Mộc nhĩ kỵ gì? Những người nào không nên ăn mộc nhĩ?

moc-nhi-ky-gi

Mộc nhĩ (hay nấm mèo) là một loại nấm quen thuộc trong ẩm thực Việt và nhiều nước châu Á. Không chỉ mang lại hương vị thơm ngon, giòn sần sật cho các món ăn, mộc nhĩ còn chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin B và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, tốt cho tim mạch,… Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào, mộc nhĩ cũng có những “điểm kỵ” riêng biệt. Nếu không chú ý đến những nguyên tắc kết hợp thực phẩm, món ăn bổ dưỡng này có thể vô tình gây hại cho sức khỏe. Vậy mộc nhĩ kỵ gì? Những ai nên cẩn trọng khi ăn mộc nhĩ? Cùng Thực phẩm khô đi tìm lời giải đáp nhé!

Mộc nhĩ kỵ gì? TOP thực phẩm đại kỵ không nên nấu chung 

Theo quan niệm Đông y, có một số thực phẩm không nên kết hợp với mộc nhĩ để tránh gây ra những phản ứng không mong muốn cho cơ thể như:

Thịt vịt

Trong Đông y, cả thịt vịt và mộc nhĩ đều có tính hàn (lạnh). Khi hai thực phẩm có cùng tính hàn kết hợp với nhau, chúng có thể gây ra hiện tượng lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc cơ địa dễ bị lạnh.

goc-thac-mac-moc-nhi-ky-gi
Mộc nhĩ kỵ thịt vịt

Ốc

Tương tự như thịt vịt, ốc là thực phẩm có tính hàn. Sự kết hợp giữa mộc nhĩ và ốc sẽ làm tăng tính lạnh cho món ăn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy cấp hoặc các vấn đề về đường ruột khác. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng khuyến cáo: “Người có tiền sử rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính nên đặc biệt tránh kết hợp hai món ăn này cùng nhau để bảo vệ hệ tiêu hóa.”

tim-hieu-moc-nhi-ky-gi
Mộc nhĩ kỵ ốc

Củ cải trắng

Dù là loại củ lành tính, nhưng trong củ cải trắng lại chứa một số enzyme và hoạt chất có thể phản ứng với các thành phần có trong mộc nhĩ, tạo ra các chất gây viêm da hoặc các phản ứng dị ứng khác ở những người có cơ địa mẫn cảm. Để an toàn, bạn nên ăn hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 3-4 giờ.

Do đó, để trả lời cho câu thắc mắc mộc nhĩ kỵ gì thì có lẽ củ cải trắng là thực phẩm không nên nấu chung.

goc-tim-hieu-moc-nhi-ky-gi
Mộc nhĩ kỵ củ cải trắng

Xem thêm: Mộc nhĩ bao nhiêu calo? Ăn mộc nhĩ có tăng cân không?

Thịt ba ba

Thịt ba ba là một món ăn quý, giàu đạm và dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nấu chung với mộc nhĩ, mộc nhĩ có thể giải phóng một số enzyme hoặc hợp chất làm phân hủy protein trong thịt ba ba. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà còn tăng nguy cơ dị ứng, khó tiêu.

giai-dap-moc-nhi-ky-gi
Mộc nhĩ kỵ thịt ba ba

Đồ lạnh

Mộc nhĩ vốn có tính hàn (lạnh). Do đó, việc ăn mộc nhĩ cùng lúc với các loại đồ uống lạnh như nước đá, kem, dưa hấu ướp lạnh,… có thể làm tăng cường tính lạnh trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi và cảm giác khó chịu toàn thân.

goc-giai-dap-moc-nhi-ky-gi
Mộc nhĩ kỵ đồ lạnh

Những người không nên ăn mộc nhĩ?

Mộc nhĩ kỵ gì đã được giải đáp rất chi tiết ở trên, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Dưới đây là những đối tượng cần đặc biệt thận trọng hoặc nên tránh ăn mộc nhĩ:

Người có hệ tiêu hóa kém

Mộc nhĩ rất giàu chất xơ (khoảng 7.4g chất xơ/100g nấm) có thể thể gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy hơi nếu ăn quá nhiều hoặc đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng.

Người bị dị ứng

Một số người có cơ địa bị dị ứng với mộc nhĩ. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm ngứa ngáy, nổi mề đay, sưng phù, khó thở hoặc thậm chí sốc phản vệ. Nếu có tiền sử dị ứng với nấm, cần cẩn trọng khi sử dụng.

bi-mat-moc-nhi-ky-gi
Mộc nhĩ kỵ người bị dị ứng

Người bị bệnh loãng máu

Mộc nhĩ có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng ngăn ngừa đông máu. Vì thế, những người đang mắc các bệnh lý liên quan tới rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu (Warfarin, Aspirin liều cao) cần tuyệt đối tránh ăn mộc nhĩ để tránh làm tăng nguy cơ chảy máu.

Người vừa nhổ răng, phẫu thuật,…

Do tác dụng chống đông máu nhẹ, mộc nhĩ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hậu phẫu hoặc làm chậm quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể. Tiên sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng khuyên: “Những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, nhổ răng, hoặc đang có vết thương hở nên kiêng ăn mộc nhĩ cho đến khi vết thương lành hoàn toàn để đảm bảo.”

Phụ nữ mang thai

Mộc nhĩ, với tính hàn và khả năng kích thích lưu thông máu, có thể không phù hợp cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn mộc nhĩ tươi hoặc ăn sống vì có thể làm co bóp tử cung. Nếu ăn, phải nấu chín kỹ và dùng lượng nhỏ.

Mộc nhĩ kỵ phụ nữ mang thai

Xem thêm: Sự thật về việc mất sữa khi chị em ăn mộc nhĩ sau sinh?

Trẻ em

Trẻ dưới 2 tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, khó xử lý được chất xơ và một số hoạt chất có trong mộc nhĩ. Cần hạn chế hoặc chỉ nên ăn rất ít khi đã nấu mềm.

Sai lầm phổ biến khi chế biến và sử dụng nấm mộc nhĩ

Không chỉ là vấn đề kết hợp với thực phẩm khác, cách bạn chế biến và bảo quản mộc nhĩ cũng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn.

Ăn mộc nhĩ tươi

Đây là một sai lầm nguy hiểm. Mộc nhĩ tươi chứa hợp chất nhạy cảm với ánh sáng gọi là Morpholine. Khi morpholine tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nó có thể gây ra các phản ứng độc hại trên da như ngứa ngáy, phù nề, viêm da khi ăn vào. Do đó, mộc nhĩ chỉ nên ăn sau khi đã phơi khô và ngâm nở, nấu chín kỹ.

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Nhiều người nghĩ rằng ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng sẽ nhanh nở hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến mộc nhĩ dễ bị nhớt, mất đi độ giòn đặc trưng và quan trọng là không loại bỏ được hết tạp chất, độc tố bám trên bề mặt. Việc ngâm nước nóng còn làm mộc nhĩ bị mủn, khó bảo quản sau nở. Chỉ nên ngâm nước lạnh từ 15-30 phút.

Ngâm mộc nhĩ quá lâu

Đây là sai lầm có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng! Mộc nhĩ khi ngâm qua đêm hoặc quá 3 tiếng sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, điển hình là vi khuẩn Bacillus cereus. Vi khuẩn này gây ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, nặng có thể hôn mê, suy nội tạng và tử vong.

Ăn quá nhiều mộc nhĩ cùng lúc

Mặc dù mộc nhĩ rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều trong một lần có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng,… do hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt là người vấn đề đông máu hoặc tiêu hóa kém. Chỉ nên ăn dưới 20g mộc nhĩ/ngày.

Câu hỏi liên quan

Mộc nhĩ ăn sống được không?

KHÔNG! Mộc nhĩ tươi chứa morpholine có thể gây viêm da, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và chức năng gan. Cần được ngâm nở hoàn toàn và nấu chín kỹ trước khi sử dụng.

Mộc nhĩ ngâm qua đêm có dùng được không?

KHÔNG NÊN! Ngâm mộc nhĩ qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Bacillus cereus phát triển và sản sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.

Ngâm mộc nhĩ bao lâu là đủ?

Khoảng 15-30 phút bằng nước lạnh. Sau khi nở mềm, cần rửa sạch lại nhiều lần rồi đem nấu chín.

Kết luận

Mộc nhĩ là thực phẩm quý trong dân gian và y học hiện đại, giúp thanh lọc máu, cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ tim mạch. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai đối tượng hoặc kết hợp với các thực phẩm kỵ có thể phản tác dụng, gây rối loạn tiêu hóa, chảy máu hoặc dị ứng. Vì vậy, hiểu rõ mộc nhĩ kỵ gì và những người nên tránh sử dụng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đừng bỏ lỡ: Mộc nhĩ nấu gì ngon? 7+ món ăn hấp dẫn, dễ thực hiện

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *