Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ

mon-an-ngay-tet-mien-nam

Món ăn ngày tết miền nam luôn gây ra rất nhiều sự tò mò cho những người dân khu vực khác. Miền Nam nổi tiếng với 2 loại khí hậu phổ biến là ” Nắng và Mưa”. Chính 2 loại thời tiết này, đã đem tới cho người dân nơi đây những món ăn ngày tết cực kì độc lạ. Có những món ăn bắt buộc có, nhưng cũng có những món mà lần đầu người ta mới thấy xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết. Vậy thì không để mọi người phải chờ đợi lâu nữa. Hãy dành ra ít phút theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu về chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ nhé!

1. Món ăn ngày tết miền nam cổ truyền bạn nên biết

mon-an-ngay-tet-mien-nam-thom-ngon-la-mieng

Mỗi nơi, mỗi văn hóa vùng miền họ sẽ có những cách ăn tết theo đúng bản sắc của họ. Tết chính là một quãng thời gian vô cùng quý báu của mỗi thành viên trong gia đình. Đây chính là quãng thời gian toàn bộ thành viên trong gia đình hội tụ quây quần lại với nhau trong mâm cơm ngày Tết sau một năm làm việc mệt nhọc. Mâm cơm ngày tết chính là hiện vật minh chứng cho sự đoàn kết, vui vẻ, hạnh phúc, ấm no của gia đình Việt. Và mâm cơm đó hôm nay tôi muốn nhắc tới là mâm cơm tết của người miền nam ruột thịt. Vậy món ăn ngày tết miền nam cổ truyền có những gì? Cách chế biến món ăn đó ra sao? Cùng tìm hiểu nhé:

Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

1.1 Bánh tét ngũ sắc

Nguyên liệu chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

  • Bắc 200ml nước lên bếp, cho lá cẩm vào đun xâm xấp nước để lấy màu
  • Đem chia gạo nếp làm 4 phần bằng nhau rồi (Mỗi phần 750gr với 3 phần nếp trắng và 1 phần nước nếp lá cẩm ở trên) ngâm qua đêm
  • Gấc moi lấy phần ruột ngấc rồi đem ngâm với 3 chén rượu trắng để lấy màu. Cho nước gấc vào 1 phần nếp trắng
  • Lá dứa cắt khúc, rửa sạch. Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn chắt lọc nước cốt. Cho nước cốt lá dứa vào trong 1 phần nếp trắng
  • Bắc nồi lên bếp, cho 900ml nước cốt dừa + thìa đường + muối. Dùng đũa, đánh đều lên
  • Cho gạo nếp vào trong chõ, hấp chín khoảng 20 phút. Mở vung, đánh đều nếp lên
  • Dưới vào nếp khoảng 100ml nước cốt dừa, trộn đều trong 10 phút
  • Đậu xanh ngâm qua đêm
  • Nấu chín mềm đậu xanh cùng với 300ml nước cốt dừa
  • Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng với 1 thìa muối + 200gr đường
  • Thịt ba chỉ heo rửa sạch, ướp 2 thìa đường + 2 hành lá + 1 hạt nêm + 1 muối. Ướp khoảng 30 phút
  • Trải lá dong ra mâm sạch, cho đậu xanh lên dàn đều ra. Cho 1 miếng ba chỉ + 6 trứng muối bọc kín lại
  • Dùng lá dong, cho 4 phần nếp màu lên và đặt đậu xanh lên trên và gói lại

1.2 Thịt kho tàu miền nam

Nguyên liệu chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
  • Ớt rửa sạch, lọc bỏ hạt. Băm nhuyễn cùng với tỏi
  • Bắc nồi nước lên bếp, cho 500ml nước + 1 thìa muối vào nồi. Bật bếp với lửa lớn cho trứng vịt vào luộc chín lên. Trứng chín, bóc vỏ, để nguội
  • Ba chỉ heo rửa dưới vòi nước sạch. Hòa chậu nước muối pha loãng, cho ba chỉ heo vào ngâm để khử mùi. Vớt lên để ráo nước. Thái thịt ba chỉ heo thành các miếng vừa đủ ăn
  • Cho vào tô gồm 2 nước mắm + 4 đường + 1 hạt nêm + tỏi ớt băm. Đánh đều hỗn hợp này lên với nhau
  • Đổ vào tô thịt ba chỉ heo. Bọc màng bọc, cho vào tủ lạnh ướp khoảng 30 phút để ba chỉ heo ngấm hỗn hợp nước sốt
  • Bắc lên bếp 1 lít nước dừa tươi. Bật lửa, đun sôi nước dừa lên
  • Đổ phần thịt đã ướp vào nồi nước dừa + trứng vịt và tiến hành kho với lửa liu riu khoảng 3 tiếng đồng hồ
  • Nêm nếm lại xem đã vừa miệng ăn của mình hay chưa
  • Thịt kho tàu ăn kèm cùng cơm trắng là tuyệt cú mèo nhất

1.3 Củ kiệu

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Củ kiệu: 1 kg
  • Đường: 400gr
  • Giấm táo: 500ml
  • Phèn chua: 1 thìa
  • Muối: 1 thìa cà phê nhỏ

Các bước thực hiện:

  • Củ kiệu rửa qua với nước sạch để loại bỏ đất cát, cắt bỏ rễ
  • Hòa một chậu nước muối + phèn chua pha loãng, cho củ kiệu vào ngâm với hỗn hợp nước này khoảng 8 tiếng (hoặc có thể ngâm qua đêm)
  • Vớt củ kiệu nên, rửa qua với nhiều lần nước sạch
  • Lọc bỏ phần vỏ lụa củ kiệu đi rồi để ráo nước
  • Cho vào tô củ kiệu gồm 300gr đường, đảo đều lên
  • Trải củ kiệu ra mâm sạch, đem phơi dưới nắng 3 – 4 tiếng để củ kiệu săn lại
  • Bắc nồi lên bếp, cho 500gr giấm táo + 100gr đường + 1 thìa muối đun sôi. Dùng đũa khuấy đều các nguyên vật liệu đó lên với nhau. Tắt bếp, để nguội
  • Chuẩn bị lọ nhựa sạch, khử trùng ở bên trong, cho củ kiệu vào trong lọ đựng
  • Đổ hỗn hợp nước vừa hoàn thành vào trong lọ củ kiệu. Đổ đầy cho đến khi ngập củ kiệu thì dừng
  • Cắt 2 – 3 trái ớt tươi vào ngâm kèm cùng củ kiệu
  • Đậy nắp, ngâm khoảng 5 ngày là có thể sử dụng được. Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để ngon hơn nhé
  • Củ kiệu ăn kèm cùng món bánh tét là cực kì hợp lý

1.4 Dưa muối giá hẹ

Nguyên liệu chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

  • Hẹ rửa sạch, nhặt bỏ những cọng bị hư thối giữa đi
  • Để ráo, cắt khúc khoảng 3cm
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng khoảng 2 – 3cm
  • Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, cắt sợi
  • Giá rửa sạch, bỏ phần dập và phần vỏ đậu còn sót lại. Để khô ráo nước
  • Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi nước thì cho gồm 1 thìa muối + 2 thìa đường (Tỷ lệ nước gồm 1:1:2, nếu bạn muốn chua ngọt thì có thể tăng thêm tùy khẩu vị mỗi người)
  • Dùng đũa, đánh đều các nguyên liệu này lên với nhau
  • Khi hỗn hợp gia vị đã hòa tan với nước, bạn tắt bếp, để nguội
  • Bình ngâm rửa thật sạch và phải khử trùng trước bằng nước sôi 100 độ C
  • Cho lần lượt giá đỗ + hành tìm + cà rốt + lá hẹ vào trong bình ngâm
  • Sau cùng, đổ hỗn hợp nước muối chua nguội vào chìm nguyên vật liệu
  • Đậy kín miệng bình, để nơi thoáng mát, 3 ngày là có thể sử dụng được
  • Ngoài ra, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng ngon hơn nhé
  • Những món muối chua ngày tết thường rất dễ ăn kèm cùng cơm và bánh tét đó bạn

1.5 Phá lấu bò

Nguyên liệu chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

  • Rửa lòng bò dưới vòi nước sạch
  • Hòa chậu nước muối + rượu, cho lòng bò vào ngâm để loại bỏ nhớt và mùi hôi khoảng 7 phút. Vớt lên, rửa sạch dưới vòi nước. Để ráo nước
  • Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho muối + gừng đập dập vào trong nồi nước, nước sôi cho lòng bò vào luộc chín lên
  • Cho lòng bò ra chậu nước, rửa lại lòng bò một lần nữa dưới vòi nước. Để ráo
  • Cho lòng bò vào tô lớn cùng với: bột cà ri + ngũ vị hương + muối + đường + hạt nêm + bột ngọt + hạt tiêu xay + nước mắm + hành băm + tỏi băm. Trộn đều các loại gia vị này lại với lòng bò
  • Bọc màng bọc, ướp lòng bò khoảng 1 tiếng để gia vị ngấm sâu vào trong lòng bò
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đợi dầu nóng cho tỏi băm + hành tím băm + hoa hồi + thanh quế vào phi thật thơm
  • Đổ lòng bò vào chiên chín vàng đều 2 mặt với
  • Cho lòng bò vào nồi áp suất, cho 1 lít nước dừa, cắm điện hầm lòng bò nước dừa trong 1 tiếng
  • Nêm nếm thử xem đã vừa miệng ăn của mình hay chưa
  • Cho 2 đường + nước cốt tắc + 1 mắm vào bát. Khuấy đều
  • Ăn kèm với bánh mì ngon tuyệt vời

1.6 Gỏi cuốn tôm thịt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Thịt ba chỉ heo: 300gr
  • Tôm: 300gr
  • Hẹ: 10 nhánh
  • Ớt: 2 trái
  • Tỏi: 1 củ
  • Bún tươi: 350gr
  • Bánh tráng: 1 bịch
  • Cốt chanh: 3 thìa
  • Rau sống: Húng lủi, tía tô, xà lách
  • Nước mắm: 5 thìa
  • Muối, đường

Các bước thực hiện:

  • Thịt heo mua về rửa sạch dưới vòi nước
  • Hòa chậu nước muối pha loãng, cho thịt heo vào ngâm cùng với nước muối khoảng 7 phút để khử mùi
  • Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho thịt heo + 1 muối vào trong nồi và luộc chín thịt heo khoảng 15 phút
  • Tắt bếp, vớt thịt heo ra, đợi thịt heo nguội thì thái thành các lát mỏng đủ ăn
  • Tôm chế biến sẵn đóng gói, bạn rửa qua tôm dưới vòi nước sạch, cho tôm vào luộc chín lên
  • Tôm chín, vớt tôm ra, để nguội rồi khứa tôm làm 2 phần
  • Hẹ cắt gốc, nhặt lá hỏng, rửa sạch, thái nhỏ
  • Các loại rau sống ăn kèm cũng rửa sạch, để ráo, có thể ngâm với nước muối cũng được
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
  • Ớt rửa sạch, lọc bỏ hạt, băm nhuyễn
  • Bánh đa nem trả ra mâm sạch, dùng cọ quét dầu quét phần nước dùng heo lên mặt bánh để bánh mềm dễ cuốn
  • Cho lên bánh gồm: bún + rau sống + thịt heo + tôm + hẹ rồi cuộn lại. Làm đều tay cho đến khi hết nguyên vật liệu thì dừng
  • Cho vào chén 2 đường + nước lọc + tỏi ớt băm + 5 nước mắm. Đánh đều tất cả nguyên liệu lên cùng với nhau để làm nước chấm

1.7 Chả giò rế tôm thịt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Bánh tráng rế: 1 bịch
  • Thịt heo xay: 250gr
  • Thanh cua: 250gr
  • Tôm: 200gr
  • Trứng gà: 2 quả
  • Khoai môn: 1 củ
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành tím: 100gr
  • Dầu ăn: 100ml
  • Gia vị: hạt tiêu xay, đường, bột ngọt, muối

Các bước thực hiện:

  • Tôm mua về rửa dưới vòi nước sạch
  • Hòa một chậu nước muối, rửa tôm với nước muối để át đi mùi tanh
  • Cắt bỏ đầu tôm, bỏ vỏ, rửa lại với nước và băm nhuyễn
  • Khoai môn đeo bao tay ni lông, gọt vỏ, rửa sạch, bổ làm đôi. 1 nửa củ bạn thái thành các lát mỏng. 1 nửa thì bào dạng sợi mỏng
  • Cho khoai vào hấp chín tới, cho ra thau, đeo bao tay ni lông, bóp nhuyễn
  • Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bào sợi mỏng và băm nhuyễn
  • Thanh cua xé sợi
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
  • Cho khoai môn bào sợi vào tô cùng với + cà rốt băm nhỏ + thanh cua + thịt tôm băm + thịt heo băm + 2 muối + 2 đường + 2 hạt tiêu xay + 2 bột ngọt + khoai môn bóp nhuyễn. Trộn đều tất cả lên cùng với nhau
  • Bọc màng bọc thực phẩm, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm đều vào với nhau
  • Trứng gà đập ra tô, lấy lòng đỏ, dùng đũa đánh đều
  • Trải bánh rế ra mâm sạch, dùng cọ quét dầu quét lòng đỏ trứng vào bánh rế cho bánh rế mềm dễ cuốn
  • Cho hỗn hợp nhân vừa làm xong lên trên mặt bánh, gói bánh lại
  • Bắc chảo dầu lên bếp, cho nhiều dầu, đợi dầu nóng thì cho bánh rế vào chiên chín đều 2 mặt 
  • Ăn tới đâu chiên tới đó, bảo quản tủ mát

Tham khảo thêm: Tác dụng khoai sọ là gì? Phân biệt khoai môn và khoai sọ

1.8 Canh măng ninh giò heo

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Giò heo: 1 chiếc
  • Măng khô: 200gr
  • Hành tím băm: 2 củ
  • Hành lá: 3 nhánh
  • Giấm: 1 thìa
  • Dầu ăn: 1 thìa
  • Nước mắm: 2 thìa
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu xay, hạt nêm

Các bước thực hiện:

  • Giò heo bạn rửa sạch dưới vòi nước, dùng dao cạo, cạo sạch các phần lông còn chưa kĩ dính trên móng giò
  • Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho giò heo cùng với 1 muối + 1 giấm. Luộc chín tới giò heo lên. Vớt ra để ráo nước
  • Chặt giò heo thành các miếng vừa đủ ăn
  • Cho nước mắm + hạt tiêu xay  vào giò hep, trộn đều lên. Để ướp khoảng 15 phút
  • Hành lá rửa sạch, cắt bỏ rễ và lá úa hỏng, cắt nhỏ
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
  • Măng khô ngâm cùng với nước ấm để măng mềm. Tước măng thành các sợi nhỏ. Luộc qua măng khoảng 2 nước để khử trùng
  • Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn, đợi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào chiên chín dậy mùi lên
  • Cho măng tước vào chiên cùng với hành tím, cho gia vị + mì chính, đảo đều tay với lửa vừa. Nêm nếm thử xem vừa miệng ăn của mình hay chưa
  • Cho giò heo ướp lên vào chung cùng măng xào, đổ nước ngập móng giò. Hầm móng giò với lửa vừa khoảng 1 tiếng để móng giò chín mềm 
  • Móng giò chín, bạn rắc hành lá vào và đảo đều rồi tắt bếp
  • Múc ra tô và ăn kèm cùng với cơm trắng cực kì tuyệt

2. Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ món ăn ngày tết miền nam mà tôi muốn gửi tới quý bạn đọc. Có thể thấy rằng, những món ăn kể trên đây là bắt buộc có trên mâm cỗ tết. Nhưng cũng có những món mà lần đầu bạn nghe đến tên và vẫn chưa có dịp được thưởng thức. Ngoài ra, mâm cỗ tết cổ truyền miền nam rất đa dạng và độc đáo với nhiều món ăn ngon khác. Nếu có dịp, bạn có thể ăn tết trong miền nam để tận hưởng rõ nét đẹp của cái tết và con người nơi đây.

mon-an-ngay-tet-mien-nam-la-mat

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết món ăn ngày tết miền nam này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô để cùng cập nhật thêm thật nhiều thông tin ẩm thực văn hóa từng vùng miền khác nhé! Chúc bạn và gia đình có năm mới An Khang Thịnh Vượng. Vạn Sự Như Ý. Một năm mới toàn thắng!

Tham khảo thêm: Cách làm những món ăn ngày tết miền bắc cho mâm cơm đặc sắc

3. Thông tin liên hệ

Số Hotline tìm mua đồ khô Công ty cổ phần phát triển Dũng Hà tại đây: 1900 986865 (Hỗ trợ 24/24h).

Các chi nhánh Công ty Nông sản Dũng Hà tại:

  1. Chi nhánh 1 (Kho tổng hàng Toàn quốc) tại: Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
  2. Chi nhánh 2 tại Hà Nội: A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
  3. Chi nhánh 3 tại Hồ Chí Minh: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền tây thơm ngon độc lạ

Share:

5 thoughts on “Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ

  1. Pingback: 7+ Bánh kẹo tết ngon các loại dùng trong Tết cổ truyền

  2. Pingback: Sườn xào chua ngọt cách làm chuẩn vị 2 miền thơm ngon

  3. Pingback: Đặc sản Tết 2023 của từng vùng miền nhiều lưu luyến

  4. Pingback: 3+ mâm cơm ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp 3 miền?

  5. Pingback: 5+ các loại trà Tết Nguyên Đán 2023 chiêu đãi khách quý?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *