Cách nấu hạt é mủ gòn ngon miệng, giải nhiệt mùa hè

cach-nau-hat-e-mu-gon-giai-nhiet-nang-nong

Mủ gòn và hạt é chính là 2 nguyên liệu quan trọng xuất hiện trong những công thức nước uống giải khát ngày hè oi nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu hạt é mủ gòn đúng cách cả. Và hôm nay, Thực phẩm khô sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết cách nấu thức uống này thổi bùng nắng nóng và một số điều thú vị liên quan tới mủ gòn nhé.

Giới thiệu về hạt é mủ gòn?

Hạt é là gì?

Hạt é hay hột é, tên Tiếng Anh là Basil Seed, đây chính là phần hạt được thu hoạch từ cây hương nhu. Hạt é có màu đen sáng bóng đặc trưng, kích thước hạt nhỏ như hạt vừng. Đặc điểm của hạt é đó chính là khi ngâm trong nước sẽ phình to ra. Trong hạt é chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và có tính hàn.

hat-e-mu-gon-la-gi

Cây hương nhu là một loại cây trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Loại cây này có thể được thu hoạch lá để ăn sống trong món cháo lòng hoặc bún chả. Cây hương nhu có chiều cao từ 50cm – 1m, thân vuông, vỏ màu xanh lục nhạt và có lông thưa bao phủ quanh năm, phân nhánh ngay từ gốc. Thời gian trồng sẽ mất khoảng 90 ngày có thể thu hoạch được hạt é.

Đừng bỏ lỡ: Ngâm hạt é bằng nước nóng hay lạnh? Cách làm nước hạt é

Mủ gòn là gì?

Mủ gòn chính là phần nhựa được tiết ra từ chính vết thương của cây gòn. Loại cây này có rất nhiều tên gọi khác để phân biệt như cây bông gòn, cây bông lụa, cây gôm, cây mủ gòn,… Tên gọi khoa học là Gossampinus malabarica, thuộc họ Cẩm Quỳ. Cây mủ gòn có nguồn gốc từ khu vực miền Bắc của Trung Mỹ và dần dần được nhân giống rãi ra nhiều nơi trên Thế Giới như Thái Lan, Nam Mỹ, Lào,… Cây mủ gòn ưa phát triển trong khí hậu nhiệt đới và sinh trưởng mạnh vào mùa mưa. Tại Việt Nam, cây mủ gòn mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền Tây.

hat-e-mu-gon

Mủ gòn chính là một nguyên liệu với công dụng giải khát, làm thanh mát cơ thể. Mủ gòn có vị chát nhẹ, chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như Canxi, Kali, Sắt, Magie,… Mủ gòn có màu đỏ nâu sẫm, vón thành từng cục dạng thạch đặc, nhìn qua có vẻ rất giống nhựa đào. Để lấy mủ gòn rất đơn giản, chỉ dùng dao rạch một đường thẳng lên thân cây và mủ sẽ chảy ra. Dùng xô hoặc chậu hứng ở bên dưới.

Cách nấu hạt é mủ gòn ngon miệng, giải nhiệt mùa hè này

Cách ngâm mủ ngon hạt é nhanh nở:

Trước khi cùng bắt tay chế biến mủ gòn thành món ăn hay thức uống thì công đoạn quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua đó chính là biết cách ngâm mủ gòn mau nở, mềm mà khôn bị chua. Các bước ngâm mủ gòn mau nở gồm có:

  • Mủ gòn được thu hoạch từ ngoài thiên nhiên nên rất dễ dám bụi bẩn. Do đó, bạn cần phải rửa qua mủ gòn với nước sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Mủ gòn sau khi rửa nên đem ngâm với nước sôi 100 độ C để nhanh nở mềm, điều này bạn không nên nhé. Nếu ngâm mủ gòn với nước quá nóng, mủ gòn nhanh nở nhưng sẽ làm vỡ đi cấu trúc, ảnh hưởng độ nhớt và làm giảm đi tác dụng. Thay vào đó, cách ngâm mủ gòn đúng cách chính là ngâm với nước lạnh hoặc hơi ấm trong vòng 8 – 12 tiếng cho nở hoàn toàn. Nếu bạn thích ăn mủ gòn có độ dai giòn thì sau khi ngâm hãy cho vào thay nước đá ngâm thêm 1 tiếng đồng hồ nữa.

ngam-mu-gon-dung-cach

Nguyên liệu chuẩn bị:

Mủ gòn có thể dễ dàng kết hợp chung cùng các nguyên liệu như: hạt é, hạt chia, mủ trôm, đường phèn, thốt nốt,… để tạo ra những ly nước uống giải khát cơ thể rất hiệu quả. Dưới đây chính là công thức làm nước uống hạt é mủ gòn giải nhiệt hè này mà mình cực kì tâm đắc:

  • 100gr mủ gòn khô
  • 50gr mủ trôm khô
  • 25gr hạt é
  • 300gr đường phèn
  • Lá dứa
  • Nước tinh khiết

Các bước thực hiện:

  • Lá dứa rửa dưới vòi nước sạch, để ráo nước hoàn toàn
  • Hạt é ngâm cùng nước ấm trong 7 – 10 phút để hạt nở mềm
  • Mủ trôm ngâm cùng nước ấm trong 12 – 15 tiếng đồng hồ
  • Cho 1 lít nước vào nồi cùng 300gr đường phèn
  • Đặt lên bếp, khuấy đều tay và đun sôi cho đường phèn hòa tan cùng nước
  • Cho mủ trôm + mủ gòn + hạt é + lá dứa tươi vào, khuấy đều tay và đun trong 15 phút rồi bỏ lá dứa ra
  • Để nguội rồi cho vào cốc thủy tinh, thêm chút đá viên, khuấy đều tay và thưởng thức

cach-nau-hat-e-mu-gon-giai-nhiet

Đừng bỏ lỡ: 6 Cách nấu mủ trôm hạt é thổi bùng nắng nóng ngày hè

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về mủ gòn?

Khi sử dụng mủ gòn cần lưu ý điều gì?

Mặc dù mủ gòn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi, nhưng khi sử dụng để đạt tối đa những công dụng đó thì bạn hết sức lưu ý những điều như:

  • Sau khi mua mủ gòn về, cần rửa sạch trước khi chế biến. Sở dĩ, trước khi thu hoạch, mủ gòn đã ở ngoài tự nhiên một thời gian tương đối dài nên thường sẽ bám rất nhiều bụi bẩn.
  • Chỉ nên ngâm mủ gòn trong nước lạnh hoặc nước hơi ấm và tốt nhất là nên ngâm qua đêm để mủ gòn nở đều. Nếu ngâm không đủ nước hoặc thời gian ngâm quá vội sẽ khiến mủ gòn chưa nở hết thì khi vào đường tiêu hóa, mủ gòn gặp nước sẽ trương to lên, gây ra tắc ruột.
  • Chọn mua mủ gòn ở các cơ sở uy tín, cửa hàng lớn, lâu năm để an tâm về chất lượng khi sử dụng.

Những ai nên và không nên sử dụng mủ gòn

Mặc dù mủ gòn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được mủ gòn. Dưới đây chính là những đối tượng nên và không nên sử dụng mủ gòn để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

Những người nên sử dụng mủ gòn:

  • Người đang thừa cân béo phì, cần giảm cân
  • Người có cơ địa nóng trong dễ nổi mụn nhọt, cáu gắt, nổi mề đay, táo bón,…
  • Người muốn làm đẹp da, sạch mụn, nám, tàn nhang và đồi mồi
  • Người mắc bệnh tiểu đường, áp huyết cao
  • Người bình thường có thể sử dụng để nâng cao sức khỏe tổng thể cơ thể

Những người không nên sử dụng mủ gòn:

  • Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng sau khi ăn mủ gòn
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì có thể gây sảy thai
  • Người có hệ tiêu hóa kém

Mủ gòn có độc không?

Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế, mủ gòn hoàn toàn lành tính và không hề độc hại. Trong Đông y, mủ gòn có tính mát, có tác dụng nhuận tràng nên đôi khi 2 ưu điểm này lại chính là nguyên nhân gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng mủ gòn. Một số sổ sách Đông y có ghi chép, việc ăn quá nhiều mủ gòn có thể gây mất cân bằng âm dương. Do đó, người dùng nên sử dụng với liều dùng vừa đủ.

Phân biệt mủ gòn, mủ trôm và hạt é

Hạt é mủ gòn mủ trôm đều là những nguyên liệu dùng để tạo ra những ly nước giải nhiệt nắng nóng cho hè này. Và cũng không quá khó để bạn có thể phân biệt được chúng:

  • Về màu sắc: Chỉ bằng mắt thường, nhìn sơ qua bạn cũng có thể thấy được hạt é có màu đen sáng bóng, mủ trôm có màu trắng và mủ gòn có màu nâu đỏ sẫm.
  • Về mùi hương: Hạt é không có mùi vị gì đặc trưng khi ngâm. Mủ gòn có hương thơm ngọt, mủ trôm ít hương vị ngọt hơn.
  • Về kích cỡ: Hạt é có kích cỡ nhỏ, nhỏ như hạt vừa. Mủ gòn kết thành từng miếng to. Mủ trôm ở dạng thanh, nhỏ hơn so với mủ gòn.

Nhìn chung, giữa 3 nguyên liệu này, hạt é thường dễ nhận biết nhất. Còn mủ trôm và mủ gòn, bạn nên dựa vào chính màu sắc của chúng để phân biệt.

Có bầu ăn được mủ gòn không?

Câu trả lời là “KHÔNG!”.

Theo nghiên cứu, mủ gòn có tính hàn, vị mát, có tác dụng nhuận tràng nên khi dùng sẽ rất dễ gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ không nên sử dụng vì rất dễ gây sảy thai hoặc những mẹ bầu thai yếu, động thai, mang thai khi tuổi đã cao.

Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giải đáp về cách nấu hạt é mủ gòn cũng như một số sự thật về mủ gòn mà Thực phẩm khô mình đã chia sẻ. Hi vọng rằng thông qua bài chia sẻ này, bạn sẽ có thể tạo ra cho riêng mình những ly nước thơm mát, giải nhiệt cái nắng nóng oi bức hè này.

Đừng bỏ lỡ: Hạt é có giảm cân không? 5 công thức giảm cân từ hạt é

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Share: