Đặc sản Tết 2023 của từng vùng miền nhiều lưu luyến

dac-san-tet

Đặc sản Tết 2023 chính là một câu hỏi mà đang nhận được nhiều sự quan tâm. Việt Nam mảnh đất hình chữ S thân thương, kèm theo đó là những nét đẹp văn hóa ẩm thực của từng vùng miền. Mỗi một miền đều có những nét đẹp đặc trưng riêng. Nếu miền Bắc biểu tượng là Lăng Bắc thành kính, miền Nam là chợ Bến Thành đông vui nhộn nhịp thì miền Tây lại gắn liền với vẻ đẹp sông nước vùng vĩ. Mỗi vùng miền sẽ ăn Tết cổ truyền theo cách của riêng mình. Và để có thể biết được đặc sản Tết của từng vùng miền sắp tới đây thì xin mời quý bạn đọc cùng dành ra ít phút để cùng theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu nhé.

1. Đặc sản Tết 2023 của từng vùng miền nhất định phải biết?

1.1 Đặc sản Tết Hà Nội

Thực đơn Tết cổ truyền Hà Nội rất đa dạng, phong phú với rất nhiều món ăn ngon. Nhưng các món ăn đó có ngon tới mấy thì một mâm cơm Tết người miền Bắc gồm 6 – 8 món ăn chính. Có những món ăn bắt buộc cần có trên mâm cơm Tết. Nhưng cũng có những món phụ ăn kèm để bớt ngấy. 

dac-san-tet-nguyen-dan-mien-bac

Dưới đây chính là những món ăn đặc sản Tết miền Bắc mà bạn có thể tham khảo qua:

1.1.1 Bánh chưng xanh Làng Khúc

Danh sách đặc sản Tết không thể thiếu trên mâm cơm người miền Bắc đó là chiếc Bánh chưng xanh. Tết miền Bắc thiếu gì thì thiếu chứ không thể thiếu Bánh chưng xanh. Bánh chưng xanh là một món ăn có nguồn gốc từ đời thứ 6 của vị vua Hùng. Cho đến tận bây giờ, nét đẹp món ăn này vẫn được lưu truyền. Chỉ khác mỗi về nguyên vật liệu. Nếu ngày xưa, nguyên liệu làm bánh chưng có thể chỉ có đậu xanh + gạo nếp thì ngày nay món ăn đã có sự tân tiến rõ nét. Chúng sẽ có thêm phần nhân ba chỉ heo + hạt tiêu xay để món ăn thêm đậm vị hơn. 

Ngày nay, bánh chưng xanh đã không chỉ dùng trong dịp Tết cổ truyền nữa. Mà chúng đã được gói và bầy bán cả những ngày rằm 15 hàng tháng hay mùng 1 hàng năm. Người gói bánh chính là một nghệ nhân. Một nghệ nhân với đôi bàn tay điêu luyện để cho ra một chiếc bánh vuông vức. Phần nhân tẩm ướp đậm vị khiến người ăn phải say mê. 

Chẳng có điều gì quý giá bằng hình ảnh các con cháu ngồi trông nồi bánh chưng xanh chờ trời sáng. 

1.1.2 Bánh dày

Một mâm cơm Tết đã có món bánh chưng xanh thì có lẽ món bánh dày cũng không thể thiếu vắng. Bánh chưng bánh dày luôn luôn song hành cùng với nhau. Nếu bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất thì bánh dày hình tròn tượng trưng cho bầu trời. Hình ảnh bánh chưng xanh + bánh dày mang một ý nghĩ nhân văn cao cả. Sự hài hòa kết hợp giữa đất trời thể hiện sự đoàn kết, tỏ lòng biết ơn của người dân với đất trời đã mang mưa thuận gió hòa tới người Việt. 

Bánh dày Quán Thành thường được người dân làm với 3 hình thức khác nhau: bánh dày nhân ngọt, bánh dày nhân mặn, bánh dày chay. Quá trình làm ra bánh dày rất vất vả, gian nan. Phần gạo nếp cần phải chọn loại gạo ngon, dẻo, sạch sẽ, chất lượng, không sạn, tạp chất lung tung. Để làm được mẻ bánh dày ngon thì phải dùng tới sức khỏe, sức trai tráng khỏe. Dùng chày giã liên tục để bánh có độ dẻo nhất định. 

Bánh dày không chỉ phổ biến trong dịp Tết cổ truyền miền Bắc. Loại bánh này đặc biệt được ưa chuộng đặt trong tiệc của các đám “nên duyên”. Ngót nghét cũng đã 15 năm, thứ bánh này vẫn được con cháu khắc ghi để tưởng nhớ ông bà Tổ Tiên.

Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

1.1.3 Bánh cốm

Hình ảnh Cốm thu Hà Nội đã trở thành biểu tượng trong lòng người dân thủ đô. Chẳng có gì đẹp đẽ bằng hình ảnh thưởng thức chút xôi cốm dưới cơn gió se lạnh mùa thu. Mùa thu có lẽ là mùa đẹp với những cơn gió không quá lạnh. Những tia ánh nắng mặt trời chói chang nhưng không nắng gắt bằng mùa hè. Cốm có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Cốm chấm với chuối chín ăn cực kì đưa miệng. Hạt cốm dẻo, thơm ngon đặc trưng. Và có lẽ, hình ảnh chiếc bánh cốm chính là một đặc sản Tết khó phai mờ khi du khách đặt chân tới đây.

Không chỉ là loại bánh sử dụng trong dịp Tết cổ truyền. Bánh cốm còn là biểu tượng tượng trưng cho tình yêu lứa đôi của các cặp vợ chồng trẻ. Và cũng chính vì thế mà trong các cháp cưới xin hình ảnh bánh đậu xanh xuất hiện đại trà. 

Những chiếc bánh vuông vắn, bọc lá chuối xanh buộc lạt đỏ. Sợi lạt đỏ chính là biểu tượng cho sợi dây tơ hồng thắt chặt tình cảm vợ chồng. Tình thông gia hữu nghị của 2 bên gia đình Nội – Ngoại. 

1.1.4 Bánh Phu thê

Nhắc tới bánh cốm mà lại không nhắc tới bánh phu thê chính là sự thiếu xót rất đáng trách. Tùy vào mỗi văn hóa vùng miền, bánh phu thê có thể được gọi với tên khác như bánh xu xê, xu thê. Loại bánh này thường rất hay đi kèm cùng bánh cốm trong các lễ cháp trong ngày ăn hỏi. Không chỉ là một đặc sản Tết mà chúng còn được sử dụng rất rộng rãi phổ biến trong tiệc cưới.

Bánh có vẻ bề ngoài không nổi bật, nhưng công sức làm bánh phu thê lại cực kì công. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo. Giai đoạn lựa chọn bột gạo cực kì quan trọng. Muốn bánh có được độ dẻo dai như ý thì bột năng không thể thiếu vắng. Bánh phu thê ngày nay rất đa dạng về màu sắc như: màu đỏ, màu vàng, màu xanh. Phần nhân bên trong gồm đậu xanh và dừa sợi ăn cực kì nôi cuốn. Cắn một miếng bánh mà khiến chúng ta phải ngây ngất vì ngon. Vì bánh được làm thủ công, không chất bảo quản nên chúng chỉ dùng được trong 3 – 5 ngày.

1.1.5 Ô mai

Trên khay bánh kẹo Tết người Việt chắc chắc không thể thiếu ô mai. Ô mai Hà Nội rất đa dạng với nhiều loại khác nhau như: ô mai sấu, ô mai mơ, ô mai đào,… Khi thưởng thức những loại ô mai trên đây điều để lại ấn tượng cho bạn chính là hương vị. Vị chua chua, cay cay, mặn, ngọt đủ cả. Ô mai chính là món ăn nét đẹp tinh túy ẩm thực Hà Thành. Ngày Tết nếu ăn quá nhiều bánh ngọt sẽ nhanh ngấy, không tốt cho sức khỏe. Một hộp ô mai lúc này chính là giải pháp hữu dụng nhất. 

1.2 Đặc sản Tết miền Nam

Tết miền Nam rất đa dạng và phong phú với nhiều món ăn. Với thời tiết đặc trưng mưa – nóng quanh năm. Đó chính là điểm khác biệt thứ nhất. Thứ hai đó là các món ăn nơi đây rất độc lạ và chúng được thưởng thức theo phong cách cực kì riêng biệt.

dac-san-tet-nguyen-dan-mien-nam

1.2.1 Bánh Tét ngũ sắc

Nếu miền Bắc nổi tiếng là hình ảnh chiếc bánh chưng xanh cổ truyền thì người dân miền Nam là hình ảnh chiếc bánh Tét. Từ bao đời nay, ông cha ta đã coi bánh tét và bánh chưng giống như một sự giao hòa của Đất Trời nhằm cầu mong một mùa màng bội thu, một năm mới may mắn, sức khỏe và hạnh phúc. Bánh Tét miền Nam là món bánh mang ý nghĩa cực kì sâu đậm với người dân nơi đây. 

Bánh Tết được làm từ gạo nếp với nhân đậu và thịt. Theo dòng biến đổi của thời gian. Bánh Tét giờ đã trở nên độc đáo hơn với 5 màu sắc “Cam – vàng – trắng – tím -xanh”. 5 màu sắc này chính là tượng trưng cho âm dương cân bằng và ngũ hành. Đem tới nhiều may mắn, sức khỏe và lộc tài cho gia chủ.

Tham khảo thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ

1.2.2 Bánh pía Sóc Trăng

Khi bạn nhắc tới miền Nam có lẽ địa danh Sóc Trăng để lại cho bạn cũng nhiều ẩn tượng. Hình ảnh Bánh Pía Sóc Trăng chính là một đặc sản nơi đây. Thứ bánh này không chỉ hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân mà đây còn là loại bánh được nhiều người biết tới trong dịp Tết cổ truyền. Bánh pía Sóc Trăng giờ đã được bán phổ biến trên Toàn Quốc. Có tuổi đời khá ngắn, nhưng thứ bánh này lại được nhiều chị em tìm mua để bổ sung vào khay bánh kẹo Tết của gia đình mình.

Bánh có thiết kế tròn như trái đất. Vỏ bánh bên ngoài mềm, mịn với phần nhân dẻo ngọt khiến cho hương vị của bánh trở nên đậm đà, thơm ngon hơn. Đặc biệt, ở Sóc Trăng bánh phía nhân sâu riêng cũng rất ưa dùng. Nơi đây còn nỗi tiếng với bánh pía với nhất nhiều nhân khác nhau như: nhân trứng muối, nhân khoai môn, nhân mè đen,… 

Một loại bánh thơm ngon, hương vị đặc biệt. Loại bánh này cũng rất sang trọng và có thể làm món quà để thắp hương rất lịch sự.

1.2.3 Hạt điều Bình Phước

Bình Phước là địa phương có khí hậu nhiệt đới đặc biệt. Đất đỏ ba-zan màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu,… đặc biệt nhất chính là cây điều. 

Hạt điều Bình Phước chính là thứ hạt được ưa chuộng nhất hiện nay. Hạt điều có vị béo bùi, giòn giòn, khi rang muối có vị mặn ngọt rất kích thích người dùng. Hạt điều là một loại hạt dinh dưỡng chứa thành phần giá trị dinh dưỡng cực kì cao. Nó là một loại hạt rất tốt dành cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai.

Tết Quý Mão ngày một tới gần hơn. Xu thế giỏ quà Tết sức khỏe ngày một ưa chuộng. Bạn có thể sử dụng đặc sản hạt điều Bình Phước làm quà biếu người thân, gia đình mình trong dịp Tết sắp tới đây nhé.

Tham khảo chi tiết sản phẩm hạt điều rang muối tại: https://thucphamkho.vn/hat-dieu-rang-muoi/

1.2.4 Nước mắm Phú Quốc

Với người dân miền Nam hay miền Bắc, ăn gì thì ăn, chắc chắn không thể thiếu vắng được nước mắm. Nhưng có lẽ, thứ nước mắm để lại cho người ta nhiều lưu luyến nhất phải kể tới nước mắm Phú Quốc

Nước mắm là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Đặc biệt trong ngày Tết, nước mắm sẽ giúp cho món ăn của bạn thơm ngon đậm đà đủ vị. Đặc sản nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng ở Phú Quốc mà chúng còn nổi tiếng trên toàn Thế Giới.

Cá cơm chính là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nước mắm. Cá sau khi được đánh bắt từ biển về, ngay lập tức sẽ được om với muối để đảm bảo đạm và hương vị thơm ngon của nó.

Nước mắm Phú Quốc không vẩn đục. Chúng có màu đậm trong tự nhiên. Để có được thứ nước trong quá trình làm sẽ rất tỉ mỉ, kì công, chắc lọc kĩ càng.

1.2.5 Bưởi Tân Triều

Đặc thù trong bữa cơm Tết người miền Nam là không thể thiếu đồ tráng miệng. Hoa quả chính là món tráng miệng được sử dụng rộng rãi và cực kì phổ biến. Và có lẽ, bưởi Tân Triều chính là loại quả sử dụng nhiều nhất.

Nhiều năm qua, làng Tân Triều, tỉnh Đồng Nai luôn giữ vững vị trí dẫn đầu với 2 loại bưởi là “Bưởi da xanh và bưởi đường lá cam”. Thứ bưởi này không chỉ nổi tiếng nước mà chúng còn được xuất khẩu ra cả thị trường Quốc Tế.

Bưởi Tân Triều có vịt ngọt, cùi trắng vàng, vỏ mỏng xanh nhìn giống quả lê. Ngoài ra, bưởi Tân Triều có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, giải bia rượu, chữa khó tiêu,… Một trái bưởi Tân Triều chính là đặc sản Tết không thể thiếu vắng.

1.3 Món ăn Tết miền Tây

Khác với mâm cỗ đặc sản tết miền Bắc và miền Nam. Người miền Tây ăn Tết rất dân dã, bình dị, đậm đà hương vị quê hương. Đặc biệt, những món ăn ngày Tết miền Nam đều được chế biến từ nguyên liệu “cây nhà lá vườn” quen thuộc.

dac-san-tet-nguyen-dan-mien-tay

1.3.1 Lạp xưởng

Lạp xưởng chắc chắn chính là món ăn ngon ngày Tết miền Tây có độ “phủ sóng” cực mạnh dịp đầu năm. Lạp xưởng không chỉ phổ biến ở miền Tây mà món ăn này đã phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán và được rất nhiều người tìm mua. Cứ hễ thấy nhà ai có lạp xưởng + giò chả là thấy không khi Tết về tận kề. 

Muốn ăn lạp xưởng ngon phải mua được ở miền Tây. Lạp xưởng nơi đây khi nướng, chiên có mùi thơm rất khó cưỡng. Lạp xưởng hiện nay đã đa dạng hơn rất nhiều với lạp xưởng khô, tươi, tôm, cá,… phù hợp với mục đích dùng mỗi người.

1.3.2 Khô nhái An Giang

Văn hóa ẩm thực Tết miền Tây cực kì nổi tiếng dân dã, mộc mạc và bình dị. Điều đó đã được minh chứng qua việc người dân nơi đây luôn chọn những nguyên liệu hết sức gần gũi, quen thuộc, chế biến đơn giản, không đòi hỏi cao từ tay nghề, 

Một trong những món ăn ngày Tết miền Tây hội tụ đầy đủ các yếu tố đó là món: Khô nhái An Giang. Nhái sau khi được bắt ở ngoài đồng về sẽ được làm sạch. Ướp với mật ong rừng nguyên chất, một ít nước mắm rồi tiến hành phơi khô. Nhái khô để rất lâu nếu được bảo quản kĩ. Khô nhái không thể thiếu vắng trên mâm cỗ Tết người miền Tây.

1.3.3 Mứt chuối phồng

Từ xa xưa, người miền Tây có phong tục chuẩn bị nhiều các loại mứt trong ngày Tết để cúng ông bà, tổ tiên trong nhà và đãi khách phương xa tới chơi. Ở Bến Tre, mứt chuối phồng chính là món ăn được nhiều người yêu thích nhất.

Mứt chuối có lớp bánh tráng bên ngoài giòn rụm, bên trong ngọt bùi hòa quyện với vị cay của gừng chín, một chút béo bùi của đậu phộng để tạo nên món ăn ngon đậm chất Nam Bộ.

1.3.4 Bánh Tét

Nhắc tới món ngon ngày Tết miền Tây, bánh tét chính là ứng cử viên hàng đầu được nhắc tới. Nếu miền Bắc có bánh chưng xanh, miền nam bánh tét ngũ sắc thì miền Tây sông nước lại là bánh tét truyền thống

Bánh Tét miền Tây khác với bánh tét Nam Trung Bộ và Sài Gòn ở chỗ phần nhân bánh được làm hơi ngọt và đậm đà. Thêm một chút nước cốt dừa hoặc dừa nạo sợi trộn dừa bào nhuyễn để tăng hương thơm. 

Chính vì thế, khi thưởng thức món bánh tét truyền thống ngày Tết miền Tây, chắc chắn bạn không khỏi ngạc nhiên bởi vị béo ngậy, ngọt ngào của nước cốt dừa quyện với độ béo ngậy từ thịt ba chỉ heo. Đây chính là thứ bánh khiến ai cũng “quyến rũ” ngay từ lần đầu nếm thử.

Tham khảo thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền tây thơm ngon độc lạ

2. Tổng kết

Trên đây chính là bài viết chi tiết, đầy đủ, giải đáp thắc mắc câu hỏi đặc sản Tết mà chúng tôi muốn gửi tới quý bạn đọc. Hơn hết, đây chính là bài viết chi tiết hơn nói về đặc sản Tết của từng vùng miền bạn có thể tham khảo qua. Những món ăn ở trên đây rất rộng rãi, phổ biến được nhiều vùng miền thưởng thức qua một lần.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô để cập nhật thêm nhiều tin tức hay khác nhé. 

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *