Với thời tiết mùa hè nắng nóng như hiện nay. Vấn đề bảo quản thực phẩm như nào cho đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng đang là một câu hỏi rất nhiều chị em nội trợ quan tâm tới. Mục đích của việc bảo quản thực phẩm là để tăng thời gian sử dụng, tránh thực phẩm bị hỏng cũng như đổ bỏ lãng phí. Có rất nhiều phương thức bảo quản thực phẩm cho mùa hè này như: bảo quản mát, cấp đông, hun khói, hút chân không, bảo quản nơi thoáng mát,… Mỗi một dòng sản phẩm lại được bảo quản khác nhau. Cùng Nông sản khô tìm hiểu ngay các cách bảo quản thực phẩm mùa hè để lâu không hỏng bạn nhé.
1. Bảo quản thực phẩm là gì?
Bảo quản thực phẩm là quá trình áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng, độ an toàn và giữ lâu hơn thời gian sử dụng của sản phẩm. Quá trình này bao gồm việc sử dụng các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, vi rút và các chất gây hại khác.
Có rất nhiều cách bảo quản thực phẩm khác nhau, tùy thuộc vào mỗi thực phẩm và điều kiện thời tiết. Hiện nay, số nhiều các thực phẩm đang sử dụng chất bảo quản thực phẩm như một biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời cũng giúp bạn phòng bệnh ngộ độc thực phẩm. Ngoài việc tránh cho các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công, tại sao chúng ta cần phải bảo quản thực phẩm?
2. Tại sao nên bảo quản thực phẩm đúng cách?
Bao quản thực phẩm là một quy trình quan trọng để bảo đảm rằng thực phẩm luôn luôn an toàn, tươi ngon và không gây hại cho cơ thể. Một số lý do tại sao bạn nên bảo quản thực phẩm là cần thiết:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm: Thực phẩm không được bảo quản đúng cách có thể bị ô nhiễm vi khuẩn, nấm mốc. Bằng cách bảo quản thích hợp, chẳng hạn như giữ lạnh hoặc cấp đông, bạn sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và bảo vệ chất lượng thực phẩm
- Tiết kiệm tiền bạc: Bảo quản thực phẩm đúng phương pháp sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc bằng cách tránh phải mua thực phẩm mới để thay thế
- Giữ nguyên chất lượng thực phẩm: Bảo quản thực phẩm đúng phương pháp sẽ còn giúp sản phẩm giữ nguyên chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng của chúng. Điều này đảm bảo rằng thực phẩm vẫn luôn thơm ngon, an toàn khi sử dụng
- Đảm bảo sự thuận tiện: Bảo quản thực phẩm còn giúp bạn luôn luôn có sẵn thực phẩm trong nhà để sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào cấp bách. Bạn có thể chuẩn bị trước, tiết kiệm thời gian mua sắm
- Ngăn chặn sự lây bệnh: Một số loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh khi không được bảo quản đúng phương pháp. Bằng cách này giúp giữ cho thực phẩm trong điều kiện an toàn, giảm nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm
3. Các cách bảo quản thực phẩm mùa hè để lâu không hỏng?
Với thời buổi công nghệ hiện đại như hiện nay, có lẽ việc bảo quản thực phẩm có vẻ phần nào cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và có lẽ, tủ lạnh chính là người bạn đồng hành cùng gia đình bạn xuyên suốt năm tháng. Thời tiết mùa hè oi nắng nóng sẽ khiến cho đồ ăn của gia đình bạn rất dễ lên men, ôi thiu, chua nhớt,… Cùng tham khảo qua để biết cách bạn nhé!
3.1 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Trước khi muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Khâu đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là phân chia rõ ràng từng loại danh mục sản phẩm ra với nhau để chúng tránh bị lây nhiễm chéo cho nhau. Cụ thể:
3.1.1 Với thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống là những loại thực phẩm chưa chế biến thành món ăn. Những loại thực phẩm này bao gồm như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt bê, cá các loại, hải sản,… và các loại thực phẩm tươi sống này cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh bị hỏng, mất giá trị dinh dưỡng. Để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống đúng cách, bạn cần:
- Rửa sạch và để ráo: Trước khi đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Hãy đảm bảo rằng các thực phẩm tươi sống đã được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn,… và để thật ráo nước
- Đóng gói kín: Đặt thực phẩm tươi sống vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm đậy kín nắp để tránh không khí, mùi hôi và vi khuẩn tiếp xúc. Hãy đảm bảo rằng bao bì đóng gói sạch sẽ, khô ráo
- Ngăn riêng: Cố gắng để thực phẩm tươi sống không tiếp xúc với thực phẩm khác. Bạn nên sử dụng ngăn riêng để phân chia rõ ràng từng loại sản phẩm để tránh chúng lây nhiễm chéo
- Đặt trong ngăn mát: Đặt thực phẩm tươi sống trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng cho các loại thực phẩm tươi sống là 2 – 7 độ C
- Sắp xếp hợp lý: Những thực phẩm nào mua trước, bạn nên để phía ngoài để tiện lấy. Thực phẩm mua sau, để đằng sau dùng sau
Ngoài việc bảo quản ngăn mát. Bạn hoàn toàn có thể bảo quản những loại thực phẩm tươi sống này trong ngăn đông với nhiệt độ -18 độ C và có thể kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm lên 1 – 2 tháng.
Xem thêm: Bảo quản hải sản khô đúng cách – giữ trọn nguồn dinh dưỡng
3.1.2 Với rau củ
Để bảo quản rau củ trong ngăn mát tủ lạnh tốt nhất. Bạn hãy tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Rửa sạch: Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, hãy rửa sạch rau củ bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Cắt bỏ hoàn toàn các phần hư hỏng, thối nát, dập úng bỏ đi
- Làm khô: Sử dụng khăn sạch để lau khô hoàn toàn rau củ để tránh bị đọng nước gây thối giữa
- Bọc kín rau củ: Cho rau củ vào túi ziplock, hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín hoặc cùng màng bọc thực phẩm cuốn kín rau củ lại để tránh độ ẩm tiếp xúc với rau củ
- Tách riêng: Nếu có thể, tách riêng rau củ riêng biệt và không để chúng tiếp xúc với nhau
- Sử dụng nhanh: Rau củ thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các loại thực phẩm khác. Nên sử dụng rau củ trong thời gian ngắn sau khi mua để tận hưởng được trọn vẹn hương vị và giá trị dinh dưỡng
Xem thêm: [BÍ MẬT] Rau củ sấy bao nhiêu calo? Ăn nhiều bị béo không?
3.1.3 Với trái cây các loại
Trái cây có rất nhiều chủng loại. Trong mỗi loại trái cây lại được chia ra làm trái cây chín và trái cây chưa chín. Hai kiểu trái cây này đều phải được bảo quản đúng cách nếu không sẽ rất nhanh bị thối. Cụ thể:
- Trái cây không chín: Để làm chậm quá trình chín, bạn nên để trái cây như xoài, chuối, lê, táo, quýt và cam ở bên ngoài, nơi khô ráo (không để trong tủ lạnh). Sau khi chín, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh để tăng thời gian sử dụng
- Trái cây chín: Các loại như dứa, mận, đào, cà chua, cam,… thường rất nhanh chín. Những loại trái cây này thường rất hay bị thối. Những loại trái cây này cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ngay
- Trái cây cứng: Trái cây như dứa, mít, ổi, bưởi và dưa hấu thường bảo quản tốt ở nhiệt độ phòng trong 2 – 3 ngày. Để muốn ăn ngon hơn, kéo dài tuổi thọ, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Trái cây cắt miếng hoặc nước ép: Nếu bạn đã cắt trái cây thành miếng hoặc nước ép. Hãy đặt chúng trong hộp đựcn thực phẩm kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Đảm bảo lưu trữ kín để tránh tác động của không khí và vi khuẩn
Xem thêm: [Mẹo vặt] 5 Cách làm hoa quả sấy dẻo ăn không lo tăng cân
3.1.4 Với các loại đồ khô
Để bảo quản các loại đồ khô một cách tốt nhất để giữ chất lượng của chúng. Bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn sau đây:
- Đóng kín hộp: Luôn luôn đảm bảo rằng các loại đồ khô đều được đóng gói kín để ngăn không khí, độ ẩm, và sự xâm nhập của côn trùng. Sử dụng túi đóng kín, hộp đựng thực phẩm có nắp để ngăn không cho không khí tiếp xúc
- Bảo quản nơi khô ráo: Đồ khô nên được bảo quản ở nơi khô ráo, th oáng mát. Tránh để chúng ở nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ quá cao
- Tránh ánh nắng mặt trời: Đặt đồ khô không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Ánh sáng có thể làm mất màu, giảm chất lượng của đồ khô
- Bảo quản hợp lý: Các loại hạt, quả khô, các loại gia vị,… có thể bảo quản trong ngăn mát. Tuy nhiên, có một số sản phẩm có thể hấp thụ mùi trong tủ lạnh. Hãy đóng gói kín chúng trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản
3.2 Cách bảo quản thức ăn chín trong ngăn đá
Theo cục An toàn Thực phẩm, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong 2 – 3 tiếng đồng hồ. Với nhiệt độ 27 – 55 độ C thức ăn rất nhanh bị hỏng. Nhiều người cho rằng thức ăn nấu chín vi khuẩn, vi rút đã bị tiêu diệt. Nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Mặc dù thức ăn đã nấu chín, nhưng nếu không bảo quản đúng cách vi khuẩn vẫn sinh sôi và phát triển bình thường.
Hãy áp dụng ngay các cách bảo quản thức ăn chín trong ngăn đá theo hướng dẫn sau:
- Đóng gói kín: Hãy luôn đảm bảo rằng thức ăn chín đã được đóng gói kín trước khi cho vào ngăn đá. Sử dụng túi zip, hộp đựng thực phẩm có đậy nắp kín
- Chia nhỏ phần: Nếu bạn có nhiều thức ăn chín, hãy chia nhỏ chúng ra. Điều này giúp tạo sự tiện lợi khi bạn chỉ cần lấy một phần nhỏ để sử dụng vừa đủ
- Đánh dấu và ghi ngày: Khi bạn cho thức ăn chín vào ngăn đá. Hãy ghi lại ngày đóng gói để bạn có thể theo dõi cụ thể nhất. Điều này giúp bạn tránh việc lãng phí thức ăn
- Bảo quản nhiệt độ thích hợp: Để bảo quản thứ ăn nấu chín một cách tốt nhất. Bạn hãy chỉnh nhiệt độ trong khoảng 1.7 đến -5 độ C ở ngăn mát. Ngăn đông khoảng -18 độ C.
Hãy tuân thủ cách bảo quản thức ăn chín trong ngăn đá để món ăn không bị hỏng bạn nhé.
4. Các câu hỏi khác thường gặp về cách bảo quản thực phẩm?
4.1 Có nên đặt nhiều đồ trong tủ lạnh không?
Mỗi loại tủ lạnh lại có dung tích chứa đồ thích hợp của riêng mình. Tuy nhiên, bạn không nên đặt quá nhiều đồ trong tủ lạnh. Việc để nhiều đồ sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh, tuổi thọ của thực phẩm.
Đặt quá nhiều đồ trong tủ lạnh có thể gây cản trở luông không khí làm lạnh. Điều này có thể làm tăng nhiệt độ trong tủ lạnh, dễ làm thực phẩm bị hỏng. Hãy sắp xếp đồ trong tủ lạnh một cách hợp lý và tối ưu nhất có thể. Đặt các thực phẩm cùng nhóm vào một khu vực. Không chồng chất thực phẩm lên nhau. Điều này có thể làm giảm khả năng lưu thông không khí và gây nhiễm khuẩn.
4.2 Nhiệt độ bảo quản thực phẩm thích hợp trong tủ lạnh?
Mỗi loại thực phẩm lại có thể được bảo quản với nhiệt độ rất khác nhau. Cụ thể:
- Thực phẩm tươi sống: Trái cây, rau củ,… nên bảo quản ở nhiệt độ 1 – 4 độ C
- Thịt và cá: Nhiệt độ thích hợp 0 – 2 độ C
- Sữa (sữa tươi, sữa chua,…): Nhiệt độ thích hợp là 2 – 4 độ C
- Trứng: Nhiệt độ thích hợp là 1 – 4 độ C
- Đồ ngọt: Nhiệt độ thích hợp là 3 – 7 độ C
4.3 Có nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên không?
Có. Việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là điều bắt buộc cần làm. Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh tủ lạnh sau đây:
- Vệ sinh hàng ngày: Làm sạch tủ lạnh hàng ngày bằng cách lau chùi các vết bẩn, mảng bám bằng nước ấm pha với xà phòng. Sử dụng khăn bông lau sạch khu vực tủ
- Loại bỏ mùi hôi: Nếu tủ lạnh có mùi hôi, mùi khó chịu,… Bạn có thể sử dụng nước pha với giấm trắng hoặc nước chanh để lau. Ngoài ra, bạn có thể đặt một chén bột cà phê hoặc than hoạt tính trong tủ lạnh
- Kiểm tra và làm sạch định kỳ: Kiểm tra tủ lạnh thường xuyên để xem xét tình trạng các thực phẩm và vệ sinh không gian bên trong. Loại bỏ thực phẩm hỏng, mốc, chất thải,…
- Đóng gói chặt: Đảm bảo rằng các thực phẩm đã được đóng gói chặt trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này giúp tránh việc lan truyền mùi của nhiều thực phẩm với nhau
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi. Đồng thời cũng bảo vệ sức khỏe của bạn và chất lượng sản phẩm.
5. Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết giải đáp cách bảo quản thực phẩm mùa hè như nào đúng cách để lâu không hư mà Nông sản khô đã chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em nội trợ nhiều điều bổ ích. Nếu có câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bạn nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tin tức hay khác tại: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/
Pingback: Học lỏm cách làm mực rim me chua cay chuẩn vị Đà Nẵng
Pingback: Học mót các cách làm ớt Sa Tế tại nhà đơn giản chỉ 15 phút