Đậu xanh là một loại đậu chứa rất nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng có lợi và có thể chế biến được thành rất nhiều những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Mặc dù là một loại hạt dinh dưỡng mang theo mình nhiều dưỡng chất có lợi. Nhưng không phải chị em nội trợ nào cũng biết đậu xanh kỵ gì cả. Biết được những thực phẩm nào không tốt khi kết hợp với đậu xanh sẽ giúp bạn tránh gây nguy hiểm tới tính mạng của mình và toàn bộ thành viên trong gia đình. Bài viết chia sẻ dưới đây của Nông sản khô sẽ giải đáp chi tiết tới bạn câu hỏi đậu xanh kỵ gì và 4 thực phẩm gây nguy hiểm tới “tính mạng” khi ăn kèm với đậu xanh. Chúng ta cùng tìm hiểu thôi bạn nhé.
Đậu xanh là gì?
Đậu xanh hay đỗ xanh là một loại đậu có kích thước hạt nhỏ, đường kính khoảng 2 – 2.5mm. Hạt đậu xanh thường được ứng dụng linh hoạt trong ẩm thực các món ăn như: chè đậu xanh, bánh nướng bánh dẻo Trung Thu nhân đậu xanh, bánh đậu xanh Hải Dương, hoặc ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ).
Cây đậu xanh là một loại cây thân thảo, mọc đứng, chiều cao khoảng 50cm. Quả hình thuôn dài với 2 mảnh khép kín và kích thước bé. Bên trong chứa rất nhiều hạt đậu xanh. Tại Việt Nam, giống đậu xanh được trồng rất phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, và đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, cây đậu xanh trở thành một giống cây trồng quan trọng của người dân vụ Hè Thu.
Đậu xanh được gieo trồng ra làm 3 vụ chính trong năm. Đó là vụ Xuân, gieo trồng vào tháng 3. Vụ Hè, gieo vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Vụ Thu Đông, gieo vào tháng 8. Khoảng 60 – 70 ngày là người dân có thể thu hoạch được đậu xanh. Thời gian thu hoạch nhanh, có khả năng kháng sâu bệnh, ít công sức chăm sóc. Đây cũng chính là giống cây trồng mang lại nguồn thu nhập kinh tế rất lớn cho người dân.
Giá trị dinh dưỡng trong đậu xanh?
Xét về giá trị dinh dưỡng, đậu xanh cũng không hề thua kém đậu đỏ, đậu đen, đậu tương,… Đôi khi, dinh dưỡng trong đậu xanh còn nhỉnh hơn so với các loại đậu cùng dòng họ. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr đậu xanh cung cấp các chất dinh dưỡng:
- 347 calo
- 1.2gr lipid
- 0.3gr chất béo bão hòa
- 0mg Cholesterol
- 15mg Natri
- 1.246mg Kali
- 63gr carbonhydrate
- 16gr chất xơ
- 7gr đường
- 24gr protein
- 4.8mg Vitamin C
- 6.7mg Sắt
- 0.4mg Vitamin B6
- 189mg Magie
- 132mg Canxi
Đó chính là toàn bộ thành phần giá trị dinh dưỡng tìm thấy trong đậu xanh. Những chất này đều rất quan trọng, và cần thiết đối với sức khỏe của con người. Vậy nên, việc bổ sung đậu xanh vào thực đơn ăn uống của gia đình mình là điều nên làm.
Xem thêm: 100GR Đỗ xanh bao nhiêu calo? Món ăn giảm cân từ đỗ xanh?
Công dụng của đậu xanh?
Với một loại giá trị dinh dưỡng vừa liệt kê ở trên. Việc bổ sung đậu xanh vào thực đơn ăn uống sẽ giúp cơ thể bạn nạp rất nhiều dinh dưỡng và phòng chóng lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. Công dụng của đậu xanh rất đa dạng, bao gồm:
- Hạn chế tình trạng nguy hiểm về đường tiêu hóa
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trị mụn nhọt
- Tăng cường sự hoạt động mạnh khỏe của hệ miễn dịch
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Giúp duy trì huyết áp ổn định
- Phòng chống ung thư đại tràng và ung thư đường ruột
- Cải thiện đường ruột, ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
- Giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, ngừa đau nhức, loãng xương,…
- Giúp duy trì cân nặng ổn định
- Tốt cho phụ nữ mang thai, ngừa dị tật ống thần kinh
- Làm đẹp da
- Điều trị chứng trầm cảm
Đậu xanh chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe. Cũng dễ hiểu khi đậu xanh rất được ưa chuộng trên thị trường và ứng dụng rất linh hoạt trong ẩm thực. Vậy, đậu xanh kỵ gì? Đây chính là điều quan trọng bạn cần biết để tránh kẻo rước họa vào thân. Đôi khi chỉ một xơ xuất nho nhỏ thôi là cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của mình và người thân xung quanh. Chúng ta cùng nhau tiếp tục tìm hiểu nhé.
Đậu xanh kỵ gì? 4 thực phẩm không tốt nguy hiểm tới “tính mạng” khi ăn kèm với đậu xanh?
Đậu Xanh kỵ cà chua
Cà chua chính là sản phẩm đầu tiên không tốt khi ăn kèm cùng đậu xanh. Cà chua có vị chua, tính mát, chứa nhiều Vitamin C, kali, Lycopene,… Đậu xanh có tính mát, chứa rất nhiều Protein, chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Khi kết hợp đậu xanh cùng cà chua bạn sẽ gặp một số hiện tượng như:
- Các chất dinh dưỡng trong cà chua và đậu xanh sẽ trung hòa lẫn nhau, làm mất đi tác dụng của nhau.
- Ăn đậu xanh cùng cà chua có thể gặp một số vấn đề nguy hiểm về sức khỏe như: tiêu chảy, tăng nguy cơ ung thư.
Vậy nên, nếu bạn không muốn gặp những rắc rối này, hãy từ bỏ ngay kết hợp ăn đậu xanh cùng cà chua nhé.
Xem thêm: Nấm rơm kỵ gì? 6+ điều nên tránh kẻo nguy hiểm tính mạng?
Đậu xanh kỵ gì? Đậu Xanh kỵ hải sản tươi sống
Đậu xanh và hải sản tươi sống đều là những sản phẩm rất thông dụng, rất tốt, ngon và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đậu xanh và hải sản tươi sống kỵ nhau và chúng không tốt khi kết hợp với nhau. Đặc biệt đó chính là tôm, tôm và đậu xanh không hợp nhau. Nguyên nhân là vì:
- Đậu xanh có tính mát. Trong khi đó, hải sản cũng có tính hàn nhẹ. Khi 2 món ăn có tính hàn kết hợp với nhau, bụng dạ bạn sẽ gặp một số triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, nôn ói, đi ngoài phân lỏng,…
Để tránh không phải làm bạn cùng với nhà vệ sinh, bạn hãy tuyệt đối không chế biến tôm cùng đậu xanh nhé.
Xem thêm: Hải sản kỵ gì? Những lưu ý khi ăn hải sản kẻo gây “tử vong”?
Đậu Xanh kỵ cá chép
Đậu xanh kỵ gì tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua trong danh sách này đó chính là cá chép. Cá chép là một loại cá nước ngọt, nhiều thịt, ít xương, chứa rất nhiều các thành phần giá trị dinh dưỡng có lợi. Đặc biệt, cá chép rất tốt cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu tan thai rất tốt. Nhưng có một điều mà các nhà nghiên cứu đã công bố rằng cá chép không tốt khi kết hợp với đậu xanh. Nếu ăn chung có thể gây một số tác hại xấu cho sức khỏe như:
- Tiêu chảy cấp: Đậu xanh và cá chép đều là những thực phẩm có tính hàn. Khi ăn chung, chúng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cấp. Đặc biệt là ở những người có hệ tiêu hóa kém, nhạy cảm.
- Khó tiêu hóa: Đậu xanh và cá chép chứa hàm lượng Protein rất lớn. Lượng Protein lớn sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hóa thức ăn. Nếu lá lách và dạ dày của bạn kém, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hóa. Nếu sử dụng đậu xanh cùng cá chép thời gian dài, rất dễ mắc ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, kích hoạt tế bào ung thư trong cơ thể.
Xem thêm: Cách làm cháo cá chép cho mẹ bầu an thai, con mạnh khỏe
Đậu xanh kỵ gì? Đậu xanh kỵ thuốc
Danh sách đậu xanh kỵ gì cuối cùng mà bạn không thể bỏ qua đó chính là các loại thuốc chữa bệnh. Nếu như bạn đang mắc bệnh và đang điều trị theo toa thuốc Đông y dưới đây, chắc chắn một điều bạn không nên vừa ăn đậu xanh vừa uống thuốc Đông y nhé. Cụ thể:
- Thuốc Đông y: Đậu xanh có tính mát, có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc Đông y. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc Đông y, bạn nên tránh ăn đậu xanh.
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolon: Đậu xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc kháng sinh nhóm quinolon. Do đó, nếu đang sử dụng thuốc kháng sinh nhóm này, bạn không nên ăn đậu xanh nhé.
- Thuốc chống đông máu: Đậu xanh có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc chống đông máu, dẫn tới nguy cơ chảy máu mất kiểm soát. Do đó, nếu đang sử dụng thuốc này, bạn không nên ăn đậu xanh nhé.
Để đảm bảo tốt nhất, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn đậu xanh khi đang sử dụng những loại thước kể trên đây.
Đậu xanh kỵ gì? 6 đối tượng không nên ăn đậu xanh kẻo nguy hiểm tới “tính mạng”?
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về những món ăn “xung khắc” với đậu xanh. Bạn cũng cần phải biết được 6 nhóm đối tượng sau không nên sử dụng đậu xanh. Dưới đây chính là một số đối tượng đó:
Người có hệ tiêu hóa kém
- Tác hại của đậu xanh cực kì nguy hiểm tới hệ tiêu hóa của con người nếu sử dụng nhiều. Do vậy, người có hệ tiêu hóa kém hay đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu,… nên ăn ít đậu xanh.
Người đang điều trị thuốc Đông y
- Một trong những tác hại của đậu xanh mà nhiều người không biết đó là đậu xanh tương thích với các loại thuốc Đông Y. Nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc làm loãng máu, hãy tránh xa đậu xanh. Đậu xanh sẽ làm phản tác dụng của thuốc. Đôi khi sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Người có tiền sử dị ứng
- Một số người có cơ địa dị ứng với đậu phộng, đậu nành cũng có thể dị ứng chéo với đậu xanh. Biểu hiện của dị ứng các lại đậu phổ biến gặp như: ngứa, sưng, phát ban, khó thở,…
Người già và trẻ em
- Người già và trẻ em là những đối tượng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hết hoặc đang trong thời kỳ yếu kém đi. Trong khi đó, đậu xanh lại là một loại thực phẩm chứa hàm lượng chất lớn hơn cả thịt gà. Nếu ăn đậu xanh với thời gian dài và lượng lớn, hệ tiêu hóa sẽ phải căng mình ra hoạt động, căng mình đào thải những chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Từ đó, các bệnh về đường tiêu hóa sẽ ngày một xuất hiện phổ biến.
Người thiếu Canxi
- Phytate từ đậu xanh sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ Canxi vào cơ thể. Các chuyên gia Y Tế khuyến cáo, người thiếu Canxi không nên sử dụng thường xuyên đậu xanh.
Người có thể trạng tính hàn
- Đậu xanh là thực phẩm có tính hàn mạnh. Nếu sử dụng đậu xanh nhiều sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng,… Đặc biệt với những đối tượng cơ thể có tính hàn, dể mỏi mệt, dể cảm lạnh, dễ ốm, dầm mưa về,… thì bệnh lại ngày một diễn biến xấu hơn.
- Hiện tượng đau bụng, tiêu chảy cấp, đi ngoài phân lỏng nhiều sẽ khiến người bệnh mât nước, khí ngừng trệ làm cơ khớp bị đau mỏi nhức, tỳ dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
Tóm lại, đậu xanh là một thực phẩm rất bổ, giàu dinh dưỡng, có giá thành hợp túi tiền. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn đậu xanh quá nhiều và những đối tượng cần tránh khi ăn đậu xanh.
Kết luận
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi đậu xanh kỵ gì mà Nông sản khô muốn gửi gắm tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài viết này chị em nội trợ cần phải đọc để kết hợp đậu xanh đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh. Hy vọng rằng, với những chia sẻ bổ ích trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chế biến đậu xanh đúng cách, an toàn. Chúc bạn thành công và có thật nhiều món ngon từ đậu xanh nha!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và đón đọc bài chia sẻ này của mình.
Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều tin tức hay được cập nhật liên tục tại: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/