Nấm hương kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với nấm hương

nam-huong-ky-gi

Nấm hương kỵ gì? Những thực phẩm “đại kỵ” cần tránh khi ăn cùng nấm hương? Nấm nói chung và nấm hương nói riêng, chúng chính là những nguyên liệu ẩm thực cực kì quen thuộc của người Việt. Hầu như trong nhiều món ăn, nấm là thực phẩm không thể thay thế được. Đặc biệt, nấm hương lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn. Nhưng đôi khi, sự sơ xuất của chị em trong việc chế biến, đã biến nấm hương từ vô hại trở thành thực phẩm có hại. Cùng Thực phẩm khô Dũng Hà giải đáp xem nấm hương kỵ gì nhé!

1. Nấm hương kỵ gì liệu bạn đã biết?

Nấm hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là Nấm đông cô. Đây là loại nấm rừng phổ biến tại các khu vực vùng núi phía Bắc của nước ta. Điển hình như: Lào Cai, Sapa, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên,… Loại nấm này có cấu tạo 2 phần, đó là: Chân nấmmũ nấm. Phần chứa nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng nhất chính là phần mũ nấm. Phần chân nấm thì ít được sử dụng vì chúng rất đắng. Nhưng nếu tự mầy mò khám phá, phần chân nấm đông cô lại được sử dụng làm món ruốc chân nấm hương cực kì thơm ngon và lạ miệng đó. 

nm-huong-ky-gi-ban-nen-tranh

Phần mũ nấm có đường kính từ 7 – 12cm, có màu nâu nhạt. Nấm hương mọc ký sinh trên những cây có lá to. Để có thể dễ dàng sử dụng và bảo quản lâu dài, người dân thu hoạch nấm hương rừng về tiến hành phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Việc phơi khô nấm chỉ giúp nấm dễ bảo quản. Thành phần dinh dưỡng thì vẫn được giữ nguyên. 

Chất đạm, khoáng chất, Vitamin và Enzyme là những thành phần dinh dưỡng đặc trưng chủ yếu. Nấm hương rừng khô hay tươi đều đem đến những lợi ích về mặt sức khỏe như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Tốt cho hệ thống tim mạch
  • Giảm Cholesterol xấu trong máu
  • Ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư
  • Giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai bền vững
  • Tốt cho sức khỏe làn da, trị mụn, trứng cá, thâm nám, tàn nhang

1.1 Rửa nấm quá kỹ

Trên thực tế, nấm hương nuôi trồng sẽ phải trải qua rất nhiều yếu tố. Còn với nấm hương sinh trưởng tự nhiên thì chúng chỉ phù hợp sống trong môi trường sạch sẽ với điều kiệt khắt khe nhất. Do đó, việc rửa nấm quá sạch hay ngâm nước quá lâu là điều không cần thiết cho lắm. Hơn nữa, việc rửa hay ngâm quá lâu còn khiến cho thành phần dinh dưỡng trong nấm giảm mạnh.

Nấm lại là thực phẩm hút nước rất mạnh. Việc ngâm quá lâu sẽ khiến nấm bị nhạt, mất mùi, không có vị thơm ngon khi nấu.

Bởi vậy, trước khi chế biến, bạn chỉ cần rửa sơ sơ nấm với nước sạch. Dùng kéo, cắt bỏ chân nấm đi và để rổ ráo nước và chế biến.

Tham khảo thêm: Món ngon từ nấm hương rừng khô làm nức lòng khách quý

1.2 Dùng quá nhiều dầu ăn

Khi tìm hiểu về nấm hương kỵ gì, bạn cần nắm được những sai lầm mà chính mình mắc phải trong quá trình chế biến. Đó chính là việc bạn sử dụng quá nhiều dần ăn? Tại sao xào nấm lại phải sử dụng tới dầu ăn nhỉ?

  • Như đã đề cập ở trên, dầu ăn và nước là 2 chất lỏng mà nấm hương rất dễ hấp thụ và thẩm thấu. Xào hoặc chiên nấm quá nhiều dầu sẽ khiến nấm hút dầu và mất chất dinh dưỡng. Nhất là trong quá trình chiên rán liên tục có thể làm giảm và biến đổi chất dinh dưỡng tốt thành chất xấu.
  • Bên cạnh đó, việc cho quá nhiều dầu ăn sẽ làm cản trở con đường cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ nấm. 
  • Không những cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng mà nó còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày,….

1.3 Cần phải được nấu chín hoàn toàn

“Ăn chín – uống sôi” chính là khẩu hiệu mà Bộ Y Tế khuyến cáo. Nấm hay bất kể thức ăn gì đều phải được nấu chín kĩ. Khi chế biến nấm, bạn cần nấu chúng chín hoàn toàn để nó không gây hại. Vì khi còn sống, các chất độc trong nấm rất nguy hiểm. Chúng sẽ gây hại trực tiếp cho sức khỏe và dạ dày. Đồng thời, các loại vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt mà thay vào đó chúng sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt,…

1.4 Không đổ bỏ nước ngâm nấm đi

Với các loại đồ khô, trước khi chế biến, bạn sẽ phải ngâm chúng từ 3 – 5 phút để chúng mềm, sạch bụi bặm rồi mới được chế biến. Nấm hương rừng khô cũng cần được ngâm trước khi đem chế biến. Hầu hết, mọi người thường hay đổ bỏ phần nước ngâm nấm đi. Vì họ nghĩ rằng đó là phần nước bẩn, nước không tốt để sử dụng. 

Trên thực tế, phần nước ngâm nấm lại là phần chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng có lợi nhất. Phần nấm mà bạn ăn đó chỉ là “xác” nấm mà thôi. 

Do đó, trong quá trình ngâm, bạn sẽ vớt xác nấm để ráo nước. Phần nước dùng nấm thì để khoảng 5 – 7 phút để phần cặn, bã nấm lắng đọng xuống dưới. Phần nước trong dùng nấu canh, các món hầm cực kì thơm ngon bổ dưỡng.

1.5 Không dùng nồi nhôm để chế biến nấm

Các vị đầu bếp luôn được dạy cách “không dùng nồi chảo hoặc nhôm để nấu ăn”. Các hoạt chất có trong nấm sẽ phản ứng cực kì mạnh mẽ với chất nhôm. Chính sự phản ứng này đã khiến cho nấm chuyển sang màu thâm 2, mất mỹ quan và cựu kì có hại cho sức khỏe.

2. Nấm hương kỵ với gì? Những thực phẩm “đại kỵ” với nấm hương?

Như đã đề cập ở trên. Nấm hương rất tốt, giàu dinh dưỡng và chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon từ nấm. Theo y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, nếu sử dụng vượt liều lượng và thời gian dài thì sẽ dẫn tới tình trạng bị đau bụng, ngộ độc. Hơn nữa, nếu không biết cách chế biến và kết hợp nấm với các món ăn ngon, các loại thực phẩm, đồ uống thì vô hình chung, bạn sẽ biến chúng thành thực phẩm có hại cho chính bản thân mình. Vậy, những ai không nên ăn nấm và những thực phẩm nào “xung khắc” khi ăn với nấm hương?

2.1 Ai không nên sử dụng nấm hương?

  • Người nghiện rượu bia: Bia rượu là những thức uống có tính hàn mạnh. Nấm hương lại là lại nấm có tính ấm. Khi sự nóng – lạnh kết hợp lại với nhau chúng sẽ phản ứng mạnh và gây ra những hệ quả khôn lường. Bởi vậy, không nên uống bia rượu mà nhâm nhi nấm. Nguy cơ ngộ độc rượu là rất cao nếu bạn chủ quan. Sự tích tụ của lượng Aldehyde trong máu vượt ngưỡng cho phép. Chúng sẽ khiến bạn gặp những dấu hiệu như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ bừng, buồn nôn,… Nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng.
  • Người cơ thể mang tính hàn: Không nên chế biến nấm hương cùng những thực phẩm tính hàn mạnh như thịt lạnh, rau lạnh,… nó là cực hại cho dạ dày. Đặc biệt, khi ăn nấm, không nên uống nước lạnh, nước đá, nước giải khát, trà đá,… vì nó sẽ dẫn tới tình trạng bị “tào tháo” đuổi.
  • Người hệ tiêu hoá kém: Nếu ai có hệ tiêu hoá kém thì không nên dùng bất kể món ăn gì liên quan tới nấm. Nấm có tính hàn mạnh, nếu ăn vào bạn sẽ bị lạnh bụng, đau bụng âm ỉ,… Ngoài ra, những người dễ cảm lạnh hoặc cơ thể nhiễm cảm lạnh.

Nhận định rằng, nấm rất ngon, rất dễ tìm mua và cực kì dễ chế biến. Nhưng nếu bạn không biết cách sơ chế chế biến thì nấm lại cực kì hại cho bản thân người dùng. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kĩ về các cách chế biến từng loại nấm một cách chi tiết nhất và đặc tính của từng loại nấm để sử dụng đúng mục đích.

Tham khảo thêm: Mộc nhĩ kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với mộc nhĩ?

2.2 Thực phẩm “xung khắc” khi ăn cùng nấm hương

Để đảm bảo sức khoẻ của toàn bộ người thân trong gia đình mình cũng như có thể hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất dinh dưỡng từ nấm. Bạn cần hiểu sâu sắc hơn về những thực phẩm “xung khắc” khi kết hợp cùng nấm hương. Để tránh gặp những phiền toái nguy hiểm ngay từ những món ăn ngon được chế biên từ nấm, bạn nên tránh:

  • Không chế biến chung với củ cải trắng: Bản thân củ cải trắng chứa rất nhiều Enzym. Còn nấm hương thì lại chứa nhiều các hoạt chất sinh học. Hai thứ này khi kết hợp chung với nhau sẽ dẫn tới các bệnh về viêm da dị ứng. Bên trong nấm có chứa hoạt chất Morpholine – đây là một chất cực kì nhạy cảm với ánh sáng. Với những người cơ địa mẫn cảm, da của bạn sẽ gặp hiện tượng phù nề, dị ứng,… khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Không ăn ốc với nấm hương: Danh sách thực phẩm “đại kỵ” với nấm hương thì có lẽ không thể bỏ qua được ốc. Bất kể những gì liên quan đến ốc đều đem tới ảnh hưởng nhất định. Ốc tính hàn, nấm hương tính ấm. Sự kết hợp này khiến người dùng bị ngộ độc, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
  • Không ăn cùng trứng vịt và đồ biển: Trứng vịt và đồ biển là những thực phẩm 100% tính hàn. Bởi vậy mà chúng được khuyến cáo là không nên ăn kèm cùng nấm hương. Đồng thời, sự kết hợp này ảnh hưởng đế nguyên lý sinh học của cơ thể.

NGUỒN: TỔNG HỢP

3. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi nấm hương kỵ gì và những thực phẩm “xung khắc” khi kết hợp cùng nấm hương mà bạn nên biết. Đây đều là những thông tin chia sẻ kinh nghiệm đời sống cực kì bổ ích. Bên cạnh việc có một món ăn thơm ngon bổ dưỡng thì vấn đề sức khoẻ người thân trong gia đình cũng cần phải được đảm bảo. Việc thêm nấm hương vào thực đơn ăn uống là điều quan trọng. Vừa giúp thực đơn ăn uống thêm đa dạng lại giúp đỡ bị nhàm chán.

nam-huong-ky-gi-ban-da-biet

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô Dũng Hà để cùng nhau cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống hay khác nhé!

THAM KHẢO THÊM NHIỀU TIN TỨC BỔ ÍCH KHÁC TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

4. Thông tin liên hệ

Mọi khiếu nại về chất lượng bài đọc hay tìm mua nấm hương rừng khô chất lượng. Xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Nông sản Dũng Hà theo số máy đường dây nóng Công ty: 1900 986865 (Hỗ trợ 24/24h).

Các chi nhánh của Dũng Hà có mặt tại đây:

  1. Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội (Trụ sở chính)
  2. A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hoà – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
  3. Số 02/B khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh

Mách bạn: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

Share:

2 thoughts on “Nấm hương kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với nấm hương

  1. Pingback: Tai chua khô nấu gì? 3 cách nấu món ăn ngon từ tai chua khô

  2. Pingback: Nấm rơm kỵ gì? 6+ điều nên tránh kẻo nguy hiểm tính mạng?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *