Lạc kỵ với gì? 3 thực phẩm và 9 đối tượng nên tránh xa

lac-ky-voi-gi

Lạc kỵ với gì? Lạc là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất quan trọng và chứa rất nhiều Vitamin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạc tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người nếu như bạn không biết cách sử dụng lạc đúng cách. Chỉ một chút sơ suất nho nhỏ trong khâu chế biến thôi, bạn vô tình biến lạc từ thực phẩm lành tính trở thành một loại thực phẩm độc tính rất khó chữa. Bài viết chia sẻ chi tiết dưới đây của Nông sản khô Dũng Hà sẽ giải đáp tới bạn chi tiết câu hỏi lạc kỵ với gì nhé.

Công dụng của lạc đối với sức khỏe?

Lạc hay còn được biết với tên gọi khác là đậu phộng, đậu phụng, đây là một thực phẩm rất phổ biến tại Việt Nam. Lạc vô cùng dễ kiếm, giá thành rẻ lại có thể được đem chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Lạc cũng nằm trong danh sách các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng nhất, đặc biệt là chất chống oxy hóa và giàu omega3. Dưới đây sẽ là những công dụng của lạc đối với sức khỏe:

Tăng cường hệ miễn dịch

Lợi ích đầu tiên khi bạn ăn lạc đó là sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn trở nên mạnh khỏe hơn bao giờ hết. Theo nghiên cứu, trong 100gr lạc cung cấp tới 8.48mg kẽm. Kẽm sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh tấn công. Đồng thời, axit béo không no Omega-3 có trong lạc giúp kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại các bệnh lý.

Giảm Cholesterol xấu

Người lớn tuổi chắc hẳn khi nhắc tới Cholesterol không còn quá xa lạ nữa. Nhưng trong quan niệm của họ, Cholesterol không phải là thứ quan trọng và tốt nhất. Nếu tiêu thụ quá mức Cholesterol sẽ gây ra tình trạng tăng gánh nặng cho các mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch,… May mắn thay, lạc lại là thực phẩm không hề chứa cholesterol. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn lạc mà không sợ mắc bệnh.

lac-ky-voi-gi-ban-co-biet
Lạc Giúp Cải Thiện Cholesterol Xấu

Bảo vệ não bộ

Não bộ chính là cơ quan tổng chỉ huy của cơ thể. Nếu chức năng của não gặp vấn đề mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Lạc là một loại ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho não bộ. Do đó, ăn lạc thường xuyên sẽ giúp cho não bộ nhận được nhiều dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe não bộ, nâng cao cải thiện chất lượng cuộc sống.

Làm chậm quá trình lão hóa da

Lão hóa là điều mà ai ai cũng sẽ phải trải qua. Có nhiều người thờ ơ, cho rằng việc lão hóa là điều bình thường. Nhưng khi lão hóa đến “ngưỡng cửa”, hầu hết mọi người sẽ cảm thất cực kì sợ hãi. Nếu bạn không muốn già quá nhanh trước độ tuổi, bạn hãy bổ sung lạc vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Trong lạc chứa nhiều Kali, Natri, Vitamin B6, Canxi,… những chất này sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa và giúp ngăn ngừa làm chậm quá trình lão hóa da.

Giảm căng thẳng, mỏi mệt

Lạc chứa rất nhiều kẽm, vitamin B và vitamin E. Đây chính là những thành phần chất dinh dưỡng giúp cải thiện căng thẳng và mỏi mệt nhanh chóng và hiệu quả. 

Ngăn ngừa sỏi mật

Sỏi mật là một dạng sỏi hình thành trong túi mật hoặc đường mật. Chúng sẽ gây ra triệu chứng đó chính là những cơn đau dữ đội kéo dài từ 30 phút đến vài giờ. Nhưng theo nghiên cứu từ Bộ Y Tế, những người ăn dưới 58gr đậu phộng hoặc bơ đậu phộng mỗi tuần có thể sẽ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật lên tới 25%.

thac-mac-lac-ky-voi-gi
Lạc Tốt Cho Việc Điều Trị Sỏi Mật

Giảm nguy cơ sinh con dị tật

Trong lạc có chứa lượng lớn Acid Folic và Folate. Đây chính là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Bổ sung Acid Folic và Folate sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ, nên bổ sung lạc vào chế độ ăn của mình nhé.

Lạc kỵ với gì? Thực phẩm không tốt khi kết hợp với lạc?

Lạc kỵ thịt cua

Danh sách lạc kỵ với gì đầu tiên mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là cua. Cua là một thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là nguồn chất đạm vô cùng dồi dào và phong phú. Sở dĩ, lạc và cua kỵ nhau là vì:

  • Cua và lạc đều là 2 thực phẩm có tính hàn rất mạnh. Khi kết hợp 2 món ăn có tính hàn cùng với nhau, độc tố sẽ được tăng lên gấp 3 lần. Triệu chứng cụ thể bạn gặp sau khi ăn đó chính là lạnh bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

lac-ky-thit-cua

Nếu không muốn làm bạn cùng nhà vệ sinh, bạn hãy bỏ ngay việc ăn lạc chung cùng thịt cua nha. Ngoài thị cua, những thực phẩm hải sản có tính hàn mạnh bạn cũng không nên ăn chung cùng lạc nhé.

Đừng bỏ lỡ: Hải sản kỵ gì? 5 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”?

Lạc kỵ với gì? Lạc kỵ hồng

Quả hồng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt nguồn nước dồi dào. Bên cạnh đó, Axit Tannic cũng được tìm thấy nhiều trong hồng. Trong khi đó, lạc lại là một thực phẩm giàu protein. Axit Tannic trong hồng lại xung khắc với Protein trong lạc. Hai chất này khi vào dạ dày sẽ gây ra hiện tượng khó chịu ở đường tiêu hóa. Do đó, để hệ tiêu hóa luôn mạnh khỏe, bạn không nên ăn hồng cùng lạc, hoặc ăn với số lượng nhỏ.

lac-ky-qua-hong

Lạc kỵ dưa chuột

Danh sách lạc kỵ gì cuối cùng bạn hết sức lưu ý đó chính là dưa chuột. Dưa chuột là một loại thực phẩm quen thuộc, gần gũi đối với con người. Dưa chuột vừa là trái cây, vừa là rau, có thể ăn trực tiếp, làm salad hoặc ứng dụng linh hoạt ở trong những công thức làm đẹp da mặt của số đông chị em phụ nữ. Nhưng nhiều người lại không biết được rằng, lạc và dưa chuột lại kỵ nhau, nguyên nhân là vì:

  • Dưa chuột + lạc đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Việc kết hợp 2 thực phẩm có tính hàn mạnh chúng sẽ “xung khắc” cùng nhau. Hiện tượng phổ biến nhiều người gặp đó chính là đau bụng. Trường hợp nặng là tiêu chảy cấp.

lac-ky-dua-chuot

Tuy nhiên, với những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sự kết hợp giữa lạc và dưa chuột lại không có vấn đề gì. Với người bụng dạ kém thì tốt nhất là nên tránh kẻo rước họa vào thân.

Đừng bỏ lỡ: Đậu đỏ kỵ với gì? Lưu ý cần biết để tránh kẻo ngộ độc chết người

Lạc kỵ với gì? Đối tượng không nên sử dụng lạc kẻo “ngộ độc, tiêu chảy”?

Lạc kỵ người có hệ tiêu hóa kém

  • Lạc là một thực phẩm chứa rất nhiều protein và chất béo. Với những người có hệ tiêu hóa kém như: người cao tuổi, trẻ nhỏ chính là đối tượng nên hạn chế tiêu thụ lạc. Protein và chất béo có trong lạc rất khó tiêu, gây ra hiện tượng khó chịu cho hệ tiêu hóa.
  • Khi ăn lạc, cơ thể sẽ mất rất nhiều thời gian để enzym tiêu hóa, điều này có thể gây ra triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, nôn ói,…
lac-ky-voi-nguoi-co-he-tieu-hoa-kem
Lạc Kỵ Với Người Có Hệ Tiêu Hóa Kém

Thay vào đó, những người có hệ tiêu hóa kém hãy lựa chọn sản phẩm khác để sử dụng như: hạt bí xanh, hạt óc chó, hạt chia, hạt quinoa, hạt hướng dương,…

Lạc kỵ với gì? Người vừa phẫu thuật cắt túi mật

  • Nếu cơ thể muốn tiêu hóa toàn bộ thức ăn, chắc chắn không thể bỏ qua sự tham gia của túi mật. Chỉ sau khi mật được thải vào tá tràng, chất béo mới có thể được tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể. Những thực phẩm giàu chất béo và protein sẽ kích thích túi mật và khiến mật chảy ra. Nếu người bệnh vừa cắt bỏ túi mật, mật không có nơi lưu trữ và cũng không có đủ mật, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa. Do đó, người cắt bỏ túi mật, không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, và calo, đặc biệt là lạc.

Thay vào đó, bạn có thể nấu lạc cùng cháo để dễ tiêu hóa hơn. Không nên lạc rang tẩm muối, chiên dầu mỡ,…

Lạc kỵ người bị nóng trong, bốc hỏa

  • Trong Đông y, lạc có vị ngọt, tính nóng. Vậy nên, những ai có cơ địa nóng trong, dễ sinh nhiệt, nổi mụn, ngứa ngáy,… thì tốt nhất không nên ăn quá nhiều lạc.
goc-thac-mac-lac-ky-voi-gi-ban-co-biet
Lạc Kỵ Người Nóng Trong

Lạc kỵ với gì? Người đang giảm cân

  • Muốn giảm cân nặng, chúng ta cần phải kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn đầy đủ chất cũng rất quan trọng với người thừa cân béo phì. Do đó, những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, tốt nhất không nên sử dụng lạc. Bởi vì lạc chứa lượng calo và chất béo rất lớn. 100gr lạc sống đã chứa khoảng 567 calo rồi. Vậy, khi đem chế biến lạc thành những món ăn khác nhau, lượng calo của lạc sẽ dao động từ 610 – 820 calo. Một lượng calo rất khủng khiếp.
goc-thac-mac-lac-ky-voi-gi
Lạc Kỵ Với Người Giảm Cân

Vậy nên, nếu ai đang có ý định giảm cân, hãy tránh xa lạc nhé. Hoặc có thể sử dụng với liều lượng rất nhỏ, tránh việc ăn thường xuyên.

