Hướng dẫn cách làm lẩu thắng cố Sapa đậm vị Tây Bắc

lau-thang-co-sapa

Đặt chân tới vùng cao Sapa, bạn không chỉ đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những thác nước hùng vĩ chảy ầm ầm. Thứ làm cho các du khách thập phương phải đặt chân tới vùng đất này đó chính là khí hậu và các món ăn đặc sản. Một món ăn làm nên tên tuổi cùng núi Tây Bắc, chắc chắn không thể không kể tới món lẩu thắng cố Sapa. Một nồi lẩu nóng hôi hổi giữa tiết trời lạnh lẽo sẽ giúp du khách trở nên ấm áp và yêu cảnh đẹp nơi đây hơn. Vậy bạn có thông tin gì về lẩu thắng cố Sapa không? Cùng Thực phẩm khô Dũng Hà tìm hiểu món ăn đặc sản này nhé. 

1. Lẩu thắng cố Sapa là lẩu gì?

Nhắc đến Sapa không chỉ có thiên nhiên, khí hậu, danh lam thắng cảnh đẹp hay đỉnh núi Phanxipang. Ở đây còn sở hữu cho riêng mình một đặc sản món ăn được cực kì nhiều ưa thích đó chính là món Lẩu Thắng Cố. Theo trang Wikipedia cho biết:“Lẩu thắng cố hay còn được gọi là lẩu ngựa. Đây chính là món ăn đặc sản của người dân H’Mông, có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)”. Sau này, lẩu ngựa đã được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao,  Tày. 

lau-thang-co-sapa-la-lau-gi

Theo như lời đồn đại của một người dân tộc Mông cho biết: “Lẩu thắng cố có từ cách đây 200 năm khi người H’Mông, Tày, Nùng về Bắc Hà để cư trú”. Thắng cố được chế biến rất đơn giản. Nhưng nếu muốn món ăn được ngon thì lại cần tới bàn tay của những người đầu bếp thật sự giàu có kinh nghiệm. Tiết trời lạnh lẽo là đặc thù của các tỉnh thành vùng núi cao phía Bắc nước ta. Một nồi lẩu thắng cố sẽ giúp cho cơ thể trở nên ấm áp và no bụng rất nhiều.

2. Nguyên liệu nấu lẩu thắng cố Sapa?

Ngắm nhìn nồi lẩu thắng cố được làm từ bàn tay của những nhà đầu bếp tài ba, bạn sẽ thấy nồi lẩu này rất đơn giản, không quá khó khăn. Nhưng để làm được nước lẩu ngon thì sẽ cần phải sử dụng 12 loại gia vị truyền thống của người dân tộc như: hoa hồi, thảo quả, lá chanh, quế chi, gừng,… và một số loại nguyên liệu gia vị chỉ có ở nơi đây. Trong đó, thắng cố chính là nguyên liệu chính không thể vắng thiếu.

Điểm chi tiết các nguyên liệu nấu lẩu thắng cố gồm:

  • Phần thịt: Thịt thủ, thịt ba chỉ ngựa, thịt vai, nội tạng, sườn sụn,…
  • Gia vị: Muối, hoa hồi, thảo quả, quế chi, lá chanh,… sắt vụn 
  • Các nguyên liệu phụ gia khác: táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hạt sen, đẳng sâm, ngải cứu,…

Các nguyên liệu nấu lẩu thắng cố đã có sự thay đổi rất lớn để đáp ứng sở thích của khách hàng tiêu dùng. Với người Tây Bắc, những nguyên liệu này thì sẵn có tại vườn và có thể chế biến bất cứ lúc nào. Còn với thành phố, muốn ăn lẩu ngựa ngon, phải đi tìm mua những nguyên liệu gia vị kể trên. Thay vào đó, việc nấu lẩu cũng đã tân tiến hiện đại. Sử dụng hoàn toàn bếp ga du lịch và ăn bằng bát đũa .

3. Cách làm lẩu thắng cố Sapa theo cách hiện đại?

Một món ăn đặc sản của người dân vùng Tây Bắc. Việc chế biến lẩu thắng cố không phải ai cũng làm được. Món ăn này đòi hỏi người đầu bếp phải dày dặn kinh nghiệm. 

lau-thang-co-sapa-cach-lam

Cách chế biến lẩu thắng cố Sapa như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần phải thịt ngựa, làm thật sạch. Chặt lấy các phần như thịt thủ, thịt vai, sườn sụn, thịt mông,… của ngựa ăn được. Rửa sạch
  • Lấy phần nội tạng ngựa, rửa sạch rồi đem thái thành từng miếng nhỏ đủ ăn
  • Bắc chảo sâu lòng lên bếp ga, cho thịt thủ, thịt vai, sườn sụn, thịt mông, tim, gan, lòng,… vào chảo xào chín tới
  • Các nguyên liệu đã chín, se se mặt, mất đi màu đỏ của máu. Bạn đổ nước vào chảo và tiến hành ninh sình sịch trên bếp ga khoảng 1 tiếng đồng hồ
  • Trong quá trình ninh, để nước dùng ngon miệng, bạn phải kì công “chăm sóc” rất chỉnh chu
  • Sử dụng muôi, hớt bỏ phần bọt nổi trên bề mặt của nước đi, chỉ lấy phần nước trong

Trên đây chính là cách chế biến lẩu ngựa Sapa thơm ngon mà bạn có thể dễ dàng làm chúng. Hiện nay, thịt ngựa cũng được bán nhiều, bạn ăn phần nào có mua và về chế biến theo cách ở trên đây sẽ rất tuyệt vời. Thêm vào đó, để lẩu ngựa không bị ngấy, bạn có thể cho thêm một số loại rau rừng ăn kèm vào nhé. Với lẩu ngựa ninh sẽ cứ sôi liên tục ở trên bếp, ăn tới đâu gắp tới đó và ăn nóng là sẽ tuyệt vời nhất.

4. Cách làm nước chấm lẩu thắng cố Sapa đơn giản?

Lẩu ngựa Sapa không chỉ ngon ở phần nước dùng, các nguyên liệu gia vị khác đi kèm. Một loại nước chấm riêng biệt dành cho lẩu ngựa Sapa bạn không được phép quên. Cách làm nước chấm lẩu ngựa Sapa như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

Cách làm:

  • Chanh cắt làm đôi, vắt lấy phần nước cốt
  • Ớt tươi rửa sạch, rạch ở giữa 1 đường, lọc bỏ hạt ớt, băm nhuyễn
  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo, cho hạt dổi + hạt mắc khén vào rang chín dậy mùi thơm
  • Cho hạt dổi + hạt mắc khén vào cối, giã thật nhuyễn và mịn
  • Cho ớt tươi băm nhuyễn + hạt dổi + hạt mắc khén + mì chính + đường + tỏi băm vào tô, đánh đều lên với nhau
  • Cuối cùng, bạn cho 2 thìa nước mắm vào hỗn hợp trên, đảo đều để các nguyên liệu đậm vị hòa tan vào nước mắm

Có 1 bát nước chấm đậm vị nguyên liệu núi rừng Tây Bắc thì chắc chắn món lẩu ngựa của bạn sẽ nâng lên một tầm cao mới. 

5. Lẩu thắng cố Sapa ăn với rau gì ngon?

lau-thang-co-sapa-an-voi-rau-gi

Lẩu ngựa là món ăn truyền thống của đồng bào người Thái ở Sapa, Lào Cai. Khi ăn lẩu thắng, người ta thường kết hợp với nhiều loại rau để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho món ăn đó. Dưới đây là một số loại rau rất hợp khi ăn kèm với lẩu thắng cố:

  • Rau muống: Rau muống là loại rau rất dễ ăn, bổ dưỡng. Rau muống lành tính có thể ăn với tất cả những món lẩu để tăng hương vị cho món ăn
  • Rau cải bó xôi: Cải bó xôi hay rau chân vịt có vị thanh mát, giảm ngán khi ăn lẩu
  • Rau thơm: Gồm các loại như: rau ngổ, rau kinh giới, rau ngò gai, rau húng quế,… có vị thơm ngon sẽ giúp nước lẩu bạn thêm chất lượng hơn
  • Rau su su: Su su rất thích hợp ăn lẩu ngựa. Su su có vị ngọt và rất giòn, chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, B, Kali, chất xơ. Khi sử dụng su su ăn lẩu, bạn có thể thá nhỏ hoặc cắt thành từng miếng vừa đủ ăn rồi nhúng vào lẩu
  • Rau mầm đá: Mầm đá cũng chính là một sự lựa chọn tuyệt vời để ăn kèm cùng lẩu ngựa. Loại rau này ăn rất giòn và ngon, không dai, đây cũng chính là loại rau đặc sản nổi tiếng của Sapa ăn kèm với lẩu.

Không chỉ nhâm nhi lẩu cùng với các loại rau đặc sản Sapa. Hãy thưởng thức cho mình thêm một chút rượu Tây Bắc nữa nhé. Đảo bảo bạn rất khó cưỡng lại đó.

6. Lời kết

Mỗi vùng miền đều có những đặc sản của riêng mình. Và riêng với Sapa thì lẩu thắng cố Sapa chính là món ăn vừa đặc biệt. Một món ăn dân dã giống như tính cách con người nơi đây vậy. Người ta vẫn đồn thổi với nhau rằng “Lên Sapa mà chưa thưởng thức lẩu thắng cố thì coi như chưa từng đặt chân tới đây”. Chẳng cần quá màu mè, cầu kì, hương vị độc đáo của món lẩu ngựa này cũng đá khiến cho nhiều người phải say đắm. Lên tới Sapa, hãy cố gắng thưởng thức lẩu thắng cố cho biết mùi vị nhé. 

Còn nếu như bạn có tìm công thức nấu lẩu thắng cố hay lưu lại công thức này nhé. 

Ngoài ra, tham khảo thêm nhiều bài đọc tin tức hay khác tại: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share:

One thought on “Hướng dẫn cách làm lẩu thắng cố Sapa đậm vị Tây Bắc

  1. Pingback: [TỔNG HỢP] 7+ Món ăn đặc sản vùng cao ngon tuyệt cú mèo?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *