Bên cạnh bánh ít lá gai, bánh hồng cũng chính là một loại bánh đặc sản ngon trứ danh của tỉnh Bình Định. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn sơ, giản dị và vô cùng mộc mạc. Bánh hồng chính là biểu tượng cho món bánh “báo tin vui” dịp cưới hỏi của vùng đất Võ. Ngày nay, bánh còn được dùng để đãi khách tới chơi nhà trong dịp Lễ Tết. Vậy, cách làm bánh hồng Bình Định có khó không? Hôm nay, bạn hãy cùng theo chân Thực phẩm khô vào bếp tìm cách làm bánh hồng Bình Định dẻo dai, chuẩn vị đất Võ nhé.
Bánh hồng là gì?
Bánh hồng là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của phường Tam Quan, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Bánh có hình dạng khá đơn giản, mộc mạc, chỉ là những khối vuông nhỏ dày khoảng 2 – 3cm, màu trắng ngà. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, bột năng, đường, lá dứa tươi và dừa nạo sợi. Để bánh hồng đa dạng, phong phú, người làm bánh thường dùng nước ép lá dứa, thanh long để bánh có màu hồng và màu xanh lá cây độc lạ.
Bánh hồng được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Bánh có vị ngọt thanh, dẻo thơm của nếp và dừa. Bánh thường được ăn trực tiếp hoặc uống cùng với nước chè. Đây chính là món ăn dân dã nhưng lại mang đậm hương vị quê hương Bình Định.
Bánh hồng Bình Định không chỉ là một món ăn ngon, lạ miệng và đây còn là một nét văn hóa đặc sắc của người Bình Định. Bánh thường được dùng trong những dịp Lễ Tết, cưới hỏi,… như một lời chúc cho sự may mắn, hạnh phúc của tình yêu lứa đôi.
Xem thêm: Cách làm bánh bò Cao Bằng đậm vị khiến thực khách mê mẩn
Giá trị dinh dưỡng trong bánh hồng Bình Định?
Bánh hồng Bình Định là một món ăn truyền thống đặc sản đất Võ khiến ai ăn lần đầu cũng rất kích thích. Bánh hồng được làm từ gạo nếp dẻo, đường kính và lá dứa. Với các nguyên liệu này, bánh hồng mang lại giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm:
- Carbohydrate: là thành phần chính trong bánh hồng. Carbohydrate trong bánh hồng chiếm khoảng 70% khối lượng bánh. Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
- Protein: là thành phần quan trọng giúp xây dựng và sữa chữa các mô cơ, tế bào trong cơ thể
- Chất béo: chất béo trong bánh hồng Bình Định chủ yếu là chất béo bão hòa, có tác dụng bổ sung năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, E, E, K
- Vitamin và khoáng chất: Bánh hồng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin A, B1, B2, B3, B6, C, E, canxi, sắt, kẽm, magie,… vô cùng dồi dào
Cụ thể, trong 100gr bánh hồng Bình Định cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 181 calo
- 70gr carbohydrate
- 2.5gr protein
- 11gr chất béo
- 1000IU vitamin A
- 0.05mg vitamin B1
- 0.06mg vitamin B2
- 0.2mg vitamin B3
- 0.05mg vitamin B6
- 1mg vitamin C
- 0.5mg vitamin E
- 20mg canxi
- 0.4mg sắt
- 10mg magie
- 20mg photpho
Với giá trị dinh dưỡng cao, bánh hồng là một món ăn bổ dưỡng, có thể cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Cách làm bánh hồng Bình Định dẻo dai, chuẩn vị đất Võ
Nguyên liệu làm bánh hồng Bình Định:
- 1kg gạo nếp
- 1kg đường cát trắng
- 200gr bột năng
- 400gr dừa tươi (nạo sợi mỏng)
- 2 lá dứa tươi
- 2 lít nước tinh khiết
- Dụng cụ: bát, đũa, chảo, túi vải,…
Các bước làm bánh hồng Bình Định:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp bạn rửa 2 – 3 lần với nước sạch
- Ngâm gạo nếp khoảng 6 – 8 tiếng với nước sạch
- Vớt gạo lên, để gạo ráo nước hoàn toàn
- Lá dứa tươi mua về, rửa sạch, cắt khúc nhỏ
Bước 2: Xay gạo
- Cho gạo nếp vào máy xay sinh tố cùng với 300ml nước tinh khiết
- Xay nhuyễn và mịn gạo nếp thành dạng bột
- Đổ bột gạo nếp vào túi vải, dùng tay ép nhẹ để nước chảy ra ngoài
- Treo túi bột gạo nếp lên cao, để nước bột gạo chảy xuống thau
- Khoảng 3 tiếng là sẽ chảy hết nước, bột gạo sẽ ráo nước
- Bột nếp khô ráo, bạn cho 200ml nước tinh khiết vào
- Nhào đều tay để bột mịn, và có độ dẻo nhất định
Lưu ý: Bạn có thể chia nhỏ gạo nếp thành nhiều lần xay để gạo mịn, không lợn cợn.
Bước 3: Rang bột gạo
- Cho 200gr bột năng vào chảo cùng với 2 – 3 lá dứa cắt khúc
- Bật lửa nhỏ, đảo đều tay, rang chín bột năng cùng lá dứa với lửa vừa trong 15 phút để bột chín thì tắt bếp
- Đổ bột qua rây lọc, lọc lấy phần bột mịn
Bước 4: Sên dừa
- Cho 300gr đường trắng + dừa tươi nạo sợi vào nồi và ngâm khoảng 30 phút
- Bật lửa nhỏ, sên dừa cùng với đường trắng đến khi dừa có màu trắng trong thì tắt bếp và để nguội
Bước 5: Nấu bánh
- Cho 1.5 lít nước vào nồi cùng với 700gr đường trắng
- Đun sôi và khuấy đều tay để đường hòa tan cùng nước
- Chia bột gạo nếp thành từng phần bột nhỏ và ấn dẹt xuống
- Thả bột gạo nếp vào chảo đường đun sôi trên bếp
- Dằm bột bánh ra và đánh bột từ từ để những cục bột quyện lại cùng nhau thành một khối bột lớn
- Hạ nhỏ lửa, đổ phần dừa sên vào chảo bánh, sên khoảng 5 phút thì tắt bếp
Bước 6: Tạo hình bánh hồng Bình Định
- Đổ bột bánh vào khuôn làm bánh, ép chặt bánh
- Áo một lớp bột năng rang lên bề mặt của bánh, để bánh nguội
- Bánh nguội, bạn cắt bánh thành từng khối vuông nhỏ vừa đủ ăn
Đừng bỏ lỡ: 2+ Cách làm bánh gai truyền thống miền Bắc dẻo dai tại nhà
Một số câu hỏi khác về bánh hồng Bình Định?
Cách bảo quản bánh hồng Bình Định đúng cách?
Bánh hồng Bình Định là loại bánh tươi, không chứa chất bảo quản nên thời gian sử dụng không lâu, chỉ khoảng 5 – 6 ngày. Nếu muốn bảo quản bánh lâu hơn, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
- Bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh: Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần cho bánh vào hộp kín hoặc túi zip, sau đó cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh. Bánh có thể bảo quản được khoảng 1 tuần trong tủ lạnh. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy bánh ra, để khoảng 10 – 15 phút là có thể thưởng thức bình thường
Khi bảo quản bánh hồng Bình Định, bạn hãy lưu ý điều sau:
- Không để bánh ở nơi ẩm ướt, dễ bị mốc
- Không để bánh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Bánh hồng Bình Định ngon nhất là nên ăn trong vòng 3 – 5 ngày.
Có thể bạn quan tâm: [BỎ TÚI] Cách bảo quản thực phẩm mùa hè để lâu không hư?
Bánh hồng Bình Định bao nhiêu calo?
Bánh hồng là một loại bánh nổi tiếng của Bình Định và được sử dụng rất nhiều trong dịp Lễ Tết cổ truyền của người Việt. Vậy, bánh hồng Bình Định bao nhiêu calo? Đây là một câu hỏi rất hay mà số đông chị em đang thực hiện chế độ ăn Healthy giảm cân thực sự quan tâm tới.
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết:
- Trong 100gr bánh hồng Bình Định cung cấp khoảng 181 calo.
Lượng calo trong bánh hồng Bình Định không quá cao và bạn hoàn toàn có thể ăn mà không lo sợ tăng cân.
Ăn bánh hồng Bình Định có sợ tăng cân không?
Cách làm bánh hồng Bình Định và lượng calo trong bánh hồng là bao nhiêu đã được mình giải đáp chi tiết bên trên. Vậy câu hỏi đặt ra “Ăn bánh hồng Bình Định có sợ tăng cân không?”. Câu trả lời là “Không. Ăn bánh hồng Bình Định không sợ tăng cân nếu bạn ăn với liều lượng hợp lý”.
Như đã nói ở trên, 100gr bánh hồng cung cấp 181 calo cho cơ thể. Lượng calo trong bánh hồng không quá cao, lượng calo này chỉ bằng 1/3 lượng calo trong 1 chén cơm trắng mà thôi. Vậy nên, bạn ăn khoảng 100gr bánh hồng/ngày thì sẽ không ảnh hưởng đáng kể tới cân nặng của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều bánh hồng, đặc biệt là ăn trong thời gian dài, thì bạn rất dễ tăng cân. Điều này là do bánh hồng chứa nhiều đường và chất béo. Khi ăn quá nhiều, cơ thể sẽ dung nạp dư thừa calo, dẫn đến tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân.
Để tránh tăng cân khi ăn bánh hồng, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Chỉ nên ăn khoảng 100gr bánh hồng/ngày
- Không nên ăn bánh hồng thường xuyên, chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần
- Tự tay mình làm bánh hồng tại nhà
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc chi tiết cách làm bánh hồng Bình Định dẻo dai, chuẩn vị đất Võ. Có thể thấy rằng, làm bánh hồng Bình Định rất đơn giản, không quá khó khăn hay đòi hỏi tay nghề kinh nghiệm lớn. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nguyên liệu, quy trình thực hiện,… sẽ hơi mất nhiều thời gian chút xíu. Nhưng đổi lại, bạn luôn có được thứ bánh thơm ngon, chuẩn vị Bình Định được thực hiện ngay chính ngôi nhà của mình.
Hy vọng rằng với những chia sẻ tỉ mỉ trên đây sẽ giúp bạn tạo ra được món bánh thơm ngon để chiêu đãi toàn bộ thành viên trong gia đình mình. Đặc biệt, bánh hồng Bình Định còn được sử dụng phổ biến trong dịp Tết cổ truyền của người Việt nữa đó. Chúc bạn luôn thành công nha!
Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.
Xem thêm: Cách làm bánh gấu nhân kem béo ngậy cho bé yêu ăn vặt