Tỏi đen và công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết 

công dụng của tỏi đen

Tỏi đen là một loại thực phẩm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết những công dụng của tỏi đen. Liệu loại tỏi này có thật sự thần kỳ như mọi người đồn hay không? Cùng thucphamkho.vn tham khảo bài viết ” Tỏi đen và công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết” dưới đây nhé!

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen không phải là thực phẩm có sẵn trong tự nhiên. Nguồn gốc của tỏi đen thật ra là tỏi trắng thông thường. Nhờ quá trình phản ứng Maillard, tỏi trắng chuyển thành tỏi đen. Sau khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm ở nhiều nhiệt độ khác nhau và kiểm soát độ ẩm xuyên suốt trong vài tuần để tỏi chuyển từ màu trắng sang màu đen. Khi hình thành tỏi đen, vị hăng vốn có của tỏi cũng đồng thời biến mất. Trái lại, tỏi lại có vị ngọt như siro dấm balsamic hoặc vị me, rất dễ ăn. Hoàn toàn không có cảm giác đang ăn tỏi.

công dụng của tỏi đen
Công dụng của tỏi đen

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi đen có lượng hoạt chất cao hơn nhiều so với tỏi trắng. Ngày nay, tỏi đen không còn là cái tên xa lạ với nhiều người. Nó được biết đến như một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ở Nhật Bản, tỏi đen được sản xuất với số lượng lớn. Nó được xem như một bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn.

Các hoạt chất trong tỏi lên men tăng hàm lượng lên đáng kể như đường Fructose, polyphenol, S-allyl-L-cysteine (SAC) hay hợp chất sulfur hữu cơ. Nhờ vậy mà tỏi đen có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

Tỏi đen có những công dụng nào?

Một số công dụng nổi bật, tốt cho sức khỏe của loại thực phẩm nhỏ mà có vỏ này. 

Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng nhờ ăn tỏi đen

Tỏi trắng cũng có nhiều công dụng không kém. Nó có chức năng ngăn chặn nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Tỏi sau khi được lên men thì những công dụng đó lại càng được nâng cấp hơn. Bởi vì hoạt tính của các chất trong tỏi đen được tăng lên. Trong tỏi đen có một loại axit amin tên allicin. Axit này khả năng tiêu nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau.

Khi ăn tỏi đen, người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi, lấy lại năng lượng và sức khỏe. Đặc biệt có hiệu quả với những người bị suy giảm miễn dịch do sử dụng nhiều hóa chất hay sử dụng hóa chất. 

Xem thêm: Giống măng tây Mỹ tại Việt Nam 

Tỏi đen có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Một trong những công dụng nổi bật của tỏi đen chính là có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Trong tỏi đen có chứa hợp chất S- allylcysteine có chức năng ức chế một số dòng tế bào ung thư như: trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú…

Không chỉ giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả. Tỏi đen còn có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.

Tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol của tỏi đen

Dư thừa lượng cholesterol trong máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường… Nếu ăn tỏi đen thường xuyên, đúng liều lượng thì trong thời gian ngắn sẽ giảm được cholesterol trong máu, hạ lượng mỡ máu trong cơ thể và duy trì chúng ở mức hợp lý, đồng thời tăng HDL – Cholesterol. Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Những người mắc bệnh béo phì, thừa cân và người cao tuổi rất thích hợp để ăn tỏi đen. 

Công dụng thu dọn gốc tự do của tỏi đen

Gốc tự do là nguyên nhân mắc phải nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vì vậy, để có thể ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý thì thu dọn gốc tự do là việc làm cấp thiết. 

Tỏi đen rất nhiều dinh dưỡng
Tỏi đen rất nhiều dinh dưỡng

Ăn tỏi đen là một trong những biện pháp hiệu quả. Chất sulfur hữu cơ và chất tetrahydro carboline có trong tỏi đen có tác dụng thu dọn gốc tự do triệt để trong cơ thể bạn. Lúc này, cơ thể bạn khỏe mạnh, có năng lượng, sinh hoạt và làm việc thoải mái hơn. 

Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa

Tỏi trắng có công dụng chống oxy hóa. Hiển nhiên, phiên bản nâng cấp hơn của tỏi trắng cũng sẽ có thể giúp cơ thể chống oxy hóa. Không những thế, khả năng chống oxy hóa của tỏi đen còn cao hơn nhiều so với tỏi thông thường. Nhờ có tỏi đen, chị em phụ nữ không còn lo ngại da lão hóa, nhăn nheo. Tỏi đen cũng rất thích hợp cho những người bị viêm da.  

Tỏi đen cung cấp hàm lượng protein, vitamin dồi dào. Chất chống oxy hóa có chức năng làm chậm quá trình lão hóa, làn da mịn màng căng bóng. Tỏi đen hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như sạm da, đồi mồi, nám, da nhăn nheo, kém đàn hồi… Vậy nên, bạn nên dùng tỏi đen nhiều hơn để giúp da trở nên khỏe mạnh và săn chắc 

Điều trị các bệnh về tim mạch bằng tỏi đen

Tỏi đen là một trong những loại dược liệu tuyệt vời được áp dụng trong các phương pháp chữa bệnh về tim mạch. Tỏi đen vừa có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu vừa có chức năng bảo vệ thành mạch và thúc đẩy quá trình lưu thông của máu. Do vậy, tỏi đen góp phần vào việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch hiệu quả. Đồng thời hạn chế được tối đa xảy ra biến chứng.

Tỏi đen có công dụng bảo vệ tế bào gan

Bạn cũng có thể ăn tỏi đen để bổ sung dưỡng chất bồi bổ cho gan. Ăn tỏi thường xuyên và đúng liều lượng sẽ giúp các tế bào gan của bạn được bảo vệ một cách hiệu quả. Với những ai bị viêm gan, xơ gan thì đây là một loại thực phẩm tuyệt vời dành cho họ

Tỏi đen giúp giảm đau xương khớp, viêm khớp

Kể mãi chưa hết công dụng của tỏi đen. Tỏi đen còn có tác dụng giảm đau, giảm vết sưng, tiêu viêm. Ngoài ra, còn tham gia vào quá trình thúc đẩy phục hồi và cải thiện sức khỏe sau tổn thương. Giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn. 

Ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương nhờ tỏi đen

Hợp chất S-allylcysteine có trong tỏi đen không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Chúng còn có chức năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ allicin. Hợp chất này có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này khi vào cơ thể sẽ gây nên nhiễm trùng, viêm da. S-allylcysteine còn có tác dụng làm lành các vết thương trên cơ thể một cách nhanh chóng.

Tỏi đen rất tốt cho phụ nữ có thai 

Mẹ bầu thường phải bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy thì đừng bỏ qua tỏi đen- thực phẩm thần kỳ này. Tỏi đen chứa những thành phần lành tính, tốt cho bà bầu. Hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc các triệu chứng khi mang thai như tăng cường hệ miễn dịch giúp mẹ bầu tránh khỏi một số bệnh ho, sốt, cảm, điều trị chứng mất ngủ. Nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp. 

Tỏi đen hoàn toàn không có mùi hăng, khó ăn như tỏi trắng. Trái lại, tỏi đen có vị ngọt và rất dễ ăn. Bạn có thể kết hợp tỏi đen vào các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để tránh bị các tác dụng phụ, các mẹ bầu muốn ăn tỏi đen thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Để đảm bảo tỏi đen mang lại tác dụng hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé. 

Xem thêm: Tỏi và mật ong có kỵ nhau không? 

Hướng dẫn ăn tỏi đen đúng cách

Để phát huy hết tác dụng của tỏi đen, bạn cần lưu ý cách sử dụng và liều lượng ăn mỗi lần. Một số cách ăn tỏi đen phổ biến sau:

  • Ăn tỏi đen trực tiếp: Theo các nhà khoa học Nhật Bản, người trưởng thành nên ăn từ 1 – 3 tép tỏi đen mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Để phát huy hết tác dụng của tỏi thì bạn nên ăn riêng. Cách khác là bạn có thể dùng 3 – 6g tỏi đen ép thành nước tỏi nguyên chất để uống mỗi ngày.
  • Tỏi đen ngâm với rượu nếp không cồn: Nên sử dụng hàng ngày, mỗi ngày uống 1 – 3 lần, mỗi lần 50ml. 
  • Tỏi đen ngâm cùng mật ong: 125-150g tỏi đen sau khi bóc vỏ, ngâm cùng với mật ong nguyên chất trong lọ thủy tinh. Sau 3 tuần là có thể sử dụng được. Cách này có công dụng trị sốt, cảm lạnh, viêm họng… rất hiệu quả. 
  • Mặc dù không còn mùi hăng, nhưng tỏi lên men vẫn còn một chút mùi vị nồng. Nếu bạn cảm thấy khó ăn quá thì có thể dùng tỏi đen như một gia vị, cho vào các món ăn hàng ngày. Các này cũng giúp cải thiện hương vị cho món ăn. 

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi đen với mục đích chữa bệnh

Tuy có nhiều công dụng nhưng tỏi đen có một số thành phần không phù hợp với những người sau đây:

– Những người có thể trạng nóng 

– Phụ nữ đang mang thai.

– Người đang sử dụng thuốc chống đông máu 

– Bị dị ứng với tỏi 

– Người bị các bệnh liên quan đến mắt, gan, thận thì không nên ăn quá nhiều.

– Những người bị huyết áp thấp, người mắc bệnh tiêu chảy.

Bạn nên ăn tỏi trong hoặc ngay sau bữa ăn để tỏi có thể phát huy tối đa công dụng. Khi đó cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ, dịch vị tiết ra nhiều giúp hạn chế được những tác động tiêu cực đến dạ dày. 

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện đơn giản tại nhà 

Nguyên liệu:

Bia

Tỏi

Nồi cơm điện

Giấy bạc

Cách làm tỏi đen
Cách làm tỏi đen

Công thức làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

Bước 1

Lựa chọn tỏi 

Việc chọn tỏi tươi ngon quyết định phần lớn cho mẻ tỏi đen của bạn có thành công hay không đấy nhé! Để làm được một mẻ tỏi đen chất lượng, bạn cũng cần phải chọn những củ tỏi chất lượng. Hãy chọn những củ tỏi to, đẹp và đều nhau, tép to và căng. Đợi tỏi khô rồi bóc lớp vỏ của tỏi để loại bỏ bụi bẩn. Lưu ý không bóc hết vỏ của tỏi. 

Bước 2

Cho tỏi ngấm men vi sinh bằng cách ngâm tỏi với bia 

Sau khi đã sơ chế tỏi tươi xong, bạn cho tỏi vào chậu nhựa và tưới bia lên. Đổ bia ngập tỏi, đảm bảo bia thấm đều tỏi. Ngâm tỏi trong khoảng 30 phút để tỏi ngấm hoàn toàn men vi sinh. Ngâm tỏi và bia với tỷ lệ 1:1, cứ 1kg tỏi tươi thì ngâm cùng 1 lon bia. Bia gì cũng có thể sử dụng để ngâm được. Cứ 5 phút lại đảo tỏi một lần cho tỏi nhanh ngấm men.

Bước 3

Ủ tỏi 

Ủ tỏi bằng giấy bạc. Trải đều 1 tờ giấy bạc vừa đủ. Sau khi tỏi đã ngấm men vi sinh, bạn vớt tỏi ra và cho vào giấy bạc.  Phải xếp tỏi ngay sau khi vớt ra khỏi bia để tránh làm hỏng quá trình lên men của tỏi. 

Bọc giấy bạc quanh tỏi khi tỏi còn đang ướt. Nhớ là phải bọc kín, không nên để hở, quá trình lên men của tỏi sẽ bị gián đoạn. Mẻ tỏi đen sẽ không được ngon và màu đen đẹp.

Bọc tỏi bằng giấy bạc với mục đích tránh tỏi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao.

Bước 4

Ủ tỏi bằng nồi cơm điện

Cho bọc tỏi vào nồi cơm điện. Bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín vung nồi cơm điện để nhiệt không thoát ra ngoài. 

Mẹo nhỏ: Vào mùa hè, để tiết kiệm điện và tránh hỏng nồi. Bạn có thể lấy hơi nóng bằng cách mang nồi cơm điện ra phơi nắng. Tầm 4h chiều thì mang nồi vào cắm điện tiếp. 

Kiểm tra tỏi hàng ngày trong quá trình lên men tỏi. Bạn mở vung ra và đóng lại ngay. Không để quá 5 phút. Sau 2 tuần, tỏi trắng sẽ chuyển dần sang màu nâu và cuối cùng thành màu đen. Tỏi đạt yêu cầu là tỏi có vị hơi chua, hơi ngọt, không còn mùi nồng. Có thể bảo quản tỏi đen trong tủ mát trong thời gian dài. 

Tham khảo sản phầm tại nongsandungha

 

Share:

5 thoughts on “Tỏi đen và công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết 

  1. Pingback: Ung thư dạ dày ăn gì? Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày

  2. Pingback: Giá tỏi cô đơn hiện nay là bao nhiêu? Cách sử dụng tỏi cô đơn

  3. Pingback: Tác dụng khoai sọ là gì? Phân biệt khoai môn và khoai sọ

  4. Pingback: Tác dụng gừng đen thần kì trong Y học hiện đại

  5. Pingback: 7+ Công dụng lá xạ đen đối với sức khỏe từ A đến Z

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *