Nấm rơm là một thực phẩm phổ biến trong ẩm thực rất giàu giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi cho sức khỏe. Nhưng bấy lâu nay, bạn có bao giờ biết nấm rơm kỵ gì hay không? Nhiều chị em nội trợ đã quên mất điều này mà vẫn thản nhiên chế biến nấm rơm cùng những thực phẩm kiêng kỵ mà không hay biết. Việc vô tình chế biến nấm rơm cùng thực phẩm kiêng kỵ đã biến nấm rơm từ lành tính thành độc tính. Bài chia sẻ này, Thực phẩm khô sẽ giải đáp chi tiết bạn nấm rơm kỵ gì nhé.
Nấm rơm kỵ gì? 6+ lưu ý cần biết để tránh mất mạng?
Nấm rơm được đem chế biến thành rất nhiều món ngon đa dạng. Thế nhưng khi ăn, người chế biến lại chẳng mấy bận tâm đến việc nấm rơm kỵ với những gì. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến nấm rơm bạn cần biết kẻo mất mạng:
Nấm rơm kỵ thực phẩm tính hàn
Cũng giống với nhiều loại nấm đang được thịnh hành tại Việt Nam. Nấm rơm rất lành tính, bổ dưỡng và giàu giá trị dinh dưỡng. Nhưng điểm cần lưu ý đó là nấm rơm có tính hàn mạnh. Chính vì vậy mà không nên ăn nấm rơm chung cùng với những loại thực phẩm có tính hàn mạnh như: thịt lạnh, trái cây lạnh, trà đá, nước ngọt,…
Khi nấu nấm rơm cùng thực phẩm có tình hàn mạnh, bụng da bạn yếu sẽ gặp một số triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt,…
Nấm rơm kỵ dầu ăn
Nấm rơm là một thực phẩm rất dễ hút nước và chất lỏng. Dầu ăn chính là một loại chất lỏng mà nấm rơm rất dễ thẩm thấu. Chính vì thế, không nên xào nấm rơm chung cùng dầu ăn. Khi xào nấm rơm, lượng dầu ăn sẽ thẩm thấu vào trong nấm mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Ăn quá nhiều nấm rơm xào dầu ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào trong cơ thể mình. Ngược lại, không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà nấm rơm xào dầu ăn còn gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu,… Thậm chí còn khiến bạn gặp hiện tượng đau dạ dày, trào ngược dạ dày.
Đừng bỏ lỡ: Nấm xào gì ngon? 10+ món ngon từ nấm xào hoàn hảo nhất
Rửa nấm rơm quá kỹ
Sơ chế nấm rơm chính là công đoạn bắt buộc bạn cần làm trước khi chế biến. Đôi khi, có những người tỉ mỉ họ còn ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn. Và việc làm này hoàn toàn sau lầm với nấm rơm. Nấm rơm sinh trưởng trong môi trường sạch sẽ, ít lợi khuẩn. Việc rửa nấm rơm quá kỹ sẽ làm toàn bộ thành phần chất dinh dưỡng có trong nấm rơm hòa tan cùng với nước. Khi bạn chế biến nấm, bạn chỉ ăn xác nấm chứ không hề thấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm.
Đun nấm rơm trong nồi nhôm
Không nên chế biến nấm rơm bằng nồi nhôm. Vì khi nấm rơm được chế biến với nhồi nhôm, nấm rơm cũng có thể hấp thụ các chất độc hại từ nồi nhôm và các chất gây ung thư khác.
Nhôm là một loại kim loại nặng có thể tích lũy trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe. Việc sử dụng nồi nhôm trong thực phẩm có thể làm tăng lượng nhôm có hại trong cơ thể. Việc sử dụng liên tục có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm khác tới sức khỏe. Do đó, nên sử dụng nồi chế biến thực phẩm bằng các vật liệu an toàn khác như: thép không gỉ, gang,… hay chất liệu phi kim khác để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn và người thân.
Vừa uống rượu vừa ăn nấm rơm
Danh sách nấm rơm kỵ gì tiếp theo đó là không nên uống rượu ăn nấm rơm. Việc kết hợp vừa uống rượu và ăn nấm rơm cùng lúc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
Nấm rơm chứa một hợp chất độc hại và khó tiêu hóa. Trong khi đó, rượu cũng có thể gây hại cho gan và làm giảm khả năng tiêu hóa thực phẩm. Việc kết hợp uống rượu và ăn nâm rơm cùng lúc có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, thậm chí gây độc tố nguy hiểm cho cơ thể.
Nấu chín hoàn toàn
Thực tế, để tiêu thụ nấm rơm một cách an toàn, nấm rơm cần phải được nấu chín hoàn toàn. Nấm rơm được nấu chín sẽ giúp loại bỏ toàn bộ những tạp chất, vi khuẩn gây hại còn tồn tại ở trong nấm rơm. Việc nấu chín kỹ nấm rơm sẽ giúp bạn dễ dàng tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra và đảm bảo nấm rơm được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Bởi vì nấm rơm tươi chưa nấu chín hoàn toàn có thể chứa các hợp chất độc hại và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Thay vào đó, bạn cũng nên sử dụng phương pháp nấu ăn an toàn để bảo đảm sức khỏe nhé.
Đừng bỏ lỡ: Nấm hương kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với nấm hương
Đối tượng nào không nên ăn nấm rơm
Sau khi đã tìm hiểu kỹ những thực phẩm “xung khắc” khi chế biến với nấm rơm. Bạn cũng cần nắm bắt được rõ những đối tượng nào không nên ăn nấm rơm. Dưới đây là những đối tượng đó:
- Người dị ứng da: Phát ban + mẩn ngứa chính là 2 triệu chứng điển hình mà nấm rơm gây ra. Những người mẫn cảm với thành phần của nấm hoặc phản ứng với bào tử nấm mốc phát triển trên nấm do sơ chế sai cách. Các bào tử nấm gây dị ứng nấm mốc dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí là bùng phát hen suyễn hoặc viêm phổi.
- Người có hệ tiêu hóa kém: Trong nấm rơm chứa rất nhiều chất xơ và enzym có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, những người có hệ tiêu hóa kém thường ăn vào rất khó tiêu hóa. Chính vì thế, nếu ăn nấm rơm sẽ càng khó tiêu hóa hơn, gây khó chịu cho cơ thể.
- Người cơ thể hàn: Với những người có thể hàn có dấu hiệu như chân tay lạnh, sắc mặt trắng, ăn uống kém,… cũng nên hạn chế tiêu thụ nấm rơm. Trong Đông y, nấm rơm có tình hàn. Nếu người cơ thể hàn ăn nấm rơm sẽ gây mắc một số triệu chứng như: tiêu chảy cấp, lạnh bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, mất nước,…
Kết luận
Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giải đáp câu hỏi nấm rơm kỵ gì mà Thực phẩm khô muốn gửi tới quý bạn đọc. Đặc biệt bài viết này chị em nội trợ cần đọc để chế biến nấm rơm đúng cách, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và thành viên trong gia đình. Hi vọng rằng, với những kiến thức bổ ích ở trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chế biến nấm rơm đúng cách nhất. Chúc bạn thành công và có nhiều món ngon từ nấm rơm.
Đừng bỏ lỡ: Mộc nhĩ kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với mộc nhĩ?