2 Cách làm chân giò hầm ngải cứu thơm ngon đến xiêu lòng

chan-gio-ham-ngai-cuu

Chân giò hầm ngải cứu có những cách làm nào? Chân giò hầm ngải cứu làm có dễ không? Đây có lẽ là 2 trong tổng số nhiều câu hỏi xung quanh tới món chân giò hầm này. Nhiều chị em nội trợ vẫn đang xoay sở đi tìm công thức chế biến chuẩn nhất nhưng vẫn chưa thành công. Món chân giò hấp ngải cứu không chỉ thơm ngon và nó còn là một bài thuốc thần dược trị bệnh cực hiệu quả. Hôm nay, các bạn hãy dành ra ít phút theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà cùng vào bếp tìm cách làm chân giò hầm ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng nhé!

1. Chân giò hầm ngải cứu bổ dưỡng

Món chân giò hầm ngải cứu là một món ăn cực kì bổ dưỡng và đem tới nhiều lợi ích cho người dùng. Chỉ gồm 2 nguyên liệu chính là móng giò và rau ngải cứu. Tưởng chừng những nguyên liệu đơn giản như vậy nhưng chúng lại là sự kêt hợp vô cùng hoàn hảo cho nhau. Với món ăn này thì ai ai cũng có thể sử dụng được. Đơn thuần không chỉ là món ăn ngon miệng mà chúng còn đem tới cực kì nhiều lợi ích to lớn như:

  1. Bổ sung thực đơn ăn uống của bạn thêm đa dạng hơn
  2. Nạp thêm nhiều năng lượng vào cơ thể
  3. Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngừa tóa bón, khó tiêu,…
  4. Tốt Cho hệ thống xương khớp 
  5. Phục hồi sức khỏe người bệnh
  6. Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng thêm đa dạng hơn

Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

1.2 Sơ chế nguyên liệu

  • Giò heo mua về, bạn dùng dao cạo, cạo sạch lông tơ và lông con (nếu có) trên giò heo đi
  • Rửa giò heo dưới vòi nước sạch
  • Hòa một chậu nước muối pha loãng, cho giò heo vào ngâm với nước muối khoảng 10 phút để giò heo át đi mùi hồi
  • Vớt giò heo lên, rửa lại dưới vòi nước sạch, để ráo nước
  • Giò heo ráo nước, bạn đem chặt giò heo thành từng khúc nhỏ vừa đủ ăn
  • Táo tàu + táo đỏ bạn đem ngâm riêng vào thau nước ấm khoảng 5 phút
  • Vớt táo tàu + táo đỏ lên, rửa lại với nước sạch, để khô ráo nước
  • Táo tàu + táo đỏ ráo nước, bạn đem bổ chúng ra làm đôi
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhuyễn
  • Ngải cứu nhặt những lá già, vàng, sâu bệnh, héo úa bỏ đi, đem rửa sạch
  • Hòa thêm một chậu nước muối mới, đem ngâm ngải cứu vào trong nước muối khoảng 5 phút
  • Vớt lên rửa lại với nước sạch, để ráo nước
  • Thái nhỏ ngải cứu vừa đủ ăn
  • Hành lá nhặt những lá héo úa, cắt bỏ rễ, thái nhỏ

1.3 Các bước thực hiện

  • Bắc lên bếp 500ml nước và tiến hành đun sôi nước
  • Nước sôi, bạn cho giò heo vừa chặt nhỏ vào trụng qua với nước sôi khoảng 7 phút 
  • Vớt giò heo và ngâm vào thau nước đá đã chuẩn bị trước khoảng 5 phút để giò heo trắng, khi ăn dai giòn
  • Ngâm xong, vớt giò heo lên, để vào tô cho ráo nước
  • Cho vào tô giò heo gồm: 1 gia vị + 1 hạt nêm + 1 bột ngọt + 1 nước mắm + 1 hạt tiêu xay + 1 hành tím băm. Trộn đều lên
  • Để khoảng 20 phút cho giò heo ngấm gia vị
  • Cho vào nồi 2 thìa dầu ăn, đun sôi dầu, dầu sôi bạn cho giò heo vào chiên vàng cháy cạnh 
  • Đổ 750ml nước lọc vào nồi chân giò hầm, tiến hành hầm chân giò khoảng 2 tiếng đồng hồ cho chân giò chín mềm
  • Tiếp đến, bạn cho táo đỏ + táo tàu vào hầm chung cùng giò heo 30 phút
  • Mở vung, hớt bỏ phần váng nổi đục nổi trên bề mặt nước đi
  • Cuối cùng bạn cho ngải cứu vào hầm khoảng 10 phút là toàn bộ nguyên liệu phụ gia chín
  • Nêm nếm thử cho sao cho vừa miệng mình ăn
  • Nước dùng đậm vị vừa miệng, bạn rắc một chút hành lá thái nhỏ vào rồi đảo qua 
  • Tắt bếp, hạ nồi xuống và múc thành phẩm ra tô
  • Chân giò hầm ngải cứu ăn ngon nhất là khi nóng và nên ăn với cơm trắng

Tham khảo thêm: Cách làm chân giò hầm kiểu đức độc lạ, không đụng hàng

1.4 Thành phẩm

  • Món chân giò hầm sẽ có mùi thơm đặc trưng từ ngải cứu, táo tàu và táo đỏ. Từng miếng móng giò heo mềm, dai dai, thơm đều được tẩm ướp kĩ càng gia vị. Nước dùng ngọt thanh, đậm đà dùng với cơm trắng là tuyệt vời nhất.
  • Đảm bảo rằng đây sẽ là món hầm ngon khó cưỡng dành cho cả gia đình bạn

chan-gio-ham-ngai-cuu-bo-duong

2. Chân giò hầm ngải cứu thuốc bắc thơm ngon

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

2.2 Sơ chế nguyên liệu

  • Giò heo mua về, dùng dao cạo, cạo sạch lông tơ và lông còn còn dính trên giò heo đi
  • Rửa giò heo dưới vòi nước sạch
  • Hòa một chậu nước muối pha loãng, cho giò heo vào ngâm cùng nước muối khoảng 10 phút để giò heo át đi mùi hôi tanh
  • Vớt giò heo lên, rửa lại một lần nữa dưới vòi nước sạch, để ráo nước
  • Cho giò heo lên thớt, chặt thành các miếng nhỏ vừa đủ ăn
  • Rau ngải cứu nhặt những lá hư,  lá già, héo úa bỏ đi
  • Rửa dưới vòi nước sạch
  • Hòa một chậu nước muối mới, cho rau ngải cứu vào ngâm với nước muối khoảng 5 phút để loại bỏ đất cát
  • Vớt rau ngải cứu lên, rửa lại dưới vòi nước sạch để ráo nước
  • Táo đỏ đem ngâm với nước ấm 5 phút cho táo mềm
  • Bổ táo đỏ ra làm đôi
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhuyễn
  • Kỷ tử + hoa hồi + thảo quả + quế thanh đem rửa sạch với nước ấm, để ráo nước
  • Hành lá + rau mùi nhặt rễ, bỏ những lá héo úa vàng đi, rửa sạch, thái nhỏ

2.3 Các bước thực hiện

  • Bắc một nồi nước lên bếp, tiến hành đun sôi nước 
  • Cho giò heo vào trụng qua với nước sôi khoảng 5 phút để giò heo chín tới
  • Vớt giò heo ngâm vào thau nước đá chuẩn bị sẵn để giò heo dai giòn không bị thâm
  • Vớt giò heo lên, để ráo nước
  • Cho vào tô giò heo gồm: 1 gia vị + 1 hạt nêm + 1 nước mắm + 1 bột ngọt + 1 hạt tiêu xay
  • Đeo bao tay ni lông trộn đều lên
  • Để khoảng 20 phút cho giò heo ngấm gia vị trộn
  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo, cho hoa hồi + thảo quả + kỷ tử + quế thanh vào chiên vàng dậy mùi thơm rồi đổ ra tô đựng
  • Bắc một xoong nước mới lên bếp, cho táo đỏ + kỷ tử + hoa hồi + thảo quả + quế thanh cạo vào vào hầm để lấy màu nước 
  • Cho vào nước dùng: 1 gia vị + 1 hạt nêm + 1 bột ngọt, khuấy đều lên cho vừa miệng mình ăn
  • Nước hầm sôi, bạn cho giò heo vào hầm khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ để giò heo chín nhừ
  • Tiếp đến, bạn cho rau ngải cứu vào hầm khoảng 15 phút là toàn bộ nguyên liệu sẽ chín nhừ
  • Cuối cùng, bạn rắc hành lá + rau mùi vào và đảo qua một lượt và tắt bếp đi
  • Hạ nồi xuống và thưởng thức ngay khi còn nóng. Nên ăn cùng với cơm trắng là ngon và không bị ngấy

Tham khảo thêm: Cách làm thịt chân giò hầm thuốc bắc có lợi sữa bà bầu

2.4 Thành phẩm

  • Khi món chân giò hầm xong, bạn sẽ ngửi thấy hương thơm từ khói bốc tỏa nghi ngút cả căn bếp khiến bụng bạn phải sôi lên ùng ục. Hương thơm đặc trưng từ các nguyên liệu thuốc bắc, kết hợp là một chút rau ngải cứu sẽ giúp bạn dễ ăn, không bị ngấy. Quan trọng nhất là từng miếng móng giò dai giòn sần sật ăn rất kích thích.

chan-gio-ham-ngai-cuu-thuoc-bac

3. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi cách làm chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng thơm ngon đến xiêu lòng. Đây chính là bài viết chi tiết, tỉ mỉ nhất mà bạn có thể tham khảo qua. Không chỉ được hầm với ngải cứu, chân giò còn được hầm với rất nhiều nguyên vật liệu khác để tạo thành món ăn ngon như: Chân giò hầm Hàn Quốc, chân giò hầm đậu đỏ, chân giò hầm ngũ vị,… Mỗi một món ăn đều đem tới hương vị và sự trải nghiệm riêng. Nhưng có lẽ với chân giò heo dai dai, thơm mềm chính là bí quyết thành công của mọi món ăn.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô Dũng Hà để cùng cập nhật thêm nhiều tin tức ẩm thực hay khác nhé!

Nếu các bạn có nhu cầu tìm mua nguyên vật liệu để làm món chân giò hầm ngon thì hãy tìm ngay tới Nông sản Dũng Hà nhé!

  1. Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
  2. A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
  3. Số 02/B khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo thêm: [Tổng hợp] 12+ món chân giò hầm gì ngon dễ làm tại nhà

Share:

2 thoughts on “2 Cách làm chân giò hầm ngải cứu thơm ngon đến xiêu lòng

  1. Pingback: [Tổng hợp] 12+ món chân giò hầm gì ngon dễ làm tại nhà

  2. Pingback: Cách bảo quản rong nho tươi, rong nho khô để lâu không hỏng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *