Hải sản kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

hai-san-ky-gi-tranh-ngay-keo-gap-dai-hoa

Mùa hè đang tới gần, đây cũng chính là quãng thời gian đẹp mà gia đình bạn sẽ có những chuyến du lịch tới miền biển để nghỉ dưỡng, thưởng thức hải sản nơi đây. Hải sản được biết tới là những thực phẩm tươi sống, cực kì giàu giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang không biết hải sản kỵ gì và vẫn vô tư hồn nhiên thưởng thức chúng một cách ngon lành. Bài viết dưới đây, Thực phẩm khô Dũng Hà sẽ giải đáp chi tiết tới bạn câu hỏi hải sản kỵ gì và những lưu ý khi ăn hải sản cần tránh kẻo gây nguy hiểm tới tính mạng nhé. 

1. Giá trị dinh dưỡng trong hải sản?

Hải sản (còn được gọi là đồ biển) đây là thuật ngữ chỉ chung tên gọi của các loại sinh vật biển. Chúng được ngư dân đánh bắt hoàn toàn từ ngoài biển khơi. Những loại hải sản này đều được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon phù hợp với sở thích của từng người tiêu dùng. Có người yêu thích hải sản tươi, nhưng có người lại yêu thích các loại hải sản khô

Hải sản sẽ được phân chia ra làm từng nhóm khác nhau, đó là:

  • Nhóm cá biển
  • Nhóm động vật giáp xác như: cua, tôm và ghẹ
  • Nhóm động vật thân mềm như: mực, sò, hàu, trai, ngao, bạch tuộc, con hà,…
  • Nhóm động vật da gai như: nhím, sao biển, hải sâm,…
  • Nhóm động vật thủy sinh khác như: sứa, tảo biển, vi tảo

Những loại hải sản này đều được chế biến thành nhiều món ngon như: rim, hấp, nướng, kho, chay chiên giòn. Đặc biệt, giá trị dinh dưỡng trong hải sản rất phong phú và giàu có. Cụ thể:

  • Protein: giúp duy trì sức khỏe tế bào trong cơ thể
  • Omega-3 và Omega-6: có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm mắc bệnh tim và đột quỵ
  • Vitamin và khoáng chất: góp phần phát triển các chức năng của cơ thể
  • Canxi: giúp xương và răng khỏe mạnh
  • Chất chống oxy hóa: bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do. Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Tuy nhiên, khi tiêu thụ hải sản biển, cần lưu ý chọn những loại hải sản tươi ngon, có nguồn gốc đầy đủ. Vậy bạn có biết hải sản kỵ gì không? Cùng giải đáp ngay thôi nhé.

2. Hải sản kỵ gì? Lưu ý khi ăn kẻo “chết người như chơi”?

Mặc dù là hải sản là một món ăn siêu ngon, siêu dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Nhưng không phải thực phẩm nào bạn cũng có thể kết hợp chung cùng với hải sản được. Nếu vô tình kết hợp hải sản với những thực phẩm bên dưới đây, bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối. Chính vì thế, bạn cần phải đọc thông tin bổ ích này để biết đường tránh kẻo rước họa vào thân nhé.

2.1 Hải sản kỵ trái cây chứa nhiều Vitamin C

Trái cây được biết tới là nguồn dinh dưỡng cực kì tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, vào những ngày hè nắng nóng, cơ thể mất nước nhiều. Việc bổ sung trái cây sẽ giúp cho cơ thể hồi phục lại hàm lượng nước đã mất. Giúp cơ thể bạn trở nên khỏe khoắn hơn. Không những thế, những loại trái cây chứa hàm lượng Vitamin C cao sẽ giúp cơ thể phòng được rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tấn công. 

hai-san-ky-thuc-pham-giau-vitamin-c

Những loại trái cây giàu Vitamin C như: Cam, Chanh, Dâu Tây, Ớt Chuông Đỏ, Trái Kiwi, Súp Lơ Trắng, Bông Cải Xanh, Dưa Lưới Vàng, Cà Chua, Đu Đủ, Ổi,… Khi bạn ăn trực tiếp những loại trái cây này thì sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang ăn hải sản mà dùng những loại trái cây giàu Vitamin C này thì là điều không nên. Nguyên nhân vì:

  • Trong hải sản có chứa một hàm lượng lớn Asen Pentavenlent. Asen Pentavenlent mà gặp Vitamin C sẽ tạo thành Asen Trioxide (thạch tín). Lượng Asen Trioxide này khi đi vào cơ thể sẽ khiến bạn bị ngộ độc, nôn ói, và đau bụng. Nếu nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Do đó, khi dùng hải sản xong, bạn không nên ăn ngay những trái cây giàu hàm lượng Vitamin C nhé. 

Đừng bỏ lỡ: Măng tây kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

2.2 Hải sản kỵ gì? Hải sản kỵ Trà xanh

Cũng giống với trái cây, trà xanh cũng nằm trong danh sách không tốt khi kết hợp cùng hải sản. Thói quen uống trà trong hoặc sau bữa ăn của người Việt đã trở thành một thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, nếu trước đó bạn có dùng hải sản thì tuyệt đối hãy tuân thu nguyên tắc không nên dùng trà xanh nhé. Nguyên nhân là vì: 

  • Hải sản có chứa hàm lượng Protein cực kì cao. Trong khí đó, trà xanh lại chứa chất chống oxy hóa cao như Polyphenol và Catechin
  • Các chất chống oxy hóa này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ Protein và gây khó khăn cho hệ tiêu hóa đường ruột. Điều này sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho dạ dày, khiến cơ thể bạn nôn nao, rạo rực, đau bụng, và nôn ói, rất dễ hình thành sỏi thận.

hai-san-ky-tra-xanh

Để không gặp phải những dấu hiệu khó chịu như này. Tốt nhất sau ăn hải sản khoảng 1 tiếng đồng hồ bạn hãy dùng trà xanh để dạ dày không bị khó chịu nhé.

Xem thêm: Nấm hương kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với nấm hương

2.3 Hải sản kỵ thực phẩm có tính hàn mạnh

Những loại thực phẩm có tính hàn mạnh có thể kể tới như: rau muống, măng tây, dưa chuột, dưa hấu, dừa, bông cải xanh, cam, vải, bí ngô, thì là,… Nhìn sơ qua, những thực phẩm này đều rất phổ biến trong ẩm thực, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng có một điều cấm kỵ là bạn không được phép kết hợp chúng cùng với hải sản. Nguyên nhân vì:

  • Bản chất hải sản là một thực phẩm có tính hàn cực kì mạnh. Khi Hàn kết hợp với Hàn sẽ gây ra cho cơ thể bạn cảm giác lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu, đầy bụng và rất khó tiêu.

hai-san-ky-thuc-pham-co-tinh-han-manh

Ngoài những thực phẩm có tính hàn mạnh này. Các loại đồ uống có gas cũng được khuyến cáo là không tốt khi kết hợp với hải sản. 

Xem thêm: Rong nho kỵ gì có đang làm chị em phải “rối não”?

2.4 Hải sản kỵ gì? Hải sản kỵ bia

Chắc chắn những sản phẩm chứa chất cồn, đồ lạnh là nghiễm nhiên không được kết hợp với hải sản. Bia rượu chính là sản phẩm chứa chất cồn cao không tốt khi ăn chung cùng hải sản. Tuy nhiên, sử dụng bia rượu trong bữa ăn đã trở thành một thói quen phổ biến của bao cánh mày râu. Bạn có biết tại sao hải sản lại kỵ thực phẩm chứa cồn, điển hình là bia rượu không? Nguyên nhân là vì:

  • Trong hải sản có chứa lượng Purine cực kì cao và nhạy cảm. Chất Purine trong hải sản sẽ chuyển thành dạng Axit Uric trong quá trình trao đổi chất. Axit uric dư thừa chính là nguyên nhân số 1 khiến cơ thể bạn mắc bệnh gout
  • Bia rượu lại chính là tác nhân hàng đầu đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric dư thừa trong cơ thể. Lượng Axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ lâu ngày ở trong các khớp xương mà mô mềm. Từ đó, sẽ chiến các khớp xương bị sưng đau, đỏ tấy, không thể đi lại được. Đó chính là sự hình thành của bệnh gout.

hai-san-ky-bia-ruou

2.5 Hải sản kỵ Nhân sâm

Danh sách hải sản kỵ gì cuối cùng chắc chắn không thể bỏ qua được nhân sâm. Nhâm sâm là một dược liệu quý hiếm của Đông y chữa bệnh rất tốt. Nhâm sâm cũng có thể được kết hợp với rất nhiều loại thự phẩm để tạo thành những món ăn tẩm bổ sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm lại hoàn toàn không hợp khi kết hợp với nhân sâm. Lý do là bởi:

  • Hải sản chứa nhiều đại hạ khí. Nhân sâm lại chứa nhiều đại bổ khí. Đại bổ khí và đại hạ khí không hợp nhau, chúng sinh ra là triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì vậy, khi ăn hải sản cùng nhân sâm sẽ khiến bạn bị đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng, đổ mô hôi, mệt mỏi và kiệt quệ sức khỏe. 
  • Nhiều người hay có thói quen uống rượu nhân sâm ăn hải sản. Điều này cũng rất không tốt. Nếu muốn uống rượu nhân sâm, hãy đợi khoảng 3 tiếng cho hải sản tiêu hóa rồi hẵng uống bạn nhé.

hai-san-ky-nhan-sam

Xem thêm: Tổng hợp các loại cá khô ngon, hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua

3. Những lưu ý khi ăn hải sản cần tránh kẻo gây “tử vong” cao?

3.1 Không ăn hải sản khi chưa nấu chín kỹ

Đúng. Một nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm chính là không được ăn hải sản khi chưa nấu chín kỹ. Hải sản tươi sống có chứa loại vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng sinh sống mạnh ở môi trường 80 độ C. Do đó, để loại vi khuẩn này bị tiêu diệt, bạn cần phải đun sôi nước với nhiệt độ 100 độ C. 

==> Nói chung, khi chế biến hải sản, bạn cần đun sôi nước trước 4 – 5 phút để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bạn không đun chín kỹ hải sản, có thể gặp rủi do nhiễm khuẩn như vi khuẩn Salmonella và E.coli, gây ra triệu chứng tiêu chảy, đau bụng hoặc buồn nôn.

Ngoài việc đun chín kĩ hải sản. Trong quá trình chế biến hải sản, bạn cũng phải tuân thủ một số quy tắc như:

  • Mua hải sản còn tươi sống, đang bơi lội
  • Mua hải sản đông lạnh tại nơi uy tín
  • Chế biến đúng cách
  • Rửa tay và bề mặt sơ chế sạch sẽ

Xem thêm: Cách chọn cá hồi ngon, cách sơ chế và bảo quản cá hồi tươi lâu

3.2 Không ăn hải sản đã chết, bốc mùi thối

Bên cạnh việc không ăn hải sản khi chưa nấu chín kỹ thì bạn cũng không nên ăn hải sản đã chế, bốc mùi hôi thối. Hải sản chết có thể nhanh chóng vị phân hủy và phát triển vi khuẩn gây hại. Khi chúng bắt đầu phân hủy, chúng sẽ tạo ra các chất độc hại cho hệ tiêu hóa. 

Do đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm, luôn luôn chọn hải sản tươi mới, không bị chết hoặc bốc mùi. Kiểm tra kĩ hải sản trước khi mua để bảo đảm không có dấu hiệu của sự phân hủy. 

3.3 Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu, để qua đêm

Hải sản chứa rất nhiều chất đạm có lợi cho sức khỏe. Khi hải sản chất hoặc bảo quản nhiệt độ thường, chúng rất nhanh chóng bị các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. 

  • Với cá ngừcá thu: Vi khuẩn sẽ biến thịt cá thành chất độc. Chất histidin trong thịt cá sẽ biến thành chất histamine. Đây là một chất gây ngộ độc cực kì cao. Chúng sẽ khiến bạn khó thở, tức ngực, đau đầu, nóng bừng mặt,…

Trong quá trình chế biến hải sản, bạn đảm bảo đầy đủ nguyên tắc vệ sinh thì không lo vi khuẩn xâm nhập. Với hải sản đông lạnh, nếu bảo quản với nhiệt độ tiêu chuẩn thì không lo vi khuẩn xâm nhập. Không nên mua hải sản đông lạnh hết hạn sử dụng.

4. Hải sản kỵ gì? Những đối tượng không nên ăn hải sản?

Mặc dù hải sản có rất nhiều lợi ích cho hầu hết người dùng. Nhưng có một số đối tượng nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ hải sản. Dưới đây là một số đối tượng nên cân nhắc trước khi ăn hải sản:

  • Người dị ứng hải sản: Chẳng hạn như cá, tôm, cua, hàu, hến, sò,… nên tránh tiêu thụ hải sản. Vì có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng
  • Phụ nữ mang thai: Một số loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Điển hình như cá thu, cá ngừ, cá trích và cá basa. Thủy ngân có thể gây hại cho thai nhi trong quá trình phát triển. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ những loại cá chứa nhiều thủy ngân. Thay vào đó, phụ mang thai có thể tiêu thụ cá hồi hoặc cá trắm
  • Người bị vấn đề về tiêu hóa: Chẳng hạn như dạ dày nhạy cảm hoặc mắc bệnh lý đường tiêu hóa, có thể gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều tin tức khác tại đây: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

5. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi hải sản kỵ gìThực phẩm khô đã chia sẻ tới bạn đọc. Biết được những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn dễ dàng kết hợp và chế biến hải sản hợp lý, đảo bảo giá trị dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe. Hi vọng rằng, với những thông tin này là bổ ích đối với bạn đọc.

Liên hệ đặt mua hải sản chất lượng, tươi mới qua số Hotline: 1900 986865

Cửa hàng Offline tới xem trực tiếp sản phẩm:

  • Cửa hàng 1: Số 11 Kim Đồng – Hoàng Mai – Hà Nội
  • Cửa hàng 2: A10 – Ngõ 100 – Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cửa hàng 3: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Xem thêm: Bảo quản hải sản khô đúng cách – giữ trọn nguồn dinh dưỡng

Share:

One thought on “Hải sản kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

  1. Pingback: Học lỏm cách làm mực rim me chua cay chuẩn vị Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *