Hạt chia kỵ với gì? Đây có lẽ là một câu hỏi mà thời gian gần đây rất nhiều chị em nội trợ đang thực sự quan tâm tới. Hạt chia rất giàu giá trị dinh dưỡng, được ứng dụng linh hoạt trong ẩm thực, làm đẹp da. Nhưng nếu như không tìm hiểu kỹ về hạt chia rất có thể bạn sẽ gặp những rắc rối nhất định. Chỉ một chút sơ suất nho nhỏ thôi trong chế biến, bạn vô tình biến hạt chia từ lành tính trở thành một loại độc tính vô cùng nguy hiểm tới tính mạng. Hãy theo chân Nông sản khô Dũng Hà tìm hiểu chi tiết xem hạt chia kỵ với gì nhé.
Hạt chia kỵ với gì?
Hạt chia kỵ nước nóng
Hạt chia kỵ gì đầu tiên chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là nước nóng 100 độ C. Trong hạt chia có chứa chất chống oxy hóa Axit alpha-lipoic. Axit alpha-lipoic là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi hư hại. Tuy nhiên, axit alpha-lipoic sẽ bị phát hủy khi bạn ngâm chúng với nước nóng. Nước nóng còn làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng từ hạt chia. Thay vào đó, hãy ngâm bằng nước ấm.
Hạt chia kỵ ăn sống/ăn trực tiếp
Hạt chia có khả năng hút nước và tăng gấp 27 lần trọng lượng của mình. Tức là khi bạn ăn hạt chia sống và uống nước, nước sẽ kích thích hạt chia nở to hơn, dẫn tới hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, hạt chia nở to sẽ ngăn chặn thực quản, dẫn tới hiện tượng khó thở.
Đừng bỏ lỡ: 3+ CÁCH NHẬN BIẾT HẠT CHIA BỊ HƯ MỚI NHẤT 2024
Hạt chia kỵ thuốc huyết áp
Với những ai đang mắc bệnh huyết áp cao hoặc đang sử dụng thuốc huyết áp thì không nên sử dụng hạt chia số lượng lớn.
Hạt chia có chứa chất xơ hòa tan, có thể giúp làm giảm Cholesterol xấu, tăng cường sự lưu thông tuần hoàn máu. Khi Cholesterol và máu được lưu thông, huyết áp sẽ giảm xuống. Nhiệm vụ của thuốc huyết áp đó là giảm chỉ số huyết áp xuống mức ổn định. Khi kết hợp thuốc huyết áp cùng hạt chia, có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp, khiến huyến áp hạ quá mức đột ngột.
Hạt chia kỵ tới thuốc tiểu đường
Những người đang sử dụng thuốc tiểu đường cũng không nên dùng hạt chia. Chất xơ hòa tan trong hạt chia có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa Carbonhydrate. Thuốc chống tiểu đường có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, khi sử dụng hạt chia cùng thuốc tiểu đường sẽ lượng đường trong máu hạ xuống mức quá thấp.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng như: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, nhịp tim nhanh, ngất xỉu,…
Hạt chia kỵ thuốc chống đông máu
Danh sách hạt chia kỵ với gì tiếp mà bạn không thể bỏ qua đó chính là thuốc chống đông máu. Chất xơ trong hạt chia có thể gây ra hiện tượng loãng máu. Thuốc chống đông máu có nhiệm vụ giúp tăng cường sự lưu thông của máu, giúp máu lưu thông nhanh, ổn định, tới toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Khi kết hợp hạt chia cùng thuốc chống đông máu sẽ làm tăng tác dụng loãng máu, dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ chảy máu.
Người dị ứng mù tạt, hạt vừng, bạc hà
Một số người cơ địa dị ứng với mù tạt, hạt vừng, bạc hà cũng có nguy cơ dị ứng chéo với hạt chia. Biểu hiện dị ứng với hạt chia phổ biến có thể gặp như: ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Nếu gặp những biểu hiện này sau khi ăn hạt chia, bạn hãy tới ngay cơ sở Y Tế gần nhất nhé.
Hạt chia kỵ với người mắc bệnh sỏi thận
Hạt chia có chứa hàm lượng Oxalate rất cao, chất này có thể hình thành nên sỏi thận. Theo rất nhiều nghiên cứu, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu oxalate có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Người có hệ tiêu hóa kém
Lượng chất xơ có trong hạt chia rất lớn, có thể gây khó tiêu với người hệ tiêu hóa kém. Chất xơ hòa tan trong hạt chia có thể kết hợp với chất khác trong đường tiêu hóa tạo thành dịch nhầy. Dịch nhầy này sẽ dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy cấp.
Hạt chia có nở thể nở to ra gấp 27 lần kích thước ban đầu khi gặp nước. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa ở người có hệ tiêu hóa kém.
Kết luận
Trên đây chính là bài viết giải đáp thắc câu hỏi hạt chia kỵ với gì mà Nông sản khô mình muốn gửi gắm tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài chia sẻ này, chị em nội trợ cần phải đọc để kết hợp hạt chia đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh. Hy vọng rằng, với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chế biến hạt chia đúng cách, tránh những rủi do nhất định tới sức khỏe.
Xem thêm: 100gr hạt chia bao nhiêu calo? Hạt chia có giảm cân không?
Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.