoàn hảo, đẹp mắt và ngon miệng lại đòi hỏi cả một sự kỳ công và tẩn mẩn của người làm.
- Lá dong phải bản to và xanh mướt. Nếu là lá dong bánh tẻ thì lại rất tuyệt vì khi gói sẽ rất đẹp bánh. Lá dong bày lên nong. Qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà,… Những chiến bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vức, buộc bằng những sợi chỉ mềm, dẻo dai, được chẻ sẵn.
- Gạo nếp cần được ngâm qua đêm, vớt lên để ráo nước. Đậu xanh róc vỏ. Thịt ba chỉ lợn thái mỏng miếng đủ ăn tẩm ướp với muối và hạt tiêu.
Tham khảo thêm: 19+ món ăn tết Việt Nam không thể thiếu trong Tết 2023
2. Nguồn gốc gói bánh chưng xanh?
Tục gói bánh chưng có ở nước ta từ thời các vị vua Hùng. Đây chính là một trong những giá trị truyền thống trường tồn theo thời gian, theo năm tháng của lịch sử dân tộc. Sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của người phương tây, tục gói bánh chưng để cúng gia tiên không hề mai một đi.
Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện từ đời vị vua Hùng thứ 6. Để tưởng nhớ ngày mất của Tổ Tiên, vua Hùng đã mời các quan Lang đến và nói: “Vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên Tổ Tiên hợp ý nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi”.
Các quan Lang lên rừng xuống biển tìm ngọc trai và những sản vật quý hiếm dâng lên nhà vua. Người con thứ 18 tên là Lang Liêu đã không tìm được sản vật gì quý để dâng lên nhà vua. Lúc này, ông đã dùng những nông sản hàng ngày như gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo, lá dong để làm bánh chưng dâng lên nhà Vua.
Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng. Vua Hùng đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng xanh đã trở thành lễ vật thiêng liêng trong các nghi lễ thờ cúng Tổ Tiên. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. Không những vậy, nhân dân ta có câu tục ngữ:
” Bên ngoài xanh lá xanh dong
Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ “.
Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết
3. Ý nghĩa biểu tượng bánh chưng xanh ngày Tết?
Không chỉ có bánh chưng xanh là biểu tượng của Tết. Đi kèm với bánh chưng là hình ảnh chiếc bánh dày của người Việt. Bánh chưng + bánh dày tượng trưng cho triết lý Vuông Tròn của người Việt nói riêng và triết lý Âm Dương nói chung.
- Bánh dày tượng trưng Bầu Trời, sức mạnh loài Rồng thiêng. Màu trắng, hình tròn, nhỏ xinh trong lòng bàn tay. Được chia thành 2 nửa hình vòng cung, trên dưới được lót lá chuối. Bánh dày tượng trưng cho Đức Cha – Người trụ cột trong gia đình.
- Bánh chưng có màu xanh, được gói vuông vức, là sự tượng trưng cho Đất. Đức tính của người mẹ, đức hy sinh cao cả của người phụ nữ mà đại diện là mẹ Âu Cơ.
Sự kết hợp giữa bánh chưng xanh và bánh dày tượng trưng cho sự đoàn kết, hòa quyện của đất trời. Đặc biệt, người Việt ta gắn liền với nền văn hóa lúa nước, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất trời chính là yếu tố quyết định. Vì vậy, người ta chọn bánh chưng và bánh dày trong ngày Tết để tỏ lòng biết ơn tới trời đất đã tạo điều kiện mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi này lộc.
Bánh chưng và bánh dày là lễ vật cao quý nhất trong lễ cúng Tổ Tiên. Nó thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục cao cả, rộng lớn như đất trời của cha mẹ. Tục thờ cúng và thưởng thức bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền người Việt vừa mang tính văn hóa, tâm linh, bản chất ẩm thực, trí tuệ của người Việt.
Tham khảo thêm: Gợi ý mâm cơm giao thừa Tết Quý Mão 2023 cần những gì?
4. Giới thiệu cách làm bánh chưng xanh dờn Tết Quý Mão 2023?
4.1 Nguyên liệu chuẩn bị
- Gạo nếp: 700gr
- Đậu xanh không vỏ: 400gr
- Thịt ba chỉ heo: 300gr
- Hạt tiêu xay
- Muối
- Lá dong
- Lá riềng
4.2 Sơ chế nguyên liệu
Bước 1: Cho lá giềng + gạo nếp vào chậu cùng với 1 lít nước ấm. Tiến hành ngâm gạo nếp 4 tiếng đồng hồ cho gạo nếp mềm. Vớt lên, để ráo nước
Bước 2: Đậu xanh ngâm với nước ấm 4 tiếng để đậu xanh mềm. Vớt lên để ráo nước
Bước 3: Bắc vào đậu xanh + gạo nếp 2 thìa muối + hạt tiêu xay, trộn đều lên cùng với nhau
Bước 4: Thịt ba chỉ heo, rửa sạch dưới vòi nước. Để ráo nước
Bước 5: Ướp thịt heo cùng với muối và hạt tiêu, trộn đều lên
4.3 Các bước thực hiện
Bước 1: Xếp 4 lá dong vào khuôn gói bánh
Bước 2: Dùng tay, gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Làm tương tự với 3 lá dong còn lại. Đặt 4 lá dong xuống dưới khuôn bánh
Bước 3: Rải đều gạo nếp ở xung quanh 4 góc khuôn, để lõm ở giữa. Đậu xanh cho vào chỗ lõm, để thịt ba chỉ heo lên trên rồi đổ lớp đậu xanh lên. Cho 1 lớp gạo nếp phủ lên trên bề mặt
Bước 4: Gói bánh và dùng dây lạt chuẩn bị sẵn buộc bánh lại (Không được buộc quá chặt vì khi sôi bánh sẽ tức vỡ ra)
Bước 5: Đặt bánh vào nồi lớn, đổ nước ngập bánh. Luộc bánh trên bếp than củi từ 10 – 12 tiếng đồng hồ
Bước 6: Bánh chín, vớt bánh ra chậu nước lạnh chuẩn bị sẵn ngâm 20 phút. Bánh ráo nước, dùng một vật nặng đè lên bánh để ép nước, giúp bánh không bị nhão khi ăn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều đồ khô Tết của chúng tôi tại đây: https://thucphamkho.vn/do-kho/
5. Kết luận
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi giới thiệu cách làm bánh chưng xanh Tết Nguyên Đán. Đây chính là cách làm bánh chưng xanh chi tiết, tỉ mỉ đầy đủ nhất. Bánh chưng xanh Tết đóng vai trò quan trọng trong đời sống, tình cảm của nhân dân ta trong ngày Tết cổ truyền. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, bánh chưng dường như đã khẳng định được hương vị hấp dẫn cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó. Vì vậy, bánh chưng và bánh dày không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam trong ngày Tết sắp tới đây.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô để cùng cập nhật thêm nhiều tin tức hay khác nhé!