Lạc kỵ người bị bệnh Gout

  • Chất béo và protein trong lạc có thể làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu. Axit Uric là một chất thải của cơ thể, khi nồng độ Axit Uric trong máu cao có thể lắng đọng lại ở các khớp, gây viêm, sưng tấy và đau cho người bệnh. 
  • Bệnh Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều Axit Uric. Lạc là một thực phẩm giàu purin, có thể làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu. Do đó, người mắc bệnh Gout nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc.
giai-dap-lac-ky-voi-gi
Lạc Kỵ Với Người Mắc Bệnh Gout

Lạc kỵ với gì? Người máu nhiễm mỡ

  • Như đã đề cập về giá trị dinh dưỡng trong lạc, lạc chứa lượng calo rất lớn, giàu protein và chất béo. Với những ai đang mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao, nếu ăn quá nhiều lạc sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Chúng tác động trực tiếp tới hệ thống tim mạch, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Lạc kỵ người mắc bệnh tiểu đường

  • Bệnh tiểu đường là một căn bệnh chuyển hóa đặc trưng khi lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Nếu ai đã mắc phải bệnh tiểu đường, sẽ phải điều trị suốt đời. Ngoài việc điều trị, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Lời khuyên dành cho bạn là không nên sử dụng quá 30gr dầu ăn/ngày. Trong khi đó, 18gr lạc đã cung cấp 10gr dầu ăn. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường, nên hạn chế ăn lạc để kiểm soát lượng đường trong máu.
goc-thac-mac-lac-ky-voi-gi-ban-co-biet-khong
Lạc Kỵ Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

Người da dầu, mặt mọc nhiều mụn

Lạc chứa hàm lượng chất béo rất lớn. Khi ăn sẽ rất dễ dàng thúc đẩy bài tiết bã nhờn ở dưới nang lông, tăng thêm sự tiết dầu cho da mặt và khiến da mặt càng bóng nhẫy.

giai-dap-lac-ky-voi-gi-ban-co-biet
Lạc Kỵ Với Người Da Dầu, Nhiều Mụn

Ngoài ra, một số món ngon từ lạc có thể dầu mỡ, muối và ớt để tăng hương vị cho món ăn thêm ngon miệng hơn. Nhưng chính điều này càng làm cho cơ thể nóng và da kích ứng, sinh ra nhiều mụn nhọt hơn, dẫn đến viêm lang nông.

Người mắc bệnh về dạ dày

Lạc kỵ gì cuối cùng đó chính là những người mắc bệnh về dạ dày. Trong lạc chứa nhiều protein và chất béo cao sẽ gây ra hiện tượng khó hấp thụ và tiêu hóa. Do nên, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không nên ăn lạc.

goc-giai-dap-lac-ky-voi-gi-ban-co-biet
Lạc Kỵ Với Người Mắc Bệnh Đau Dạ Dày

Tóm lại, lạc là một loại hạt ngũ cốc dinh dưỡng lành mạnh, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn lạc quá nhiều và đối tượng nên tránh khi ăn lạc.

Những lưu ý khi ăn lạc để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

  • Không ăn lạc đã mốc, mọc mầm và xuất hiện mùi lạ thường vì lạc đã nhiễm độc tố aflatoxin. Chất này có thể gây hại cho hệ thống thần kinh, ăn nhiều có thể mắc ung thư gan, dạ dày.
  • Người bị ho không nên ăn lạc vì sẽ làm gia tăng tiết đờm, dị ứng cổ họng, gây tình trạng ho dai dẳng không khỏi.
  • Người bị mụn không nên ăn lạc vì lạc có tính nóng sẽ làm tình trạng mụn nhọt phát triển nhiều hơn.
  • Đói bụng không nên ăn lạc vì lạc chứa nhiều chất béo sẽ khiến bụng ấm ách, khó chịu.
  • Chỉ được ăn khoảng 150gr lạc/ngày. Ăn nhiều rất dễ bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu hóa.

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi lạc kỵ với gì và đối tượng không nên ăn lạc kẻo nguy hiểm sức khỏe mà Nông sản khô mình muốn gửi gắm tới quý bạn đọc. Đặc biệt, qua bài chia sẻ này, chị em nội trợ cần phải đọc để kết hợp lạc đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh. Hy vọng rằng, với những chia sẻ kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chế biến lạc đúng cách, tránh những rủi do nhất định tới sức khỏe. Chúc bạn thành công và có thật nhiều những món ăn ngon từ lạc.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua đậu phộng giá tốt, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://thucphamkho.vn/do-kho/

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Share: