Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 đã sát cận kệ. Thời điểm cuối năm ai nấy cũng bận rộn với công việc riêng của bản thân. Tết chính là quãng thời gian cực đẹp để gia đình ngồi quây quần lại với nhau bên mâm cơm. Có lẽ, việc ăn quá nhiều cơm Tết sẽ khiến chúng ta phải nhàm chán. Thay vào đó, để thực đơn được đa dạng hơn thì hiện nay trên thị trường đang có bán sản phẩm Miến dong Cao Bằng. Miền dường như là món ăn cực kì phổ biến của người Việt. Nhiều người đặt ra câu hỏi:“Miến dong làm từ gì?” Và hôm nay, các bạn hãy theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu xem miến dong làm từ gì nhé!
1. Miến dong làm từ gì?
Miến dong là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Thứ miến này xuất hiện phổ biến trong bữa ăn hàng ngày và mâm cỗ truyền thống. Nhưng không phải ai cũng biết được rằng miến dong làm từ gì và nó được làm như thế nào? Chính điều này đã khiến cho nhiều người lo lắng về nguồn gốc xuất xứ của miến dong và độ an toàn của chúng khi sử dụng. Miến dong là một dạng thực phẩm đồ khô, có dạng sợi mỏng, ăn rất dai và không bị nhũn hay vữa.
Ở Việt Nam, miến dong nổi tiếng nhất phải kể tới loại miến dong Cao Bằng. Sở dĩ chúng được gọi như vậy là vì thứ miến này được sản xuất tại xóm Phía Đen, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Miến dong còn được gọi với các tên gọi khác như Miến dong Phía Đen, miến dong Nguyên Bình.
Miến dong được làm từ cây dong riềng. Đây là một thứ cây trồng cực kì nhiều và phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Loại củ này trông rất giống với củ riềng và còn có nhiều tên gọi khác như củ mài, củ chóc, củ chuối,… Tinh bột riềng chắt lọc càng tinh khiết thì sợi miến càng dai và ngon. Ở làng nghề miến dong làng So, người dân không chạy theo công nghiệp nên vẫn giữ được nét bản sắc, sợi miến được làm 100% từ tinh bột dong riềng với quy trình tỉ mỉ, thận trọng và an toàn. Bởi vậy, miến dong làng So tiếp tục là đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng trong những năm vừa qua.
Mách bạn: 3+ Cách làm gà hầm thuốc bắc hạt sen đơn giản tại gia
2. Miến dong được làm như thế nào?
Để có thể cho ra được thành phẩm miến dong không hề đơn giản chút nào. Thợ làm miến sẽ phải trải qua ít nhất 3 giai đoạn thau rửa bột. Việc ngâm và rửa kỹ bột sẽ giúp loại bỏ cặn và đất cát. Đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho miến trong quá trình sản xuất. Tùy theo sản lượng mà sử dụng lượng NaHSO3 (hóa chất được phép dùng trong thực phẩm) và lượng nước cho phù hợp theo khối lượng sản xuất.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tinh bột dong giềng
- Nước sạch
Bước thực hiện:
- Ngâm tinh bột dong giềng với nước sạch để bột nở ra, cho sạch và bớt tạp chất bẩn
- Pha tinh bột dong giềng với sữa tinh bột theo tỉ lệ 1:0.5ml nước sạch
- Khuấy đều lên, để bột lắng trong khoảng 3 giờ đồng hồ, tháo bỏ nước bẩn. Tinh bột dong giềng cần được làm đi làm lại như thế 10 lần
- Sữa tinh bột dong riềng đem trộn với nước sôi 80 – 85 độ C để bột dẻo, đặc sánh lại
- Đổ phần sữa tinh bột vào trong máy trộn để hỗn hợp được có độ sánh và đều
- Cho 6 – 7kg bột dong giềng hòa với 50ml nước lạnh và 70ml nước sôi, khuấy đều lên để thu được dịch hồ sánh
- Đồ toàn bộ tinh bột này vào với sữa tinh bột trong máy xay, đánh đều lên để thu được dịch bột đồng nhất dạng sền sệt
- Bắc chảo lên bếp, thoa một lớp dầu ăn mỏng, cho một lớp bột dong giềng vào chảo và lắc đều để nước lan đều mặt chảo. Lấy vung đậy lại trong khoảng 5 giây
- Phơi sấy sơ bộ và ủ cân bằng ẩm
Tham khảo thêm: Bột năng và bột đao khác nhau như thế nào?
3. Miến dong nấu món gì ngon?
3.1 Miến dong xào tim lòng gà
3.1.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
- Miến dong: 350gr
- Muối: 2 thìa
- Tỏi: 2 củ
- Lòng gà: 1 bộ (tim + gan + mề + lòng)
- Giá đỗ: 150gr
- Hành: 3 nhánh
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu xay, dầu ăn
3.1.2 Sơ chế nguyên liệu:
- Miến dong bạn đem ngâm với nước lọc khoảng 7 phút cho miền mềm, dễ sơ chế
- Vớt miến lên, cắt miếng thành các khúc vừa đủ ăn (độ dài từ 5 – 7cm)
- Cho lòng gà vào trong chậu, bỏ 1 nắm muối vào, dùng tay bóp để lòng gà át đi mùi hôi tanh
- Rửa lại dưới vòi nước sạch, để khô ráo nước
- Thái lòng mề gà thành các miếng vừa đủ ăn
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Giá đỗ rửa sạch, để khô ráo nước
3.1.3 Các bước thực hiện:
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đợi dầu sôi thì bạn cho tỏi băm vào chiên cho vàng dậy mùi thơm lên
- Tỏi dậy mùi, bạn cho lòng mề gà vào xào chín tới khoảng 3 phút. Đảo đều tay để tránh bị cháy
- Cho vào lòng mề gà gồm: 1 gia vị + 1 bột ngọt + 1 hạt nêm. Đảo đều lên để lòng mề gà ăn mắm muối
- Đổ lòng mề gà ra tô đựng riêng
- Tiếp tục sử dụng chảo, cho 1 thìa dầu ăn, đợi dầu sôi thì bạn cho miến dong vào xào chín với lửa vừa khoảng 7 phút
- Miến dong chín, bạn cho 1 gia vị + 1 bột ngọt + 1 hạt nêm, đảo đều lên cho miến ngấm mắm muối
- Miến dong đậm vị vừa miệng ăn, bạn đổ lòng mề gà + giá đỗ vào xào chung lên với nhau khoảng 3 phút rồi tắt bếp
- Cho hành lá + hạt tiêu xay rắc lên trên, đảo qua một lượt rồi tắt bếp múc miến ra tô
- Thưởng thức miến xào lòng gà ngon khi còn nóng
Tham khảo thêm: Cách làm chân giò hầm hàn quốc siêu ngon siêu bổ dưỡng
3.2 Miến nấu lòng gà
3.2.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
- Miến dong: 350gr
- Muối: 2 thìa
- Nước luộc gà: 500ml
- Lòng gà: 1 bộ (Tim + gan + tiết + phổi + mề + lòng)
- Nấm đông cô khô: 15gr
- Giá đỗ: 125gr
- Măng khô: 200gr
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu xay, tương ớt
3.2.2 Sơ chế nguyên liệu:
- Miến dong đem ngâm với nước ấm khoảng 5 phút để miến mềm
- Vớt miến lên, dùng kéo căt miến thành khúc vừa đủ ăn. Đựng vào tô
- Cho lòng gà trong thau nhỏ, cho 1 thìa muối. Dùng tay, bóp lòng gà với muối để át đi mùi hôi và tanh
- Rửa lại dưới vòi nước sạch, để khô ráo nước
- Lòng gà khô, bạn đem thái chúng thành từng miếng nhỏ vừa đủ ăn
- Nấm đông cô bạn đem ngâm với nước ấm khoảng 5 phút để nấm mềm
- Dùng kéo, cắt bỏ đi phần chân nấm
- Rửa lại nấm dưới vòi nước sạch, dùng tay bóp nhẹ để nấm kiệt nước
- Măng khô bạn đem ngâm với nước ấm khoảng 10 phút cho măng mềm
- Dùng tay, tước măng thành những sợi nhỏ và mỏng
- Rửa lại măng với nước sạch
- Dùng tay, bóp nhẹ cho măng kiệt nước
- Giá đỗ bạn rửa sạch, để ráo nước
Tham khảo thêm: Măng khô xào gì ngon cho thực đơn ăn uống thêm dưỡng chất?
3.2.3 Các bước thực hiện
- Bắc lên bếp 350ml nước, tiến hành đun sôi, nước sôi bạn cho bộ lòng gà vào trụng khoảng 2 phút để lòng gà chín tới. Vớt lòng gà ra tô đựng
- Tiếp tục sử dụng nước trần lòng gà, bạn cho măng khô vào luộc chín tới khoảng 10 phút rồi đổ phần nước luộc măng đi, để măng ra rổ ráo nước
- Cho lên bếp 500ml nước dùng gà, đun sôi nước dùng gà lên
- Nước dùng gà sôi, bạn cho nấm đông cô vào luộc chín khoảng 10 phút
- Nấm đông cô chín, bạn cho miến dong vào luộc chín lên khoảng 5 phút
- Tiếp theo, bạn cho lòng gà + măng khô luộc chín + giá đỗ vào đun lẫn cùng với miến khoảng 10 phút
- Cho 1 gia vị + 1 bột ngọt + 1 hạt nêm, đảo đều lên. Nêm nếm thử cho vừa miệng mình ăn
- Nước dùng vừa miệng, miến dong cùng nguyên liệu đã chín tới, bạn tắt bếp mà múc miến ra từng tô nhỏ
- Thưởng thức ngay miến khi còn nóng và có thể cho một chút tương ớt vào để món ăn thêm hấp dẫn, cay cay tê tê đầu lưỡi
4. Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi miến dong làm từ gì. Thêm vào đó, chúng tôi muốn gửi ngắm tới quý bạn đọc một số món ăn ngon từ miến dong mà bạn có thể thực hiện chúng tại nhà để thực đơn ăn uống của gia đình thêm đa dạng và nhiều dưỡng chất hơn. Các món được làm từ miến dong rất đơn giản, không quá khó và cầu kì, ai ai cũng có thể làm được. Tiết trời Tết Nguyên Đán se se lạnh, thưởng thức với nhau một bát miến lòng gà sẽ giúp cơ thể trở nên ấm áp hơn hẳn.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô Dũng Hà để cùng cập nhật thêm thật nhiều tin tức ẩm thực bổ ích hay khác nhé!
Nếu có ý kiến đóng góp cho bài viết quý bạn đọc có thể liên hệ với Công ty cổ phần phát triển Dũng Hà thông qua hình thức dưới đây:
- Gửi đóng góp về hòm thư Email Công ty: nongsandungha@gmail.com
- Số máy đường dây nóng Công ty: 1900 986865 (Hỗ trợ 24/24h).
- Để lại bình luận của mình ngay dưới chân bài viết và chúng tôi sẽ giải đáp chúng
Địa chỉ tìm mua nguyên vật liệu và mua miến dong chất lượng tại đây:
- Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
- Số 02/B khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh
Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết