Lạc kỵ với gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

lac-ky-voi-gi

Lạc kỵ với gì? Lạc là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất quan trọng và chứa rất nhiều Vitamin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạc tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người nếu như bạn không biết cách sử dụng lạc đúng cách. Chỉ một chút sơ suất nho nhỏ trong khâu chế biến thôi, bạn vô tình biến lạc từ thực phẩm lành tính trở thành một loại thực phẩm độc tính rất khó chữa. Bài viết chia sẻ chi tiết dưới đây của Nông sản khô Dũng Hà sẽ giải đáp tới bạn chi tiết câu hỏi lạc kỵ với gì nhé.

Lạc là gì?

Lạc hay còn được biết đến với tên gọi khác là đậu phộng, đậu phụng. Là một loại cây thuộc họ nhà Đậu, có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Lạc là loại cây mùa vụ, trồng một năm, cây có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Quả lạc mọc sâu ở dưới lòng đất. Ở bên trong quả lạc thường có 1 – 4 hạt lạc.

lac-ky-voi-gi-ban-co-biet-khong

Tại Việt Nam, cây lạc được người dân gieo trồng rất phổ biến. Chúng được gieo vào 2 vụ chính trong năm là vụ Đông Xuân gieo từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch. Vụ Thu Đông, trồng lạc từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9.

Lạc được ứng dụng phổ biến nhất là trong ẩm thực. Bạn có thể mua lạc còn nguyên vỏ về luộc uống cùng bia, hoặc có thể mua lạc bóc tách vỏ về rang, chiên với dầu mỡ. Không quá khó để bạn có thể tìm mua lạc ở trên thị trường. Nếu bạn muốn tìm mua lạc bóc vỏ chất lượng, giá rẻ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh thì chắc chắn bạn nên tìm tới Nông sản Dũng Hà.

Hiện nay, lạc bóc vỏ sẵn nhà Dũng Hà được đóng túi 500 – 1kg với mức giá dao động từ 35.000vnđ – 70.000vnđ. Ngoài ra, nhà Dũng Hà còn có bán lạc nhân đỏ với mức giá cũng dao động từ 40.000vnđ – 80.000vnđ. 

==> Xem thêm sản phẩm lạc nhân đỏ TẠI ĐÂY! 

Giá trị dinh dưỡng trong lạc

Xét về mặt dinh dưỡng, lạc cũng không hề kém những loại hạt khô họ đậu như: đậu đỏ, đậu đen, đậu ngự, đậu xanh,… Đôi khi, thành phần dinh dưỡng trong lạc còn nhỉnh hơn so với các anh em trong họ nhà đậu. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, giá trị dinh dưỡng trong 100gr lạc gồm có:

  • 567 calo
  • 49gr lipid
  • 7gr chất béo bão hòa
  • 0mg cholesterol
  • 18mg natri
  • 705mg kali
  • 16gr carbonhydrate
  • 9gr chất xơ
  • 4gr đường
  • 26gr protein
  • 0mg vitamin C
  • 4.6mg sắt
  • 0.3mg vitamin B6
  • 168mg magie
  • 92mg canxi

Đó chính là những giá trị dinh dưỡng được tìm thấy trong lạc. Đây đều là những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Đừng bỏ lỡ: Những món ăn siêu ngon từ đậu phộng (lạc)

Công dụng của lạc

Với một loạt những chất dinh dưỡng của lạc vừa được liệt kê bên trên. Việc bổ sung lạc vào thực đơn ăn uống của bạn là điều rất cần thiết. Nhiều người thường đồn thổi rằng “Ăn lạc thường xuyên còn tốt hơn hàng ngàn viên thuốc”, quả thật rất là đúng. Ăn lạc sẽ mang tới những công dụng như:

  • Tăng cường chức năng ghi nhỡ của não bộ
  • Tăng cường sự phát triển của hệ thống xương khớp, phòng chống loãng xương
  • Bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa cho mẹ bầu sau sinh
  • Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ lên tới 70%
  • Tăng mức Cholesterol có lợi cho tim mạch, ngừa đột quỵ, các bệnh động mạch vành
  • Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của ung thư (đặc biệt là ung thư ruột già)
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên tới 21%
  • Phòng ngừa sự hình thành sỏi mật
  • Giúp loại bỏ các cặn bã, độc tố nguy hại trong cơ thể
  • Hỗ trợ giảm cân, tốt cho người béo phì
  • Phòng bệnh hen ở phụ nữ mang thai
  • Chống bệnh trầm cảm

Lạc (hay đậu phộng) chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng có lợi. Cũng dễ hiểu khi lạc cũng rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Vậy, lạc kỵ với gì? Đây mới chính là câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải biết. Biết để phòng tránh những tai họa bất ngờ đổ ập tới bản thân mình và người thân xung quanh. Bạn theo chân tôi cùng tìm hiểu nhé.

Lạc kỵ với gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

Lạc kỵ thịt cua

Danh sách lạc kỵ với gì đầu tiên mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là cua. Cua là một thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là nguồn chất đạm vô cùng dồi dào và phong phú. Sở dĩ, lạc và cua kỵ nhau là vì:

  • Cua và lạc đều là 2 thực phẩm có tính hàn rất mạnh. Khi kết hợp 2 món ăn có tính hàn cùng với nhau, độc tố sẽ được tăng lên gấp 3 lần. Triệu chứng cụ thể bạn gặp sau khi ăn đó chính là lạnh bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

lac-ky-thit-cua

Nếu không muốn làm bạn cùng nhà vệ sinh, bạn hãy bỏ ngay việc ăn lạc chung cùng thịt cua nha. Ngoài thị cua, những thực phẩm hải sản có tính hàn mạnh bạn cũng không nên ăn chung cùng lạc nhé.

Đừng bỏ lỡ: Hải sản kỵ gì? 5 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”?

Lạc kỵ với gì? Lạc kỵ hồng

Quả hồng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt nguồn nước dồi dào. Bên cạnh đó, Axit Tannic cũng được tìm thấy nhiều trong hồng. Trong khi đó, lạc lại là một thực phẩm giàu protein. Axit Tannic trong hồng lại xung khắc với Protein trong lạc. Hai chất này khi vào dạ dày sẽ gây ra hiện tượng khó chịu ở đường tiêu hóa. Do đó, để hệ tiêu hóa luôn mạnh khỏe, bạn không nên ăn hồng cùng lạc, hoặc ăn với số lượng nhỏ.

lac-ky-qua-hong

Lạc kỵ dưa chuột

Danh sách lạc kỵ gì cuối cùng bạn hết sức lưu ý đó chính là dưa chuột. Dưa chuột là một loại thực phẩm quen thuộc, gần gũi đối với con người. Dưa chuột vừa là trái cây, vừa là rau, có thể ăn trực tiếp, làm salad hoặc ứng dụng linh hoạt ở trong những công thức làm đẹp da mặt của số đông chị em phụ nữ. Nhưng nhiều người lại không biết được rằng, lạc và dưa chuột lại kỵ nhau, nguyên nhân là vì:

  • Dưa chuột + lạc đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Việc kết hợp 2 thực phẩm có tính hàn mạnh chúng sẽ “xung khắc” cùng nhau. Hiện tượng phổ biến nhiều người gặp đó chính là đau bụng. Trường hợp nặng là tiêu chảy cấp.

lac-ky-dua-chuot

Tuy nhiên, với những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sự kết hợp giữa lạc và dưa chuột lại không có vấn đề gì. Với người bụng dạ kém thì tốt nhất là nên tránh kẻo rước họa vào thân.

Đừng bỏ lỡ: Đậu đỏ kỵ với gì? Lưu ý cần biết để tránh kẻo ngộ độc chết người

Lạc kỵ với gì? Đối tượng không nên sử dụng lạc kẻo “ngộ độc chết người”?

Người có hệ tiêu hóa kém

  • Lạc là một thực phẩm chứa rất nhiều protein và chất béo. Với những người có hệ tiêu hóa kém như: người cao tuổi, trẻ nhỏ chính là đối tượng nên hạn chế tiêu thụ lạc. Protein và chất béo có trong lạc rất khó tiêu, gây ra hiện tượng khó chịu cho hệ tiêu hóa.
  • Khi ăn lạc, cơ thể sẽ mất rất nhiều thời gian để enzym tiêu hóa, điều này có thể gây ra triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, nôn ói,…

Thay vào đó, những người có hệ tiêu hóa kém hãy lựa chọn sản phẩm khác để sử dụng như: hạt bí xanh, hạt óc chó, hạt chia, hạt quinoa, hạt hướng dương,…

Lạc kỵ với gì? Người vừa phẫu thuật cắt túi mật

  • Nếu cơ thể muốn tiêu hóa toàn bộ thức ăn, chắc chắn không thể bỏ qua sự tham gia của túi mật. Chỉ sau khi mật được thải vào tá tràng, chất béo mới có thể được tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể. Những thực phẩm giàu chất béo và protein sẽ kích thích túi mật và khiến mật chảy ra. Nếu người bệnh vừa cắt bỏ túi mật, mật không có nơi lưu trữ và cũng không có đủ mật, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa. Do đó, người cắt bỏ túi mật, không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, và calo, đặc biệt là lạc.

Thay vào đó, bạn có thể nấu lạc cùng cháo để dễ tiêu hóa hơn. Không nên lạc rang tẩm muối, chiên dầu mỡ,…

Người bị nóng trong

  • Trong Đông y, lạc có vị ngọt, tính nóng. Vậy nên, những ai có cơ địa nóng trong, dễ sinh nhiệt, nổi mụn, ngứa ngáy,… thì tốt nhất không nên ăn quá nhiều lạc.

Lạc kỵ với gì? Người đang giảm cân

  • Muốn giảm cân nặng, chúng ta cần phải kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn đầy đủ chất cũng rất quan trọng với người thừa cân béo phì. Do đó, những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, tốt nhất không nên sử dụng lạc. Bởi vì lạc chứa lượng calo và chất béo rất lớn. 100gr lạc sống đã chứa khoảng 567 calo rồi. Vậy, khi đem chế biến lạc thành những món ăn khác nhau, lượng calo của lạc sẽ dao động từ 610 – 820 calo. Một lượng calo rất khủng khiếp.

Vậy nên, nếu ai đang có ý định giảm cân, hãy tránh xa lạc nhé. Hoặc có thể sử dụng với liều lượng rất nhỏ, tránh việc ăn thường xuyên.

Người bị bệnh Gout

  • Chất béo và protein trong lạc có thể làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu. Axit Uric là một chất thải của cơ thể, khi nồng độ Axit Uric trong máu cao có thể lắng đọng lại ở các khớp, gây viêm, sưng tấy và đau cho người bệnh. 
  • Bệnh Gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều Axit Uric. Lạc là một thực phẩm giàu purin, có thể làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu. Do đó, người mắc bệnh Gout nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc.

Lạc kỵ với gì? Người máu nhiễm mỡ

  • Như đã đề cập về giá trị dinh dưỡng trong lạc, lạc chứa lượng calo rất lớn, giàu protein và chất béo. Với những ai đang mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao, nếu ăn quá nhiều lạc sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Chúng tác động trực tiếp tới hệ thống tim mạch, có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Người mắc bệnh tiểu đường

  • Bệnh tiểu đường là một căn bệnh chuyển hóa đặc trưng khi lượng đường trong máu tăng cao đột ngột. Nếu ai đã mắc phải bệnh tiểu đường, sẽ phải điều trị suốt đời. Ngoài việc điều trị, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống. Lời khuyên dành cho bạn là không nên sử dụng quá 30gr dầu ăn/ngày. Trong khi đó, 18gr lạc đã cung cấp 10gr dầu ăn. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường, nên hạn chế ăn lạc để kiểm soát lượng đường trong máu.

Phụ nữ mang thai

  • Một viên cứu ở viện Sainte Justine (ở Canada) đã chỉ ra rằng :”Nếu phụ nữ ăn quá nhiều lạc trong quá trình mang thai, đứa trẻ ở trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng cao gấp 4 lần so với những đứa trẻ bình thường”.

Vậy nên, để muốn bé sinh ra khỏe mạnh, đủ tháng, mẹ nên hạn chế sử dụng lạc hoặc tiêu thụ lạc với số lượng vừa đủ. Mỗi lần ăn, mẹ chỉ nên ăn khoảng 25 – 35gr lạc thôi nhé.

Tóm lại, lạc là một loại hạt ngũ cốc dinh dưỡng lành mạnh, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn lạc quá nhiều và đối tượng nên tránh khi ăn lạc.

Kết luận

Trên dây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi lạc kỵ với gìNông sản khô mình muốn gửi gắm tới quý bạn đọc. Đặc biệt, qua bài chia sẻ này, chị em nội trợ cần phải đọc để kết hợp lạc đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh. Hy vọng rằng, với những chia sẻ kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chế biến lạc đúng cách, tránh những rủi do nhất định tới sức khỏe. Chúc bạn thành công và có thật nhiều những món ăn ngon từ lạc.

Cảm ơn bạn đã bớt chút thời gian đón đọc. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua đậu phộng giá tốt, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://thucphamkho.vn/do-kho/

Share: