Rau má chắc hẳn không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt nữa rồi. Rau má mang theo mình rất nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể được gieo trồng bằng hạt hoặc bằng gốc ngay tại chính ngôi nhà của mình. Vậy cách trồng rau má bằng hạt tại nhà có khó hay không? Hôm nay, Thực phẩm khô sẽ thông tin đến bạn cách trồng rau má bằng hạt tại nhà sạch chuẩn VietGAP không sâu bệnh nhé.
Khái quát về rau má?
Rau má là gì?
Rau má còn được biết với tên gọi khác là tích tuyết thảo, lôi công thảo, tên gọi khoa học là Centella asiatica, tên gọi Tiếng Anh là Centella. Rau má thực chất là một loại rau mọc hoang dã ở nhiều nơi tại Việt Nam. Rau má có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, và được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và y học cổ truyền.
Hiện nay đã có rất nhiều giống rau má khác nhau được trồng phổ biến ở nhiều nơi tại Việt Nam. Việc trồng rau má rất đơn giản vì giống rau dại này không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu khắt khe từ phía người trồng. Rau má được áp dụng phương pháp trồng chuẩn VietGAP đang được nhân giống để đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch organic cho thị trường.
Đặc điểm cây rau má?
Rau má là một loại cây thân thảo, mọc bò, có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy nhiệt đới của châu Á. Lá rau má có màu xanh lục, hình thận với các đường gân nổi rõ và mép khía tai bèo. Thân mọng nước, rễ mộc ở các đốt. Hoa của cây nhỏ, màu trắng hoặc hồng, mọc thành tán ở nách lá. Quả dẹt, bên trong chứa 2 hạt.
Rau má thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát như bờ ruộng, bờ ao, ven suốt, trong vườn nhà. Rau má có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng cành.
Xem thêm: Rau má kỵ với gì? 6 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”
Cách trồng rau má bằng hạt tại nhà sạch chuẩn VietGAP ít sâu bệnh?
Điều kiện trồng rau má bằng hạt
Dưới đây là một số điều kiện để trồng rau má bằng hạt tại nhà như:
Hạt giống rau má:
- Chọn hạt giống rau má có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao, ít hạt bị hỏng, mối mọt,…
- Hạt giống rau má có thể mua tại các cửa hàng hạt giống hoặc lấy từ chính những cây rau má khoẻ mạnh mà bạn đã từng gieo trước đó.
Đất trồng rau má:
- Rau má ưa thích đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và có độ pH từ 5,5 đến 6,5.
- Có thể chọn đất thịt pha cát, đất tribat hoặc phối trộn đất theo tỷ lệ 3:2:1 gồm đất thịt, phân chuồng hoai mục hoặc tro trấu.
- Nên xử lý đất trước khi trồng bằng cách phơi ải, bón lót vôi bột, và phân chuồng hoai mục để khử trùng và bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Điều kiện ánh sáng:
- Rau má ưa thích môi trường bóng râm, không chịu được ánh sáng quá lớn.
- Nên trồng rau má ở nơi dễ dàng đón nhận ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc gay gắt.
Nhiệt độ:
- Rau má phát triển tốt ở nhiệt độ 20 đến 30 độ C.
- Cây có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng sẽ chậm phát triển.
Nước:
- Rau má ưa thích môi trường ẩm ướt. Cần tưới nước thường xuyên để giữ đất luôn ẩm.
- Nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh tưới nước vào buổi trưa nắng gắt.
Bón phân:
- Rau má không cần bón phân quá nhiều.
- Có thể bón lót bằng phân chuồng hoai mục trước khi gieo hạt giống.
- Bón thúc sau khi cây bén rễ và phát triển được 2 – 3 tuần bằng phân bón hữu cơ hoặc phân NPK.
Phòng trừ sâu bệnh:
- Rau má ít khi bị sâu bệnh tấn công.
- Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các loại sâu bệnh như: rệp ăn lá, nấm, ốc sên,…
- Sử dụng các biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu bệnh.
Dụng cụ trồng rau má bằng hạt
Để chuẩn bị gieo trồng rau má tại nhà, bạn cần chuẩn bị chu đáo các vật dụng thiết yếu sau:
- Đất trồng: Rau má phát triển tốt nhất với đất thịt tơi xốp, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Bạn có thể mua đất trồng rau má trộn sẵn hoặc tự trộn bằng cách kết hợp với đất thịt.
- Chậu hoặc thùng trồng: Chọn chậu hoặc thùng (xốp) trồng có kích thước phù hợp với số lượng cây bạn muống trồng. Chậu cần có lỗ thoát nước ở đáy.
- Khay gieo hạt: Khay gieo hạt giúp bạn dễ dàng kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ để hạt nảy mầm.
- Găng tay, mũ, khẩu trang giúp bảo vệ tay, đầu khỏi hoá chất độc hại và nắng nóng gay gắt.
Các bước trồng rau má bằng hạt
Bước 1: Xử lý hạt giống rau má
- Ngâm hạt giống rau má trong nước ấm khoảng 25 – 30 độ C trong vòng 4 – 6 tiếng.
- Vớt hạt giống rau và ủ hạt giống trong khăn ẩm từ 1 – 2 ngày để hạt bắt đầu nứt lanh.
Bước 2: Làm đất trồng rau má
- Cày xới đất tơi xốp, giúp đất thông thoáng và thoát nước tốt, không ngập úng.
- Nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật khác để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với rau má.
- Bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Lượng bón lót phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất.
- Lên luống cao khoảng 20 – 30cm, rộng 1 – 1.5cm để thoát nước tốt.
Bước 3: Gieo hạt
- Xúc đất vào trong chậu hoặc thùng xốp đã được chuẩn bị sẵn.
- San phẳng đất xung quanh chậu, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm lên bề mặt.
- Gieo hạt giống rau má đều đặn lên bề mặt đất, mỗi hạt cách nhau khoảng 2 – 3cm.
- Phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt và tưới nước nhẹ nhàng.
Quy trình chăm sóc rau má bằng hạt
Bước 1: Tưới nước
- Sau khoảng 7 – 10 ngày gieo trồng, hạt giống bắt đầu nhú mầm non.
- Tưới nước đều đặn 2 lần/ngày. Tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Ngày mưa, bạn chỉ cần tưới nước 1 ngày/lần. Lượng nước tưới phụ thuộc vào số lượng rau mà bạn gieo trồng.
Bước 2: Tỉa cây
- Sau 2 tuần gieo trồng, tiến hành tỉa bớt các cây con, cây còi cọc, mọc chen chúc đi để tạo không khí thoáng cho những cây xung quanh phát triển.
- Khoảng cách giữa các cây rau má sẽ dao động từ 10 – 15cm.
Bước 3: Bón phân
- Tiến hành bón phân cho rau má sau khoảng 3 tuần gieo hạt.
- Nên dùng phân bón hữu cơ, phân bò, phân chuồng hoai mục, phân gà, phân trùn quế,…
- Bón phân đều đặn 2 – 3 lần/tuần để cây đủ dinh dưỡng phát triển.
Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh
- Thăm nom thường xuyên: Quan sát rau má phát triển thường xuyên. Việc quan sát thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tưới nước hợp lý: Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh tưới vào buổi trưa nắng nóng. Không tưới nước quá nhiều gây úng, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Nên dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, ít độc hại cho con người và môi trường.
Quy trình thu hoạch rau má bằng hạt
Khi trồng rau má bằng hạt chuẩn chỉ theo từng bước, bạn sẽ có thể thu hoạch lứa rau má đầu tiên sau khoảng 2 tháng gieo trồng. Một vụ gieo trồng rau má, bạn sẽ có thể thu hoạch được 3 – 5 lứa. Để có thể thu hoạch được nhiều như vậy, bạn hãy áp dụng quy trình thu hoạch rau má như sau:
Chuẩn bị:
- Kéo hoặc dao.
- Găng tay.
- Rổ đựng rau má.
Cách thu hoạch:
- Dùng kéo hoặc dao cắt cành rau má sát với mặt đất.
- Tránh cắt sát quá rễ để cây tiếp tục phát triển.
- Nên thu hoạch những cành rau má già, có màu xanh đậm.
- Loại bỏ những cành rau má héo úa, sâu bệnh hoặc vàng lá.
Sau khi thu hoạch:
- Rửa sạch rau má dưới vòi nước chảy.
- Ngâm rau má với nước muối pha loãng trong 10 phút để khử khuẩn.
- Để ráo nước rau má trước khi chế biến hoặc bảo quản.
Lưu ý:
- Nên thu hoạch rau má đúng định kỳ để cây phát triển tốt.
- Không nên thu hoạch quá nhiều rau má cùng lúc vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây.
- Rau má có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 1 tuần.
Ưu điểm trồng rau má bằng hạt
Với việc trồng rau má bằng hạt cũng có những ưu điểm nhất định mà chắc chắn bạn cần biết. Dưới đây là một số ưu điểm trong cách trồng rau má bằng hạt tại nhà như:
Tự chủ nguồn gốc:
- Trồng rau má bằng hạt sẽ giúp bạn kiểm soát được nguồn gốc cây rau má, đảm bảo an toàn và không hề sử dụng hoá chất độc hại.
- Lựa chọn hạt giống chất lượng, không biến đổi gen, cho năng suất tốt và rau má có hương vị thơm ngon tự nhiên.
Tiết kiệm chi phí:
- So với việc mua cây con, trồng từ hạt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Hạt giống rau má có giá thành rẻ và dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc trực tuyến.
Trồng được số lượng lớn:
- Một gói hạt giống rau má có thể gieo trồng được rất nhiều cây rau má, phù hợp cho nhu cầu sử dụng nhiều hoặc muốn kinh doanh.
Dễ dàng gieo trồng:
- Rau má là loại cây dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Hạt giống rau má nảy mầm rất nhanh nếu gieo trồng đúng quy trình, chỉ khoảng 7 – 10 ngày gieo trồng.
Tăng tính thẩm mỹ:
- Vườn rau má xanh mướt tô điểm thêm cho không gian nhà bạn thêm đẹp mắt.
Nhược điểm trồng rau má bằng hạt
Bên cạnh ưu điểm, với việc trồng rau má bằng hạt cũng có những nhược điểm nhất định như:
Thời gian thu hoạch lâu:
- So với việc trồng bằng cây con (hay dâm dành), trồng rau má từ hạt cần thời gian lâu hơn để thu hoạch, thường khoảng 50 -0 60 ngày.
Cần kiên nhẫn chờ đợi cây phát triển từ hạt nảy mầm, ra lá non đến khi trưởng thành.
Tỷ lệ nảy mầm không đồng đều:
- Tỷ lệ nảy mầm của hạt rau má có thể không đồng đều, dẫn đến mật độ cây trồng không đồng nhất.
- Cần gieo trồng nhiều hạt hơn để đảm bảo số lượng cây mong muốn.
Chăm sóc kỹ lưỡng hơn:
- Hạt và cây con rau má cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn trong giai đoạn đầu để bảo đảm tỷ lệ cây nảy mầm tốt nhất.
- Cần chú ý tưới nước, bón phân, theo dõi sâu bệnh và điều chỉnh điều kiện môi trường phù hợp.
Nguy cơ thất bại cao:
- Trồng rau má từ hạt có nguy cơ thất bại cao hơn so nhiều yếu tố như điều kiện môi trường, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc.
- Cần có kiến thức và kinh nghiệm trồng rau má để hạn chế rủi do và đảm bảo cây phát triển đúng tiến độ.
Tạm kết
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết cách trồng rau má bằng hạt siêu sạch tại nhà đạt chuẩn VietGAP đề ra. Việc trồng rau theo đúng quy chuẩn VietGAP, bạn sẽ luôn luôn có được thứ rau giàu dinh dưỡng, luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và còn giúp nâng cao cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ này, bạn sẽ có cho mình thứ rau sạch chất lượng nhất.
—Chúc bạn luôn luôn thành công nha—
Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.
Đừng bỏ lỡ: Cách nhặt rau má nhanh, mới nhất 2023 cực kì đơn giản