Bệnh cúm a là gì? Đây có lẽ là một căn bệnh đang trở nên phổ cập với thời tiết miền Bắc thời gian gần đây. Với triệu chứng gần giống với cúm thông thường. Chính vì thế mà việc nhận biết cúm a với cúm thông thường rất khó. Điều này khiến cho nhiều người chủ quan và thờ ơ về bệnh. Và thời gian gần đây tỉ lệ người nhập viện điều trị đang tăng một cách chóng mặt. Khiến cho ngành Y tế đang thực sự ngồi trên chảo lửa nóng. Cùng Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu bệnh cúm a và cách điều trị nhé!
1. Bệnh cúm a là bệnh gì?
Bệnh cúm a là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Cúm a thường gây ra bởi các chủng của virus cúm a bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh đều có thể tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì bị nhiễm virus này.
Cúm a thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa. Với tốc độ lây lan khủng khiếp. Chủ quan là sẽ mắc bệnh bất cứ khi nào. Cúm a cũng được xếp vào loại “dịch cúm toàn cầu” vì vi-rút cúm a có khả năng thay đổi và phân nhóm tạo ra thành các chủng mới từ mùa cúm nay sang mùa cúm khác. Chính vì thế vào mỗi mùa thì thường có dịch bệnh, Y tế thường gọi là bệnh cúm mùa. Việc tiêm phòng trong quá khứ không thể ngăn cản những biến chủng mới trong tương lai. Vi rút cúm A có thể lây lan từ động vật sang người.
Tham khảo thêm: Sức đề kháng là gì? Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với cơ thể
2. Triệu chứng bệnh ở mọi lứa tuổi
2.1 Triệu chứng cúm a ở trẻ
Cúm a có thể lây lan ở tất cả đối tượng, từ người trẻ cho đến người già. Nhất là đối tượng trẻ em chính là điều mà virus cúm a nhắm tới đầu tiên. Sức đề kháng của trẻ rất non yếu, hệ miễn dịch kém. Nhưng triệu chứng cúm a ở trẻ thì bằng mắt thường là ta cũng có thể nhận thấy được.
Triệu chứng cúm a ở trẻ phổ biến nhất hiện nay:
- Sốt rét sốt nóng
- Nhức đầu và đau nhức cơ toàn thân
- Cảm thấy mệt mỏi và cơ thể yếu dần
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Đau rát họng và ho trong nhiều ngày
- Đau bụng và buồn nôn
- Bỏ bữa, chán ăn
Các triệu chứng cúm a ở trẻ thường chỉ xuất hiện khoảng một tuần là sẽ biến mất nếu như điều trị theo thuốc. Thời gian sau đó, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi khoảng 3 đến 4 tuần. Nếu để lâu, bệnh sẽ có những biến chứng rất nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Hệ tiêu hoá là gì? Hệ tiêu hoá có tầm quan trọng như nào đối với sức khoẻ
2.2 Triệu chứng cúm a ở người lớn
Không giống như trẻ em. Người lớn với sức đề kháng khoẻ, hệ miễn dịch tốt nên đôi khi mình bị nhiễm bệnh mà không biết. Thường trẻ nhỏ khi nhiễm bệnh sẽ phát hiện ra luôn. Nhưng đối với người lớn thì phải cần thêm 3 – 5 ngày thì bệnh mới có triệu chứng rõ ràng như:
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau rát họng
- Nhức đầu, đau mỏi toàn cơ
- Mệt mỏi, sức khoẻ cạn kiệt
- Đắng miệng
- Chán ăn, ăn không ngon
- Mất ngủ
- Sốt trong nhiều ngày
Nếu cúm a thể nhẹ thì có thể sử dụng các loại thuốc nhẹ để điều trị là bệnh cũng sẽ khỏi. Nhưng đôi khi nếu để lâu bệnh sẽ ăn sâu hơn và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm. Những đối tượng như trẻ em, người già trên 65 tuổi hay phụ nữ mang thai cần phải theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời. Nếu để lâu, chủ quan sẽ dẫn đến tử vong.
Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường triệu chứng? Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
3. Cách điều trị bệnh cúm A tại nhà
Ngay khi được chuẩn đoán nhiễm Virus cúm A. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là thực sự bình tĩnh, giữ tâm lý vững vàng để chiến đấu với bệnh. Tiếp đến, bạn cần cách ly ở phòng riêng để tránh lây lan sang người thân.
- Người mắc bệnh cần phải điều trị theo dõi tại phòng riêng trong vòng 7 ngày
- Xông người với gừng, chanh, xả, lá bưởi, muối 3 ngày 1 lần
- Sử dụng que test nhanh cúm a tại nhà 3 ngày 1 lần để theo dõi nồng độ virus đậm hay nhạt
- Tất cả các hoạt động đều được tách riêng với người thân trong gia đình. Tắp gội, vệ sinh cá nhân, dụng cụ ăn uống. Nếu muốn ra ngoài, cần phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc. Sử dụng cồn sát khuẩn xịt lên vị trí mà tay mình vừa tiếp xúc
- Người bệnh không nên tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc bệnh cao như người cao tuổi, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai
- Thường xuyên xịt họng
- Sử dụng xịt mũi hoặc nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn
- Súc họng thường xuyên bằng nước muối
- Uống thật nhiều nước. Hoặc uống oresol giúp bổ sung điện giải cho cơ thể
- Không được tắm. Thay vào đó vệ sinh cơ thể, vùng nhạy cảm bằng các loại tinh dầu tự nhiên để sạch khuẩn
- Khi sốt trên 39 độ C chỉ sử dụng Paracetamol
- Khi thấy cơ thể có dấu hiệu chuyển nặng như: Đau tức ngực, khó thở, nôn nhiều, bồn chồn,… phải gọi điện tới đường dây nóng của Y tế ngay lập tức
Tham khảo thêm: Khám phá tác dụng của rễ tam thất thần kỳ cho sức khỏe vàng
4. Cách phòng bệnh cúm a hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách phòng bệnh cúm a cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau đây để giảm tải bệnh nhân tại các bệnh viện:
- Khi xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, lạc giọng,.. cần đến ngay cơ sở Y tế để thăm khám. Cũng như có biện pháp cách ly với người thân trong gia đình.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn. Hạn chế đưa tay lên mắt và mũi
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng cồn sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn.
- Hạn chế tập chung đông người ở những nơi có nguy cơ dịch tễ cao.
- Luôn đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người thân.
- Sử dụng các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, bù nước điện giải.
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ trong phòng.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ nghỉ đủ giấc.
- Tiêm phòng vắc-xin bệnh cúm chính là chìa khóa để ngăn ngừa sự tấn công của virus.
Tham khảo thêm: Các nguyên nhân gây ung thư và dấu hiệu nhận biết ung thư – Thực phẩm khô
Trên đây chính là cách phòng bệnh cúm a hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình. Nếu như tình trạng bệnh trở nặng, cần tới ngay cơ sở Y tế gần nhất để kiểm tra. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khi không được sự đồng ý của bác sĩ.
5. Kết luận
Trên đây, chính là lời giải đáp chi tiết nhất về bệnh cúm a là bệnh gì? Cũng như các triệu chứng của cúm a và biện pháp phòng tránh cúm a hiệu quả nhất. Bệnh cúm a lây chủ yếu qua đường hô hấp. Do đó, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu, tuyệt đối tập chung ở những nơi đông người, hoặc tiếp xúc với người bệnh không đeo khẩu trang. Điều quan trọng nhất đó chính là ý thức của người dân. Cần phải thực hiện tiêm vắc-xin cúm định kỳ, đặc biệt là mũi tiêm nhắc lại. Đừng chủ quan, lơ đà với dịch bệnh. Tất cả chúng ta đều là nạn nhân của cúm a nếu như chủ quan.
Hi vọng qua bài viết bệnh cúm a là bệnh gì? Quý độc giả có một cái nhìn tổng thể nhất về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Tự bảo vệ sức khỏe bản thân chính là bạn đã góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người thân trong gia đình.
THAM KHẢO THÊM NHIỀU BÀI VIẾT TIN TỨC SỨC KHỎE KHÁC TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/
http://maps.google.ba/url?q=https://nongsandungha.com