[TỔNG HỢP] 7+ Món ăn đặc sản vùng cao ngon tuyệt cú mèo?

dac-san-vung-cao-tay-bac

Đặc sản vùng cao thường rất đa dạng và phong phú. Mỗi một món ăn ngon đều mang tới cho khách du lịch những trải nghiệm “để đời”. Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ. Thứ để mọi người phải gây “thương nhớ” đó là những món ăn mang đậm vị núi rừng Tây Bắc. Mỗi một món ăn đều đọng lại hương vị rất riêng, khó lòng kiềm chế được. Nào, hãy cùng Thực phẩm khô Gia Bình khám phá ngay các món ăn đặc sản vùng cao nhất định phải thử khi đặt chân tới miền đất hứa này nhé.

1. 7+ Món ăn đặc sản vùng cao độc đáo, nhất định bạn nên thử?

1.1 Lẩu Thắng Cố

Nhắc tới ẩm thực vùng cao Tây Bắc thì không thể không nhắc tới món Lẩu Thắng Cố. Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng của người H’Mông. Thắng Cố được làm hoàn toàn từ thịt và nội tạng của ngựa nấu chín nhừ. Thứ đọng lại cho thực khách nhiều không nằm ở thịt ngựa dai thơm ngon mà nằm ở 12 loại gia vị nguyên liệu tạo nên món ngon này. Bao gồm: Thảo quả, hoa hồi, địa điền, lá chanh,… và một số nguyên liệu khác.

Lẩu ngựa luôn luôn là món lẩu làm say đắm biết bao thực khách. Thưởng thức lẩu thắng cố giữa tiết trời mùa đông se se lạnh của Tây Bắc thực sự rất đáng để thử. Ăn một lần, chắc chắn sẽ có lần 2, lần 3,… và rất dễ “nghiện”. Lẩu thắng cố chính là món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc, được ưa chuộng bởi hương vị và cách chế biến độc đáo. Nếu có dịp tới Tây Bắc, đặc biệt là đặt chân tới Sapa thì hãy trải nghiệm ngay văn hóa ẩm thực đặc trưng của địa phương nhé.

dac-san-vung-cao-tay-bac-lau-thang-co

1.2 Lẩu cá tầm Sapa

Lẩu cá tầm Sapa là món ăn đặc sản vùng núi cao Tây Bắc thuộc tỉnh Lào Cai Việt Nam. Món ăn này được làm hoàn toàn từ cá tầm tươi. Kết hợp với một số các loại rau củ quả và các nguyên liệu vị gia đi kèm khác.

Để chuẩn bị lẩu cá tầm Sapa, người ta thường sử dụng cá tầm tươi, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn. Nấm rừng, củ cải, cà rốt, bắp chuối,… và nhiều loại rau thơm khác cũng được rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó, các nguyên liệu này được cho vào nồi lẩu cùng với nước dùng được nấu từ xương cá. Cùng với đó là nước mắm, hành, tỏi, ớt, gừng và nhiều gia vị khác.

Khi nấu chín, món lẩu này sẽ có hương vị đậm đà, ngọt thanh từ cá tầm. Cùng với đó là vị thanh mát từ các loại rau củ quả, nấm rừng và rau thơm. Món lẩu này rất được yêu thích bởi hương vị đậm đà và độc đáo. Nếu có dịp đến Sapa, bạn nên thử món ăn này để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của địa phương nhé.

dac-san-vung-cao-tay-bac-lau-ca-tam

1.3 Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp chính là món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Đặc biệt, món ăn này phổ biến ở tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, và Sơn La. Được làm hoàn toàn từ thịt trâu tươi thịt trong ngày. Kết hợp với đó là tẩm ướp các loại gia vị vùng núi để mang tới món ăn đậm vị núi rừng. 

Để chuẩn bị làm thịt trâu gác bếp, người ta thường sử dụng thịt trâu tươi. Rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, thịt trâu tươi sẽ được tẩm ướp với các loại gia vị như: hạt dổi, hạt mắc khén, hạt tiêu,… và nhiều loại gia vị khác trong thời gian từ 2 – 3 tiếng. Sau đó, thịt sẽ được treo lên gác bếp và nướng trên than hoa cho đến khi thịt chín và có màu cánh rán. 

Thịt trâu gác bếp có hương vị đậm đà, thơm ngon, thịt dai và mềm. Món ăn này thường được cánh mày râu nhậu chung cùng rượu táo mèo. Thịt trâu xịn Tây Bắc thường có giá rất cao. Hiện, thịt trâu gác bếp có giá 700.000vnđ – 800.000vnđ/kg. 

dac-san-vung-cao-tay-bac-thit-trau-gac-bep

1.4 Cá nướng Pa Pỉnh Tộp

Cá nướng Pa Pỉnh Tộp nghe có vẻ cái tên rất tây và kêu. Nhưng thực chất, đây lại là món cá suối tươi, được tẩm ướp hạt mắc khén, hạt dổi, sả,… và được nướng trên bếp than hoa. Công thức chế biến và cách nướng cá rất đơn giản. Nhưng để tạo ra được món ăn đậm vị núi rừng thì lại đòi hòi người nướng cá phải có nhiều kinh nghiệm. 

Cá nướng Pa Pỉnh Tộp là món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị và cách chế biến độc đáo. Nếu có dịp đặt chân tới vùng đồi núi Tây Bắc, bạn nên thử món ăn này để trải nghiệm văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân tộc đồng bào Thái nhé.

dac-san-vung-nui-ca-nuong-pa-pinh-top

1.5 Bê Chao Mộc Châu

Bê chao là một món ăn thắm đượm tình cao nguyên Mộc Châu. Món bê chao cuốn hút thực khách với từng miếng thịt bê chiên vàng ruộm, rất giàu dinh dưỡng. Ai có dịp đặt chân tới Mộc Châu mà được thưởng thức Bê Chao thì chắc chắn không thể quên được hương vị thơm ngon đặc trưng này.

Phần bì bê khi ăn rất giòn, nhưng khi nhai kĩ sẽ thấy chút dai dai rất kích thích. Phía sau lớp bì đó chính là phần thịt vàng ươm mềm và rất ngọt. Để chuẩn bị bê chao, người ta chọn những chú bê đực non, chất béo ít. Sau đó, bê sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ và tẩm ướp khoảng 2 – 3 tiếng với nhiều loại gia vị khác. Bê tẩm ướp đủ thời gian sẽ được tiến hành cho nên nướng trên bếp than hoa. 

Bê chao Mộc Châu chính là một trong những món ăn đặc sản vùng cao. Ăn cùng rau sống, nhâm nhi thêm chén rượu táo mèo cay cay tê tê đầu lưỡi thì khỏi bàn cãi.

dac-san-vung-nui-be-chao-moc-chau

Xem thêm: 5+ đồ ngâm rượu Tây Bắc đấng mày râu uống là say nghiền

1.6 Bánh chưng đen

Du lịch Tây Bắc vào những ngày chớm xuân, bạn chắc chắn không thể không thưởng thức món bánh chưng đen đặc sản nơi đây. Khác với món bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng đen có màu đen sẫm do được làm từ lá dong, thịt heo, lá dong, gạo nếp đen và đậu xanh đen. 

Bánh chưng đen có mùi thơm đặc trưng của lá dong. Hương vị đậm đà, ngọt và béo ngậy. Bánh thường được ăn kèm với nước mắm hoặc xì dầu. Ngoài ra, bánh chưng đen còn có giá trị dinh dưỡng cao, với hàm lượng Protein và chất xơ cao. Màu sắc và hương vị độc đáo của bánh chưng đen thể hiện sự khéo léo và sáng tạo trong ẩm thực vùng cao. 

Chỉ cần ăn thử một lần, #teamThucphamkho sẽ vương vấn mãi món ngon nức tiếng vùng cao này.

banh-chung-den-tay-bac

1.7 Rượu sâm Cau khô

Sẽ là một sự thiếu xót lớn nếu như bạn không nhắc tới rượu sâm cau khô trong danh sách đặc sản vùng cao Tây Bắc. Đây là một thức uống nổi tiếng của đồng bào dân tộc vùng cao. 

Để ngâm rượu sâm cau khô, người ta thường sử dụng các củ sâm cau tươi hoặc khô. Rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, tiến hành ngâm rượu từ 4 – 8 tháng để các thành phần của sâm hòa tan trong rượu. Sau khi đã lên men, rượu sâm cau khô có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của sâm. Pha lẫn một chút vị đắng ngọt nhẹ.

Rượu sâm cau khô được coi là thức uống bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, bổ thận tráng dương. Giảm căng thẳng và mỏi mệt bủa vây. Ngoài ra, rượu sâm cau khô còn sử dụng chữa bệnh đau lưng, đau khớp và suy giảm trí nhớ.

ruou-sam-cau-kho-tay-bac

2. Kết luận

Ẩm thực Tây Bắc ẩn chứa cực kì nhiều điều kì thú và bí ẩn. Đừng tự nhận mình là “tín đồ ẩm thực chân chính” nếu như bạn chưa thưởng thức được 2/3 danh sách các món ăn đặc sản vùng cao Tây Bắc ở trên đây nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *