Tết chỉ có vỏn vẹn mấy ngày, nhưng đó cũng là quãng thời gian đẹp của nhiều gia đình Việt. Họ sẽ được tụ họp với nhau sau bao 1 năm xa quê làm ăn. Tết sẽ bắt đầu từ 30 Tết cho đến mùng 3 Tết. Đây cũng là quãng thời gian con cháu trong gia đình làm những mâm cỗ để tỏ lòng thờ kính với ông bà tổ tiên. Có lẽ, giây phút chia tay chính là giây phút buồn, bịn rịn nhất của nhiều người. Để có buổi chia tay ông bà tổ tiên, con cháu sẽ làm mâm cơm hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Vậy các nghi thức cần có vào ngày mùng 3 là gì? Mâm cơm mùng 3 Tết cần những gì? Cùng Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Ý nghĩa ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán 2023?
Mùng 3 Tết hay còn được gọi với tên là Lễ Hóa Vàng. Lễ hóa vàng diễn ra từ ngày mùng 3 âm lịch cho tới mùng 7 âm lịch Tháng Giêng. Tùy vào mỗi văn hóa truyền thống của vùng miền thì lễ hóa vàng có thể diễn ra sớm hơn. Nhưng truyền thống của người Việt từ bao đời này thì nghi thức hóa vàng sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 âm lịch.
Người Việt ta thường có câu thành ngữ: “Mùng 1 Tết Cha, mùng 2 Tết Mẹ, mùng 3 Tết Thầy”. Ngày mùng 3 Tết cũng được dựa hoàn toàn vào ý nghĩa câu thành ngữ này. Sở dĩ, ngày mùng 3 dành cho Thầy vì theo quan niệm người Việt, người Thầy chính là người chỉ đường dẫn lối cho chúng ta đi tới thành công, những bài học trong cuộc đời sâu sắc nhất. Bởi vậy, mùng 3 chính là thời gian để người học sinh tỏ lòng biết ơn với người thầy thành kính của mình.
Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết
2. Ý nghĩa cúng mâm cơm mùng 3 Tết Nguyên Đán 2023?
Theo Phong tục của người Việt, mùng 3 Tết thay vì gọi là lễ hóa vàng thì đây là lễ Đưa Tiễn ông bà trở về cõi âm cảnh, lễ hạ cây nêu,… Trước đó vào 30 Tết, nhiều gia đình đã thắp hương khấn vái mời ông bà Tổ Tiên về nhà hội tụ ăn Tết cùng với con cháu. Người Việt ta với quan niệm “Âm dương nhị đồng nhất lý”, nghĩa là có mời thì phải có đưa tiễn. Và buổi đưa tiễn này thường diễn ra vào mùng 3 Tết Nguyên Đán.
Lễ cúng ngày mùng 3 Tết cũng giống so với những ngày bình thường. Bên cạnh việc chuẩn bị vàng mã để đốt biếu thì còn có mâm cơm cúng ngày mùng 3 Tết. Mâm cơm ngày mùng 3 Tết sẽ đầy đủ hơn so với mùng 1 và mùng 2. Nói cách khác thì chúng thịnh soạn hơn. Một mâm cơm ý nghĩa với đầy đủ món ăn cổ truyền giống như một lời cảm tạ của con cháu với ông bà Tổ Tiên không quản ngại đường sá xa sôi về nhà ăn Tết cùng với con cháu.
Mâm cơm hóa vàng mùng 3 Tết thường thịnh soạn, trang nghiêm hơn. Thịt gà, đĩa xôi gấc là bắt buộc có. Hương hoa, cau trầu là sẽ được thay mới. Ngoài ra, địa điểm hóa vàng cũng phải sạch sẽ, tươm tất. Bên cạnh đó là hình ảnh cây mía (câu nêu) cũng sẽ được hạ xuống. Hình ảnh cây mía giống như đòn gánh để ông bà gánh vàng bạc cũng như là thứ vũ khí để xua đuổi kẻ ác có ý đồ cướp vàng bạc.
Tham khảo thêm: Gợi ý mâm cơm mùng 2 Tết Quý Mão 2023 đầy đủ, chi tiết?
3. Mâm cơm mùng 3 Tết Nguyên Đán 2023 cần món gì?
Dù là mâm cúng gì đi chăng nữa. Chắc chắn sẽ hội tụ đầy đủ các món ăn thịt, rau củ quả là điều cần thiết. Các món ăn trong mâm cơm Tết mùng 3 không cố định. Các bạn có thể chế thỏa thích sáng tạo, linh hoạt sử dụng những thực phẩm có sẵn mà mình đã chuẩn bị từ trước Tết. Cụ thể:
3.1 Gà luộc
Tết chắc chắn 100% không thể thiếu thịt gà. Thịt gà là một món ăn cực kì ngon, chất lượng, chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, gà cũng chính là linh vật thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính để tưởng nhớ tới ông bà Tổ Tiên. Với phong tục người Việt, chỉ riêng ngày 30 Tết là nhà nào cũng sẽ phải chuẩn bị một con gà lễ để dâng lên Tổ Tiên.
Thịt gà không chỉ được dùng vào lễ Tết mà ngay cả bữa cơm hàng ngày, đám cưới hay đám dỗ bạn có thể bắt gặp hình ảnh thịt gà chặt đĩa xếp ngay ngắn cực kì bắt mắt.
Tham khảo thêm: ĐỒ ĂN TẾT VIỆT NAM ĐA DẠNG, PHONG PHÚ 3 MIỀN?
3.2 Bánh chưng xanh
Tết người Việt không thể thiếu được hình ảnh bánh chưng xanh. Tùy vào mỗi văn hóa vùng miền, nhiều nơi người dân vẫn giữ thói quen là gói bánh chưng vào dịp Tết. Nhưng có những nơi thì họ lại ưa chuộng chiếc bánh Tét nhiều hơn. Nhưng dù là bánh Tét hay bánh chưng thì chúng đều được làm rất đơn giản. Nguyên liệu chính vẫn chỉ có đậu xanh, gạo nếp, lá dong (lá chuối xanh), thịt ba chỉ heo và hạt tiêu xay. Nhìn chung, bánh chưng cũng khá khó ăn. Nhưng vì là một nét đẹp cổ truyền người Việt thì hình ảnh bánh chưng vẫn xuất hiện nhiều trong gia đình.
Bánh chưng được gói rất vuông vắn. Người gói bánh chưng chính là một nghệ sĩ. Có lẽ, tuổi thơ của nhiều người vẫn in đậm khắc ghi hình ảnh đàn trẻ thơ ngồi trông nồi bánh chưng xanh chờ trời sáng.
Ngày nay, bánh chưng không chỉ xuất hiện duy nhất vào dịp Tết Nguyên Đán mà nó đã được bán rộng rãi vào các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng.
3.3 Giò lụa
Mội khoanh giò cắt tròn vừa xinh một chiếc đĩa sẽ rất tuyệt cần có trong mâm cỗ ngày ngày Tết. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giò thơm ngon: giò bò, giò tai, giò lụa, giò lợn,… Mỗi một loại giò đều có những hương vị thơm ngon đặc trưng. Nhưng có lẽ, giò lụa chính là món ăn được ưa chuộng thích hợp nhất để dùng vào dịp Tết. Ngay cả bữa ăn thường ngày, giò lụa cũng được rất nhiều bạn trẻ nhỏ và người già yêu thích.
Theo quan niệm dân gian ta. Khoanh giò màu tròn tượng trưng cho mặt trời. Mặt trời tỏa ánh nắng đẹp rực rỡ vào mùa xuân để cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Đồng thời, ánh sáng mặt trời sẽ dẫn đường chỉ lối cho ông bà Tổ Tiên sớm về cùng con cháu để đón Tết. Hương vị thơm ngon đặc trưng. Ăn cực kì giòn và có thể ăn nóng hoặc lạnh đều cực kì ngon.
Tham khảo thêm: 19+ món ăn tết Việt Nam không thể thiếu trong Tết 2023
3.4 Đĩa xào thập cẩm
Chắc chắn mâm cỗ Tết không thể thiếu được một đĩa xào thập cẩm với rất nhiều nguyên liệu ngon. Một đĩa xào đầy đủ hương vị sẽ giúp cho bữa ăn của bạn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều. Nguyên liệu phổ biến chỉ gồm: tôm khô, súp lơ xanh, súp lơ trắng, ngô non, hành lá, su hào, cà rốt. Tưởng chừng như những nguyên liệu giản dị nhưng khi kết hợp cùng với nhau lại trở thành món ăn quan trọng không thể thiếu vắng.
3.5 Xôi gấc
Xôi chắc chắn sẽ là món ăn bạn không được phép quên trong dịp Tết. Xôi mà mọi người sử dụng nhiều trong dịp Tết đó là món Xôi Gấc. Xôi gấc có màu đỏ đặc trưng. Người dân Việt ta thường coi màu đỏ chính là màu đem tới sự may mắn, lộc tài. Bởi vậy mà họ tin dùng vào xôi gấc nhiều hơn. Một đĩa xôi gấc ở trên mâm cơm sẽ giúp cho mâm cơm có nhiều màu sắc bắt mắt.
3.6 Canh măng móng giò
Chắc chắn canh là món ăn tiếp theo cực kì quan trọng và nên xuất hiện trong thực đơn của bạn. Ngày Tết, canh măng móng giò chính là thứ canh được sử dụng nhiều nhất. Canh măng rất ngon và dễ ăn. Để cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng thì chị em ta thường hay ninh chung cùng với móng giò heo. Giá thành của măng khô và móng giò heo rất rẻ. Nguồn dinh dưỡng cung cấp tới cho con người thì cực kì quan trọng. Món canh này rất giàu Vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng. Chúng thực sự tốt cho mọi người và đặc biệt là chị em phụ nữ.
Thưởng thức canh măng khi còn nóng, bạn sẽ cảm nhận được nước măng ninh với giò heo cực kì ngọt và thơm. Khi ăn, bạn như đang hòa mình vào với thiên nhiên núi rừng vậy.
3.7 Dưa hành, củ kiệu
Có bánh chưng xanh mà thiếu củ kiệu, dưa hành thì tiếc quá. Ngày Tết món ăn sẽ rất đa dạng, phong phú với rất nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Các món ăn được chiên, nấu nướng sẽ chứa rất nhiều dầu mỡ, chất béo. Bởi vậy, để có thể giảm tải được cái ngấy thì bạn nên chuẩn bị cho mình những món đồ ăn muối chua. Đặc biệt là dưa hành, củ kiệu. Hai loại này thường được ăn kèm trong bữa ăn sẽ giúp cho bạn đỡ ngấy rất nhiều đó.
Để dưa hành củ kiệu ngon, bạn nên ngâm chúng từ trước Tết 3 tuần. Những đồ ăn muối chua ngâm càng lâu thì ăn sẽ càng ngon. Tết này phải thưởng thức ngay 2 món ăn này nhé.
3.8 Bát miến dong
Nếu như sáng nào bạn cũng bị bắt ăn cơm sẽ rất khó ăn. Tại sao lại không tự thưởng cho gia đình mình thêm món miến dong nhỉ? Một bát miến dong nóng hôi hổi sẽ giúp bạn dễ ăn hơn rất nhiều. Tận dụng ngay phần nước ninh măng móng giò. Quá là tiện lợi, thời gian nấu nấu miến nhanh chín. Một bát miến dong móng giò vào ngày Tết sẽ giúp cho cơ thể bạn ấm áp, dễ ăn hơn so với việc ăn cơm trắng.
Tham khảo thêm: Miến dong làm từ gì? Một số món ăn ngon từ miến dong
4. Văn khấn mùng 3 Tết Nguyên Đán 2023?
Từ chiều 30 Tết cho tới mùng 3 Tết, ngoài việc chuẩn bị các đồ ăn để cúng lễ thì các bài văn khấn cũng cực kì quan trọng và không được phép quên vào dịp này. Dù là người già hay trẻ nhỏ, để có thể khấn được một cách chỉnh chu, thành kính nhất thì nên soạn thành văn bản ra giấy và có thể đọc trước ban. Dưới đây chính là một số văn khấn mùng 3 Tết nguyên Đán 2023 tới mọi người có thể tham khảo qua:
4.1 Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (vái, khấn đọc 3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 Tết Quý Mão Năm 2023.
Chúng con là:……. Tuổi:……..
Hiện cư ngụ tại:……..
Thành tâm sửa biên hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cần thưa trình: Tiệc Xuân đã đến, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa Kim Ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo Hưng Vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, c úi xin chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
4.2 Văn khấn lễ tạ năm mới
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (vái, khấn đọc 3 lần)
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Ngài Đương Niên, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch, Tôn Thần.
Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ nội ngoài tiên linh.
Hôm nay là ngày mồng 3 Tết Quý Mão năm 2023.
Tín chủ chúng con là:……..
Ngụ tại:……..
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật phù tửu lễ nghi, cung trần trước án.
Kính cẩn thưa trình: Tiệc Xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới.
Kính xin: Lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được giữ bình an, gia đạo Hưng Long Thịnh Vượng. Lòng thành kính cẩn lễ bạc đưa tiễn dâng, lượng cả xét soi. Cúi xin chứng giám!
Cẩn cáo!
5. Kết luận
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi mâm cơm mùng 3 Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 mà chúng tôi muốn cung cấp cho quý độc giả. Tết cả năm chỉ có 1 lần, hãy cố gắng chuẩn bị một cách chu đáp, tỉ mỉ, thận trọng nhất. Có như vậy thì bạn mới đem tới may mắn cho mình cũng như lộc tài cho gia đình. Hi vọng với chia sẻ ở trên đây sẽ giúp ích cho quý bạn đọc rất nhiều.
THAM KHẢO NHIỀU BÀI ĐỌC TIN TỨC HAY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/
Pingback: 3+ Mâm cơm mùng 1 Tết Bắc - Trung - Nam cần có những gì?