.Máu nhiễm mỡ đang là căn bệnh phổ biến mà khá nhiều người gặp phải. Thay vì dùng thuốc Tây thì việc chữa mỡ máu cao bằng thảo dược được khuyên dùng nhiều hơn vì tính an toàn và hiệu quả.
Hãy cùng thucphamkho.net tìm hiểu về căn bệnh này và một số bài thuốc điều trị từ thảo dược nhé!
Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao. Tuy nhiên, có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu đó là:
– Nguyên phát: do yếu tố di truyền, không thay đổi được. Nó gây đột biến và làm LDL-cholesterol, triglycerid,…tăng lên.
– Nguyên nhân thứ phát: Đây do là các yếu tố do lối sống, chế độ ăn uống hoặc các điều kiện y tế tác động hình thành bệnh. Bao gồm một số hoạt động sau:
- Hút thuốc lá: có khá nhiều chất độc hại chứa trong thuốc lá. Chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến phổi mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Thừa cân, béo phì
- Lười vận động
- Nạp quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa vào cơ thể
- Sử dụng rượu bia quá mức cho phép
- Tuổi cao cũng khiến dễ mắc mỡ máu cao hơn
- Mắc một số bệnh lý như: tiểu đường, suy thận, suy giáp…
>> Đậu lăng là gì? Thông tin dinh dưỡng, tác dụng và cách chế biến
Những tác hại của bệnh máu nhiễm mỡ
Giai đoạn đầu, bệnh máu nhiễm mỡ có những triệu chứng khá mơ hồ. Vì vậy người bệnh thường không cảm nhận được tác động của nó.
Lâu dài, bệnh máu nhiễm mỡ sẽ tạo ra trên thành động mạch các mảng bám. Nó ngăn cản máu luân chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị, bệnh mỡ máu cao sẽ gây ra những hệ lụy sau:
Viêm tụy
Tuyến tụy nằm ở phần trái phía trên bụng, có vai trò tiết dịch tiêu hóa cần thiết để cơ thể hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, khi lượng mỡ máu triglyceride tăng cao thì có thể khiến tuyến tụy bị sưng. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt cao, nhịp tim tăng, thở gấp…
Bệnh gan
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gan mãn tính như xơ gan, suy gan, ung thư gan cũng là do mỡ máu cao… Bên cạnh đó, bệnh máu nhiễm mỡ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường. Điều này dẫn đến nhiều biến chứng, tác động xấu đến sức khỏe.
Tiểu đường tuýp 2
Hàm lượng triglyceride tăng cao trong cơ thể sẽ gây ra nhiều rủi ro như tăng huyết áp, tăng mỡ bụng, HDL thấp, đường huyết cao… Chỉ số triglyceride cao kết hợp với điều kiện bất kỳ nào ở trên cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tim mạch
Cholesterol LDL sẽ gây ra nhiều biến chứng khi có quá nhiều trong cơ thể. Loại cholesterol sẽ bám vào thành động mạch, gây tắc nghẽn động mạch và giảm khả năng hoạt động. Tình trạng này chính là bệnh xơ vữa động mạch.
Khi tình trạng lưu thông máu không được bình thường do động mạch bị tắc nghẽn. Tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu đi. Cứ như vậy, các mảng xơ vữa hình thành quá nhiều trong động mạch. Bạn sẽ có thể dễ bị mắc bệnh tim.
Xem thêm: Trà hoa cúc có tốt cho bà bầu không? Sự thật về trà hoa cúc làm sảy thai?
Tai biến mạch máu não
Các mảng xơ vữa động mạch sẽ khiến tuần hoàn máu lên não bị cản trở và nghẽn lại. Các chất dinh dưỡng và oxy không được vận chuyển lên não, các mạch máu bị nghẽn có thể vỡ gây đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.
Như vậy có thể thấy, bệnh mỡ máu cao khá nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh lý cần được chú trọng.
Các bài thuốc chữa mỡ máu cao bằng thảo dược
Từ xa xưa, cách đã được ông cha ta áp dụng. Nó không chỉ đơn giản mà còn không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc được lưu truyền đến ngày nay và nhiều người áp dụng cho hiệu quả tích cực.
Chữa mỡ máu cao bằng vỏ bưởi
Theo Y học cổ truyền, vỏ bưởi là thảo dược có vị hơi cay, đắng, thông lợi và long đờm, bổ máu, giảm đau. Từ xa xưa, vỏ bưởi đã được sử dụng để nấu nước gội đầu, làm đẹp, ngăn rụng tóc. Bên cạnh đó, tác dụng của vỏ bưởi trong việc chữa trị mỡ máu cao cũng được nhiều người ghi nhận.
Trong vỏ bưởi có chứa hàm lượng tinh dầu và flavonoid khá cao, có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa. Chất flavonoid có khả năng bảo vệ gan, tốt cho mật, giữ vững thành mạch máu. Đây chính là điều những người mắc máu mỡ cao cần.
Để sử dụng vỏ bưởi chữa mỡ máu cao, bạn có thể tham khảo phương pháp sau:
– Chuẩn bị vỏ bưởi tươi, thái sợi nhỏ rồi cho vào chảo sao vàng hoặc đem phơi khô. Mỗi ngày, lấy vỏ bưởi khô khoảng 50g pha với nước sôi, uống thay trà.
– Sử dụng rượu ngâm vỏ bưởi: Mỗi ngày bạn chỉ nên uống khoảng 20ml. Không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ gây phản tác dụng, làm bệnh nặng hơn.
– Ngoài ra, bạn có thể làm mứt vỏ bưởi. Đây cũng là món ăn được nhiều người ưa thích.
Chữa mỡ máu bằng tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc nhờ khả năng chữa bệnh hiệu quả. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy, nước cốt tỏi có thể làm lượng cholesterol giảm đi 30%. Nhờ đó mà ăn tỏi sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
Để bệnh mỡ máu được cải thiện, bạn có thể sử dụng tỏi theo cách sau:
- Chuẩn bị 4 củ tỏi bóc sạch vỏ, 4 quả chanh rửa sạch.
- Tiếp đó, cho tỏi và chanh đã thái miếng nhỏ vào máy xay, xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp đã xay vào lọ thủy tinh có sẵn 3 lít nước sôi để nguội.
- Để bình nước trên vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần. Mỗi ngày sử dụng không quá 50ml, uống trước bữa ăn, ngày 3 lần. Mỗi năm chỉ nên áp dụng liệu trình tối đa 40 ngày.
Đọc thêm: Cách ngâm rượu củ đinh lăng tươi và khô chi tiết
Sử dụng bí đỏ để chữa mỡ máu cao
Nhờ có chứa thành phần beta-caroten (một chất có khả năng oxy hóa mạnh), bí đỏ đã được chứng minh là giúp giảm mỡ trong máu hiệu quả. Sử dụng bí đỏ giúp khóa hoạt tính của cholesterol và đào thải cholesterol qua đường đại tiện. Từ đó giúp giảm cholesterol hiệu quả.
Để chữa mỡ máu cao hiệu quả từ bí đỏ, bạn có thể làm theo các bước sau:
– Chuẩn bị một quả bí to tròn
– Lấy 100g bí đỏ sống xay sinh tố cùng nước sôi để nguội và uống trước khi ăn sáng khoảng 20 phút.
Các bạn có thể uống nước xay đặc hay lỏng, mặn hay ngọt tùy theo sở thích bằng cách cho thêm nước hoặc muối, đường khi xay.
Nên duy trì đều đặn phương pháp này khoảng 30 ngày, không nên uống quá nhiều và dài ngày vì có thể gây vàng da. Nếu những ngày đầu uống mà bạn bị tiêu chảy thì nên hạ lượng bí đỏ xuống khoảng 30g vài ngày cho quen rồi mới tăng dần lên 100 g.
Giảm mỡ máu bằng lá sen
Từ xa xưa, lá sen đã được biết đến là nguyên liệu giúp giảm cân hiệu quả. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy lá sen có khả năng giúp hạ mỡ máu rất tốt.
Cách sử dụng cũng không quá phức tạp. Bạn hãy chuẩn bị lá sen khô (khoảng 1 nắm tay) cho vào đun thành nước uống thay trà hằng ngày.
Táo mèo
Táo mèo là đặc sản được trồng nhiều ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu,… Quả có vị chua chát. Trong Y học cổ truyền, táo mèo có công dụng giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, tăng cường sức đề kháng,… Vì vậy táo mèo được coi là một trong những cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau để giảm mỡ máu:
– Chuẩn bị: táo mèo tươi 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn. Táo mèo bỏ hạt, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ và nấu cùng gạo tẻ thành cháo, ăn nhiều lần trong ngày. Để dễ ăn hơn, bạn có thể thêm một chút đường phèn.
– Chuẩn bị 15g táo mèo và 15g lá sen. Các nguyên liệu cho vào rửa sạch và sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Uống nửa tháng rồi nghỉ vài ngày, sau đó tiếp tục sử dụng lại. Mỗi liệu trình điều trị là 15 ngày.
Nần nghệ
Nần nghệ là dược liệu chứa hàm lượng dược chất saponin khá dồi dào. Khi được cơ thể hấp thụ, saponin sẽ làm sạch mạch máu và các cơ quan khác nhau, giúp ngăn chặn sự tái hấp thụ cholesterol vào máu.
Bằng cách liên kết với cholesterol trong đường ruột và trong muối mật, nần nghệ sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng máu nhiễm mỡ đến tim mạch nhờ hạn chế gắn kết tiểu cầu.
Củ nghệ
Trong củ nghệ có chứa hoạt chất Curcumin giúp cơ thể ức chế quá trình sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu, giúp bảo vệ gan, không tích tụ cholesterol xấu.
Cách sử dụng: chuẩn bị nửa thìa cà phê bột nghệ hòa tan với một ly nước nóng, để nguội và uống ba lần một ngày.
Atiso
Khi bạn mắc bệnh về gan, cơ thể sẽ không tiết đủ mật khiến hàm lượng cholesterol tăng lên, gây ra bệnh mỡ máu.
Atiso có thể hạn chế cholesterol từ các chất béo mà cơ thể hấp thu. Loại thảo dược này kích thích gan tiết mật, giúp thanh lọc cơ thể và giải độc hiệu quả.
Nếu sử dụng bông atiso tươi thì bạn nên chuẩn bị 10 – 20g. Đem nấu lấy nước uống trong một ngày. Còn nếu dùng bông atiso khô thì chỉ cần khoảng 5 – 10g.
Sơn tra
Trong 100 gam sơn tra có chứa tới 89mg vitamin C; 85mg calci; 0,89mg carotene; 0,5mg vitamin B2. Các thành phần tương đương cao gấp 17 lần, 7 lần, 9 lần và 5 lần so với táo.
Bên cạnh đó, trong sơn tra còn có chứa glucose, crataegolic acid, protein, calci, sắt, vitamin B2,… đứng đầu trong các loại quả về hàm lượng dinh dưỡng.
Trong sơn tra có chứa Flavonoid và vitamin C, kali,…giúp tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, tăng cường sức co bóp, hạ mỡ máu,…
Hướng dẫn sử dụng:
Cách 1: Phơi khô 15-20g sơn tra, đem nấu kỹ, loại bỏ bã, lấy nước cho đường vào uống như nước trà hàng ngày.
Cách 2: Dùng sơn tra, ngân hoa, cúc hoa, mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà, có công dụng thông kinh mạch, giảm mỡ trong máu
Lưu ý khi chọn thảo dược giảm mỡ máu
Chữa mỡ máu cao bằng thảo dược tuy có hiệu quả, nhưng các bước chuẩn bị rất phức tạp. Nguyên liệu chất lượng, sạch không dễ tìm.
Bên cạnh đó, nếu sơ chế sai cách sẽ rất dễ làm các dược tính mất đi. Để đem lại hiệu quả tốt nhất khi chữa mỡ máu cao bằng thảo dược, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lựa chọn thảo dược đã được nghiên cứu
Các loại thảo dược đã được nghiên cứu sẽ có mức độ an toàn được kiểm nghiệm bởi các cơ quan chức năng. Vì thế khi dùng sẽ an tâm và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý tới các tác dụng phụ để sử dụng cho phù hợp.
Lựa chọn dạng bào chế thích hợp
Thông thường, các loại thảo dược ở dạng thô, chưa qua tinh chế. Nó sẽ có hạn chế về liều lượng, người dùng sẽ rất khó để xác định đúng liều lượng cần thiết.
Do đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ thảo dược với dạng bào chế thích hợp. Bạn vừa sử dụng thuận tiện và đo đếm liều lượng chính xác.
Sử dụng đúng liều lượng
Các loại thảo dược có ưu điểm chung là ít gây tác dụng phụ như thuốc Tây, nhưng không phải vì vậy mà lạm dụng quá nhiều. Bất kể thuốc nào cũng nên có liều lượng nhất định và phù hợp.
Bên cạnh đó, liệu trình giúp giảm mỡ máu bằng thảo dược cũng cần xác định rõ ràng để người bệnh có thể chủ động kiểm soát được quá trình điều trị.
Kết hợp các thảo dược có tác dụng
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rất nhiều thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu. Nhưng nếu chỉ sử dụng một loại duy nhất thì sẽ khó đạt hiệu quả tối ưu.
Dùng sản phẩm có sự kết hợp của nhiều thành phần thảo dược sẽ cho tác động bổ trợ, giúp giảm mỡ máu toàn diện. Không chỉ giảm mỡ máu, nó còn giúp kiểm soát đường huyết để giảm biến chứng do mỡ máu cao gây ra.
Bài viết trên đây là một số thông tin về cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi và sức khỏe an toàn nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế và xin lời khuyên của bác sĩ. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tin Tức để cập nhật những thông tin bổ ích nhé.