ĐỒ ĂN TẾT VIỆT NAM ĐA DẠNG, PHONG PHÚ 3 MIỀN?

do-an-tet-viet-nam-2023

Đồ ăn Tết Việt Nam rất đa dạng và phong phú với rất nhiều món ăn ngon. Văn hóa ẩm thực Tết của mỗi vùng miền cũng rất khác nhau. Việt Nam với 54 dân tộc anh em. 63 tỉnh thành trên cả nước chia đều làm 3 miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi miền đều có những nét đẹp ẩm thực riêng ngày Tết. Hôm nay, cùng Thực phẩm khô Dũng Hà dạo quanh Việt Nam để tìm hiểu về đồ ăn Tết Việt Nam của miền Bắc – Trung – Nam nhé. Đọc xong bài viết này, chắc chắn nhiều người ăn xong Tết là sẽ tới đây du lịch tham quan nét đẹp văn hóa của con người nơi đây luôn.

1. Đồ ăn Tết là gì?

Đồ ăn Tết chính là nói tới nét đẹp văn hóa ẩm thực Tết. Mỗi một vùng miền sẽ có những nét đẹp ẩm thực ngày Tết đặc trưng riêng biệt. Những nét đẹp đó được lưu truyền từ bao đời nay. Cho đến tận bây giờ, thứ nét đẹp này vẫn được con cháu đời đời khắc ghi. Cành đào, cây mai, câu quất,… là những hiện vật minh chứng báo hiệu Tết về. Bên cạnh đó, những khay bánh kẹo Tết, mứt tết, trà tết,… luôn luôn song hành đi cùng nhau. 

do-an-tet-viet-nam-mien-bac

Đồ ăn Tết Việt Nam rất phong phú và đa dạng với rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã. Các loại đồ ăn ngày Tết không chỉ đa dạng về nhiều món ăn mà còn rất chú trọng tới hình thức trình bày, màu sắc. Một năm có 365 năm nhưng chỉ có duy nhất vài ba ngày Tết là toàn bộ thành viên trong gia đình được nghỉ ngơi, sum họp cùng nhau bên mâm cơm Tết. Chẳng có thứ gì quý giá hơn Tết đoàn viên Việt Nam. Toàn bộ gia đình ngồi lại cùng nhau bên mâm cơm, thưởng thức những món ăn ngon, chuyện trò và cùng nhau cầu chúc một năm mới bình an, lộc tài, may mắn và đầy sức khỏe. 

Tết 2023 Nguyên Đán Quý Mão chỉ còn được tính bằng ngày. Vậy bạn đã chuẩn bị đồ ăn Tết cho gia đình mình tới đâu rồi? Cùng Thực phẩm khô tìm hiểu:

2. Đồ ăn Tết Việt Nam của 3 vùng miền?

2.1 Đồ ăn Tết miền Bắc truyền thống

2.1.1 Bánh chưng xanh

Với người dân miền Bắc, hình ảnh Bánh chưng xanh không thể thiếu ở trên mâm cỗ Tết. Bánh chưng xanh ra đời từ thời vị vua Hùng thứ 6. Cho đến tận bây giờ đây vẫn là món bánh được con cháu đời đời khắc ghi mỗi khi Tết đến Xuân về. Bánh chưng xanh tượng trưng cho đất trời, một nét đẹp văn hóa của con dân Việt. Không chỉ xuất hiện trong dịp Tết, bánh chưng còn được bán rất mạnh vào các ngày rằm 15 hàng tháng và mùng 1 âm lịch. 

Nguyên liệu làm bánh chưng rất đơn giản, không quá khó hay cầu kì. Chúng chỉ gồm những nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ heo, muối, hạt tiêu xay và lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. Nhưng có lẽ, nghệ thuật ở trong món ăn này phải kể tới người gói bánh. Để có được một chiếc bánh vuông vắn mà xanh bắt mắt phải nhờ tới đôi bàn tay cực kì khéo léo.

Mở bánh ra, bạn sẽ thấy màu xanh bắt mắt giống cốm thu. Cắn một miếng bánh đầu tiên, vị dẻo dai tới từ gạo nếp. Đi sâu hơn vào bên trong đó là nhân đỗ xanh và thịt ba chỉ heo ăn cực kì lôi cuốn. 

Bánh chưng xanh còn là một bầu trời tuổi thơ của rất nhiều lứa tuổi. Hình ảnh cả đám trẻ nhỏ trong xóm xúm lại trông ngồi bánh chưng xanh bên bếp lửa hồng chờ trời sáng thật là đẹp.

2.1.2 Thịt gà luộc

Chắc chắn dịp Tết đến hình ảnh gà luộc, gà thắp hương, gà cúng lễ giao thừa không thể thiếu. Gà luộc là một món ăn rất đơn giản nhưng lại cực kì quan trọng vào dịp Tết. Hầu như gà luộc xuất hiện rất nhiều trong các đám cỗ, đám giỗ, hiếu hỷ hay bữa cơm gia đình thường ngày. Ăn gà luộc rất ngon. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác như: nộm gà, gà hầm nấm hương, cháo gà,… 

Đĩa gà luộc thắp hương trên mâm cơm Tết thể hiện lòng tôn trọng, no đủ, ấm lo của con cháu dành cho ông bà Tổ Tiên. Thịt gà có vị ngọt, ăn kèm cùng lá chanh và gia vị chanh ớt sẽ mang tới cho bạn hương vị rất đặc biệt và khó quên. 

Những miếng thịt gà da vàng ươm, được chặt bày biện trên mâm cơm thật sự rất bắt mắt. Thớ thịt gà trắng, dai sẽ là món ăn hấp dẫn bạn không thể quên vào dịp Tết này.

Tham khảo thêm: Tổng hợp đặc sản Hà Nội làm quà Tết thơm ngon, giá rẻ

2.1.3 Xôi gấc

Xôi gấc là một món ăn rất đỗi bình dân nhưng lại cực kì được con dân Việt ưa chuộng. Đĩa xôi gấc ngày xưa  rất đơn sơ và giản dị. Còn với bây giờ, xôi gấc đã được biến tấu một cách cực kì linh hoạt. Thành phần chính vẫn là gạo nếp + gấc. Nhưng điểm nổi bật trong món ăn này nằm ở chỗ là chúng có một lớp đậu xanh + vừng rang ở trên rất bắt mắt.

 

Theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa, màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự may mắn, ấm no, sung túc lộc tài. Ngoài ra, màu đỏ cũng chính là màu tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Bởi vậy mà trong những ngày rằm, mùng 1 âm lịch và đặc biệt Tết Nguyên Đán nhất định phải có một đĩa xôi gấc. Một năm mới với đầy đủ may mắn lộc tài sức khỏe cho gia chủ.

Màu đỏ tươi tắn, bắt mắt, miếng xôi mềm dẻo ăn cực kì lôi cuốn. Đặc biệt, xôi gấc lại là món ăn chứa hàm lượng Vitamin A cực kì cao và tốt cho sức khỏe.

2.1.4 Canh măng

Trong mâm cơm tết Việt Nam thì bát canh măng là không thể thiếu vắng được. Giá măng rẻ, dễ tìm mua, chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Canh măng có thể được kết hợp với rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Nhưng có lẽ, phổ biến nhất trong nhiều gia đình thì đại bộ phận họ đều ưa thích canh măng móng giò. Canh măng móng giò ăn cũng cực kì ngon, bổ dưỡng và tốt cho phụ nữ mang thai. 

Ngay từ thời sơ khai, nhân dân ta đã rất khốn khó khi ăn uống không đủ chất. Thời bấy giờ có gì ăn đó, ông cha ta toàn ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên. Có khoai ăn khoai. Có ngô ăn ngô. Có măng ăn măng. Và món canh măng chính là biểu tượng nét đẹp văn hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Ngày nay, việc tìm mua măng đã trở nên đơn giản, và không quá khó. Bạn có thể mua măng tại các cửa hàng đồ khô, nông sản sạch trên Toàn Quốc. Thưởng thức măng khô sẽ đem tới cho bạn không gian như đang hòa mình vào với thiên nhiên bao la rộng lớn. 

2.1.5 Bánh kẹo Tết

Bánh kẹo Tết ngon chính là một đồ ăn không thể thiếu trên khay bánh kẹo Tết của nhiều gia đình. Bánh kẹo Tết Việt Nam rất đa dạng về hình thức, và nguồn gốc xuất xứ. Một món ăn mà phù hợp nhất dành cho các bạn trẻ nhỏ tuổi. Có những loại bánh kẹo Tết mà bạn có thể thực hiện chúng tại nhà khi có thời gian rảnh. Còn với các loại bánh kẹo Tết cao cấp khác thì bạn rất dễ dàng tìm mua chúng ở bất cứ nơi đâu.

Thị trường bánh kẹo Tết ngon ngày Tết Nguyên Đán rất đông vui, tấp nập và nhộn nhịp với rất nhiều hình thức kiểu dáng rất bắt mắt. Chúng rất phù hợp cho túi tiền của mỗi người. Bánh kẹo Tết cũng được phân cấp rõ ràng để người dùng dễ dàng lựa chọn tìm mua chúng với những mục đích khác nhau. 

Nhưng có lẽ, trên khay bánh kẹo Tết thì các loại bánh kẹo như: Bánh chè lam, kẹo dồi Nam Định, hạt dẻ cười Mỹ, hạt hạnh nhân Mỹ, hạt điều rang muối, kẹo mít, sấu sấy khô. Đó chính là những món ăn mà xuất hiện nhiều và phổ biến nhất. Chẳng có gì quý giá bằng hình ảnh toàn bộ gia đình ngồi quây quần lại với nhau ăn bánh kẹo, nhâm nhi tách trà nóng và thưởng thức Táo Quân. 

2.2 Đồ ăn Tết miền Nam Việt Nam

2.2.1 Bánh Tét

Nếu miền Bắc bánh chưng xanh là dấu hiệu báo hiệu Tết về, thì miền Nam lại là hình ảnh món bánh tét đặc trưng. Nguyên liệu để làm bánh Tét rất gần giống với bánh chưng. Nhưng xét về hình thức thì 2 loại bánh này khác nhau. Bánh chưng vuông vắn tượng trưng cho đất. Bánh Tét lại được gói tròn thuôn dài cực lạ mắt. Sự đặc biệt của món bánh tét miền Nam còn nằm ở chỗ chúng có rất nhiều màu sắc kích thích người ăn. Nhân bánh tét được làm chủ yếu 3 loại chính: mặn, ngọt, chay.

Bánh chưng xanh miền Bắc muốn cắt sẽ phải sử dụng tới lạt buộc bánh. Nhưng với món bánh Tét được gói thuôn dài thì bạn dùng dao sắc thái thành hình tròn với độ dày vừa đủ ăn. Một món bánh đặc biệt từ mọi hình thức.

2.2.2 Thịt Kho tàu

Mâm cơm Tết của người dân miền Nam rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt, chúng không gò bó và hạn chế bởi các nghi thức truyền thống. Sự đa dạng của các món ăn trên mâm cỗ còn thể hiện rõ lòng hiếu khách, hào phóng của vùng đất và con người nơi đây.

Thịt kho tàu là một trong những món ăn ngon không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam. Món ăn này thường được chuẩn bị trong dịp Tết vì sự tiện lợi, dễ chế biến và bảo quản được rất lâu.

Thịt kho chỉ đơn giản là thịt ba chỉ heo kho với trứng gà và nước dừa. Tương tư như Bánh chưng + bánh dày cũng mang triết lý phương Đông với hình vuôn, tròn tượng trưng cho đất trời, cha mẹ.

Tham khảo thêm: 18+ Đặc sản miền Nam làm quà biếu quà Tết độc đáo 2023

2.2.3 Canh khổ qua

Những món ngon ngày Tết trên mâm cơm không chỉ ngon miệng bắt mắt mà chúng còn là chất gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

do-an-tet-viet-nam-mien-nam

Bát canh khổ qua ngày Tết miền Nam không thể thiếu vắng. Theo quan niệm của người miền Nam, canh khổ qua là món ăn giúp xua đuổi đi những điều xui xẻo của năm cũ và đón năm mới An khang – Thịnh vượng nhiều may mắn lộc tài. Canh khổ qua được chế biến đơn giản với khổ qua nguyên trái, ruột làm sạch. Bên trong là thịt heo hoặc chả cá xay nhuyễn, nấm hương luộc đậm đà, ngọt thanh nước dùng.

2.2.4 Mứt dừa, mứt gừng, hạt dưa

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp năm mới đến, người Việt luôn có hộp mứt tết trên bàn trà. Trước là để cúng Tổ tiên. Sau là để con cháu thụ lộc. Để cầu an, khay mứt Tết nên có nhiều loại mức với màu sắc khác nhau. Và trong đó, mứt dừa, mứt gừng là không thể thiếu.

Một trong những ước mơ của người Việt là được quây quần, tụ họp sum vầy cùng gia đình. Cả 2 loại mứt với màu sắc sặc sỡ luôn được xếp đầu tiên trên khay mứt. Thưởng thức mứt dừa cùng với một tách trà nóng sẽ giúp cho bạn dễ ăn hơn. Thêm vào đó, mừa chính là món ăn ưa chuộng của người già và trẻ nhỏ.

Hạt dưa vỏ màu đỏ, cắn nghe rất vui tai chính là lý do nó xuất hiện trên khay mứt Tết. Người Việt thường quan niệm rằng màu đỏ của hạt dưa tượng trưng cho hạnh phúc, vui vẻ, may mắn trong những ngày đầu năm mới.

2.3 Đồ ăn Tết miền Trung Việt Nam

2.3.1 Nem chua

Nem chua chính là món ăn nhậu đặc sản nổi tiếng miền Trung. Vào miền Trung thưởng thức nem chua thì hãy đặt chân tới Thanh Hóa. Nem chua Thanh Hóa chính là món ăn đặc sản nổi tiếng nhất vùng. Dân nhậu ngoài miền Bắc cũng rất ưa chuộng nem chua nơi đây. Nem chua thường được cánh mày râu sử dụng khi uống bia. Công thức làm nem chua rất dễ, món ăn này giờ đã được rộng rãi nhiều gia đình ngoài miền Bắc làm. 

Không chỉ là món ăn ưa chuộng dành cho dân nhậu nhẹt. Nem chua cũng là món ăn được sử dụng rất nhiều trên mâm cơm Tết Việt. Dân Việt ta thường nói: “Có giò chả thì phải có nem”. Vì vậy, trong ngày Tết giò chả và nem chua thường cặp bài song hành đi chung cùng với nhau. Với sắc hồng hào được bọc qua lá ổi và gói bên ngoài bằng là chuối xanh. Khi thưởng thức, nem chua thường đem một hương vị chua chua nhẹ, một chút cay tê tê đầu lưỡi. Bạn có thể ăn kèm nem chua với ít tỏi để tăng hương vị cho món ăn. 

Tham khảo thêm: 19+ Món ăn đặc sản miền Trung nhất định phải thử khi tới

2.3.2 Giò bò

Có nem chua thì không thể thiếu vắng đi giò bò được. Cứ mỗi độ Xuân về, trên mâm cỗ 3 miền đều xuất hiện giò. Trong đó, miền Trung phổ biến nhất là món giò bò. Giò bò ở đâu có rất nhiều hạt tiêu sọ nên thơm so với giò ở 2 miền Nam – Bắc. Giò bò miền Trung được làm hoàn toàn bằng thịt bò, không có bất kì nguyên liệu nào khác nên khi thưởng thức rất đậm vị bò.

do-an-tet-viet-nam-mien-trung

Từng khoanh giò khi thái ra có màu đỏ hồng cực đẹp mắt. Với đầy đủ hương vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay khiến người ăn cực kì kích thích vị giác.

2.3.3 Bánh Tét

Cũng giống với 2 miền Nam – Bắc. Trên mâm cỗ ngày Tết Việt Nam thì không thể thiếu bánh chưng hoặc bánh tét. Bánh tét miền Trung khá tương đồng so với bánh tét miền Nam. Có lẽ, điểm khác biệt của món bánh tét này nằm ở nguyên liệu gói. Nếu miền Nam dùng lá dong gói bánh thì miền Trung lại sử dụng lá chuối. 

Khi thưởng thức bánh Tét, người dân nơi đây sử dụng lạt để cắt bánh. Bánh có thể được ăn trực tiếp hoặc rán chấm xì dầu tương ớt ăn cực kì lôi cuốn. Dù gì đi nữa, trên mâm cỗ Tết vẫn phải có bánh, đó là thứ bánh bắt buộc cần có. Bánh thì phụ thuộc vào nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền. Mâm cơm Tết sẽ có đầy đủ màu sắc cực kì bắt mắt.

2.3.4 Nhút mít

Nhắc tới miền Trung nếu bỏ qua món Nhút mít thì đúng là sai lầm quá đáng trách. Hầu như trong mọi món ăn của người dân nơi đây, họ rất yêu thích các món ăn chua chua hay ướp muối. Họ quan niệm rằng, ngày Tết sẽ ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ nhanh ngấy và béo. Thay vào đó, các món ăn muối chua sẽ giúp cho bạn dễ ăn hơn rất nhiều.

Nhút mít miền Trung chính là một đặc sản nổi tiếng của người dân huyện Thanh Chương thuộc Nghệ An. Đây là món ăn có từ lâu đời. Nhút mít gắn với quá trình gian khổ, không đủ ăn của người dân nơi đây. Vì là món ăn muối chua được làm từ mít non nên có thể bảo quản được rất lâu dài không lo hỏng. Nhút mít ăn kèm với bánh tét quả là món ăn cực kì cháy vào dịp Tết. 

Nếu người miền Bắc trong mâm cơm Tết hay ngày thường có cà muối, hành muối, dưa muối,.. Thì người miền Trung là món nhút mít muối ăn cực kì lạ miệng và chất lượng. Đặt chân tới Nghệ An du lịch hay công tác, bạn sẽ được ăn món ăn do chính đôi bàn tay người dân nơi đây làm nên. Hương thơm đặc trưng từ mít non. Một chút cay nhẹ, tê tê đầu lưỡi từ ớt cực kì kích thích. Món ăn đáng để bạn trải nghiệm thử.

3. Tổng kết

Trên đây chính là bài viết chi tiết đầy đủ giáp đáp câu hỏi đồ ăn Tết Việt Nam mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nhìn chung, đồ ăn tết Việt Nam rất đa dạng và độc đáo. Chúng phụ thuộc cực kì nhiều vào nét đẹp văn hóa của mỗi vùng miền.

Sự khác biệt giữa Tết miền Nam – miền Bắc – và miền Trung không chỉ ở ẩm thực mà còn ở văn hóa bày mâm ngũ quả, hoa chơi Tết, tục tiếp khách hay lễ cúng bái đầu năm mới,… Trong số đó, món ngon ngày Tết cũng là một nét đẹp tạo nên đặc sản vùng miền.

THAM KHẢO NHIỀU BÀI ĐỌC TIN TỨ HAY KHÁC TẠI: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *