Tác dụng khoai sọ là gì? Phân biệt khoai môn và khoai sọ

khoai so la gi

Khoai sọ là một loại khoai rất quen thuộc và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh, bánh,… rất dân dã, ngon, thơm và hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về khoai sọ là gì và những tác dụng của khoai sọ, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của thucphamkho.vn nhé!

1. Khoai sọ là gì?

Khoai sọ là loại cây được trồng để lấy củ thuộc họ Ayaceae (họ Môn). Loại khoai này thường mọc ở các nước nhiệt đới ẩm hoặc cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia,… và cả Việt Nam.

Với khoai sọ, chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn mà vô cùng dân dã, quen thuộc. Như từ khoai sọ luộc với đường đến nấu bánh khoai sọ, canh khoai sọ hầm, thịt kho khoai sọ,… đều ngon cả.

Ở Việt Nam, các nhà thực vật học đã phát hiện ra nhiều giống khoai sọ như: khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai môn dọc tím, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi,… trong đó phổ biến nhất là khoai sọ trắng.

khoai so la gi
Khoai sọ là gì?

Xem thêm: Táo đỏ Tân Cương và công dụng tuyệt vời của nó

2. Phân biệt khoai sọ và khoai môn

Khoai môn và khoai sọ đều là cây thuộc loài Colocasia esculenta, được trồng để lấy củ, gồm 2 loại củ cái và củ con. Tuy cùng thuộc một họ khoai nhưng chúng cũng có một số đặc điểm khác nhau:

Trong khi khoai môn cho nhiều củ cái, to. Mỗi củ khoai môn nặng khoảng 1,5 – 2kg và rất ít củ, vỏ màu nâu nhẵn thì cây khoai sọ cho nhiều củ con hơn. Mỗi củ nhỏ bằng nắm tay, vỏ màu nâu nhạt, có lông mỏng, dài.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, người dân vẫn thường gọi khoai sọ là khoai môn và không có sự phân biệt giữa hai loại khoai này.

Xem thêm: 4 lợi ích tuyệt vời của khoai môn không phải ai cũng biết

3. Tác dụng của khoai sọ

Giàu chất dinh dưỡng

Theo USDA, trong 142 gam khoai sọ luộc có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 200 kcal
  • Chất xơ: 7.24 gr, Chất đạm: 0,7 gr, Chất béo: 0,2 gr
  • Carbohydrate: 48,8 g
  • Canxi: 25,6 mg
  • Magiê: 42,6 mg
  • Phốt pho: 108 mg
  • Kali: 683 mg
  • Vitamin C: 7,1 mg
  • Vitamin B6: 0,5 mg
  • Vitamin A: 5,68 mcg

Xem thêm: Tỏi đen và công dụng tuyệt vời mà bạn nên biết 

3.1 Tác dụng khoai sọ giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Có bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trung bình một chén khoai sọ luộc cung cấp hơn 7 gam chất xơ.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột năm 2013 đã kết luận rằng khoai sọ rất giàu chất xơ. Những con chuột ăn khoai sọ cùng với một bữa ăn giàu chất béo có tổng mức cholesterol thấp hơn đáng kể so với những con chuột khác. Điều này cho thấy chất xơ có trong khoai sọ có thể giúp kiểm soát mức cholesterol.

Xem thêm: Những công dụng bất ngờ của nhục đậu khấu

3.2 Tác dụng giúp giảm cân

Béo phì là cũng một trong các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, chất xơ lại có khả năng kiểm soát cân nặng và bệnh tiểu đường loại 2.

Trong một nghiên cứu, cùng một chế độ ăn giàu chất béo, nhưng những con chuột ăn nhiều khoai sọ sẽ tăng cân ít hơn những con không ăn. Điều này có thể giải thích được là do hàm lượng chất xơ trong khoai sọ tác động đến

Một thí nghiệm khác vào năm 2012 cũng cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ như khoai sọ có thể ngăn ngừa tăng cân. Do đó, thay vì bạn đang băn khoăn “ăn khoai sọ có mập không? Vậy thì hãy bổ sung ngay khoai sọ vào bữa ăn của bạn.

Xem thêm: Hành khô và tác dụng của hành khô đối với sức khỏe 

3.3 Tác dụng cải thiện huyết áp

Ngoài chất xơ, khoai sọ còn cung cấp nhiều kali. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa huyết áp và hàm lượng kali trong chế độ ăn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm có lượng kali cao hơn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn đáng kể.

Điều này rất được nhiều người quan tâm vì huyết áp cao là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Khi bạn ăn thực phẩm giàu kali, kali sẽ làm giãn nở các mạch máu. Từ đó giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn.

tac dung khoai so
Tác dụng khoai sọ

Xem thêm: Chuối hột rừng và những công dụng vàng của chuối hột rừng

3.4 Tác dụng chứa nhiều chất chống oxy hóa

Khoai sọ chứa vitamin C và vitamin A, cả hai đều là chất chống oxy hóa, những hợp chất quan trọng giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do. Nếu quá nhiều gốc tự do tích tụ trong cơ thể, stress oxy hóa sẽ xảy ra gây tổn thương tế bào và các bệnh liên quan đến sức khỏe khác.

Bằng cách tiêu thụ khoai sọ, bạn có thể giảm nguy cơ ung thư, bệnh Alzheimer, giảm thị lực và các vấn đề tim mạch.

Xem thêm: Mua khoai sọ chất lượng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

4. Khoai sọ gọt vỏ bị ngứa phải làm sao? Cách gọt khoai sọ không bị ngứa

Là thực phẩm được các bà nội trợ yêu thích nhưng có những điều mà chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về khoai sọ như cách chọn mua, cách gọt khoai không bị ngứa và các món ngon từ loại củ này. Tham khảo chi tiết dưới đây

1. Cách chọn mua khoai sọ

  • Quan sát hình dạng

Với ngoại hình nhỏ như quả trứng gà, khoai sọ có vỏ sần sùi, nhiều râu. Đối với khoai sọ mới, trên vỏ còn có một lớp đất mỏng.

Bạn không nên chọn những củ khoai hư, có những đốm đen trên mặt hoặc đã bị thối rữa. Ngoài ra, bạn nên phân biệt với khoai môn là loại củ dài, củ to để tránh mua nhầm.

  • Quan sát kích thước

Thông thường chúng ta thường nghĩ quả to ăn sẽ ngon và có lợi hơn nhưng đối với khoai sọ, củ vừa và nhỏ mới thực sự ngon!

  • Quan sát loại củ

Bạn không nên mua khoai sọ chỉ có 1 củ mỗi cây mà nên chọn loại mọc thành từng chùm. Khi khoai còn mới, bạn nên chọn củ cái (củ to nhất trong chùm) vì củ thường chắc, bùi, ngọt và ngon hơn củ non. Và khi khoai sọ đã cũ, bạn nên chọn những củ non thay vì những củ già sẽ không còn ngon nữa.

2. Gọt khoai sọ bị ngứa thì phải làm sao?

  • Dùng giấm

Đối với những người có làn da nhạy cảm. Khi gọt khoai sọ, không chỉ tay mà toàn thân bị ngứa. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn có thể pha hai thìa giấm với nước và tắm sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Dùng nước muối pha nước cốt chanh

Bạn ngâm tay trong vòng 15 phút với hỗn hợp gồm nước muối loãng với 1 thìa nước cốt chanh sẽ giúp giảm cảm giác ngứa.

  • Hơ tay trên ngọn lửa

Cực kỳ đơn giản nhưng cũng cần sự cẩn thận. Bạn bật bếp gas ở lửa nhỏ và hơ đều hai tay trong khoảng 1 phút là bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.

  • Dùng lá chuối xanh

Khi dùng lá chuối xanh, bạn có thể vò nát và chà xát lá chuối lên vùng da bị ngứa trong 10 phút sẽ giúp tay không bị ngứa.

Tham khảo khoai lang mật có giảm cân được không TẠI ĐÂY

3. Cách gọt khoai sọ không bị ngứa

  • Giữ tay thật khô khi gọt

Cách đơn giản nhất để tránh bị ngứa khi gọt khoai sọ là giữ tay khô trước khi gọt. Khi mua khoai về, bạn để nguyên củ khoai không rửa sạch. Ngoài ra, bạn phải lau thật khô tay trước khi gọt vỏ. Khi gọt khoai xong, bạn ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch, để ráo.

  • Sử dụng găng tay nylon hoặc bao tay vải

Để tay vẫn vô tư gọt khoai mà không bị ngứa, bạn có thể dùng găng tay ni lông hoặc găng tay vải. Nếu găng tay nylon tiện lợi, có thể bỏ đi sau khi sử dụng, không cần giặt thì găng tay vải còn giúp bảo vệ da tay. Giúp giảm thiểu rác thải và thân thiện với môi trường hơn!

got khoai khong bi ngua
Gọt khoai sọ không bị ngứa
  • Nướng sơ khoai trước khi gọt vỏ

Bạn cho khoai sọ vào giấy bạc, bọc kỹ lại rồi cho lên bếp nướng khoảng 2-3 phút cho khoai cháy hết nhựa. Sau đó, bạn gọt vỏ khoai sọ là xong mà không gây ngứa.

  • Luộc sơ khoai sọ trước khi gọt vỏ

Cũng giống như cách nướng, bạn cho khoai vào nồi cùng với 2 thìa cà phê muối và lượng nước xâm xấp mặt khoai. Sau đó luộc khoai trong vòng 10 phút với lửa lớn. Nhiệt độ cao sẽ giúp nhựa trong khoai bị phân hủy. Khi khoai chín, bạn cho vào tô nước lạnh để bớt nóng rồi bắt đầu gọt vỏ.

  • Không để khoai bị ướt khi gọt vỏ

Ngoài việc giữ khô tay, bạn nên để khoai sọ thật khô trước khi gọt vỏ. Khi gọt khoai sọ xong, bạn ngâm khoai với muối loãng trong 10 phút. Đặc biệt, khi ngâm khoai không nên cho tay trực tiếp vào để tránh bị ngứa. Sau khi ngâm, rửa lại khoai với nước sạch rồi để khô.

Xem thêm: 8 lợi ích sức khỏe dành cho bà bầu khi ăn hạt sen

4. Món ăn ngon từ khoai sọ

  • Vịt nấu khoai sọ

Thịt vịt mềm, thấm vị, không quá dai, được làm kỹ không có mùi hôi. Khoai sọ có vị béo, bùi, thơm. Cả hai nguyên liệu tưởng chừng như không thể kết hợp nhưng khi nấu lại với nhau ngon không thể tả.

canh vit khoai so
Canh vịt khoai sọ
  • Bánh khoai sọ chiên giòn

Để làm nên một món ăn vặt ngon, khoai sọ được chiên giòn và chiên với thịt rất lạ miệng. Khoai sọ chiên xù với lớp vỏ bột bên ngoài vàng giòn. Bên trong là khoai sọ có vị bùi bùi, béo ngậy. Hay khi trộn với thịt thì đậm đà, mặn ngọt. Ăn cùng tương ớt thì không thể chê vào đâu được.

  • Bánh khoai sọ nhân đậu xanh

Bánh được hấp chín tới, lớp khoai bên ngoài mềm thơm. Nhân đậu xanh bên trong béo ngậy, vô cùng hấp dẫn. Bánh khi ăn để nguội một chút sẽ không bị nhão nên rất ngon!

  • Canh khoai sọ

Khoai sọ khi nấu với gà hoặc xương vẫn giữ được vị bùi và thơm đặc trưng. Ngoài ra, thịt gà mềm, nước hầm xương mềm và ngon ngọt. Dù kết hợp với nguyên liệu nào thì bạn cũng sẽ có món canh khoai sọ thơm ngon cho gia đình.

canh khoai so
Canh khoai so

Với những thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, bạn đã biết thêm nhiều điều thú vị về khoai sọ và tác dụng của khoai sọ. Ngoài ra, chỉ với những thông tin đơn giản, dễ nhớ là bạn đã có thể chọn mua được những củ khoai sọ ưng ý, cách gọt khoai sọ không bị ngứa và những món ăn ngon từ khoai sọ rất đáng thử ngay tại nhà.

Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại website Nông sản Dũng Hà

Xem thêm: Tác dụng của tam thất đối với phụ nữ?

Share:

5 thoughts on “Tác dụng khoai sọ là gì? Phân biệt khoai môn và khoai sọ

  1. Pingback: Ngũ vị hương là gì? Ngũ vị hương nấu món gì thơm ngon?

  2. Pingback: Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ

  3. Pingback: Làm thế nào để biết khoai lang sấy mật ong bao nhiêu calo?

  4. Pingback: 2 cách làm đậu phụ sốt thịt băm hoàn hảo ăn cực tốn cơm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *