5+ cách làm muối vừng thập cẩm ăn chay thực dưỡng

cach-lam-muoi-vung-thap-cam-tai-nha-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham

Muối vừng là một món ăn rất ngon, dân dã của người Việt và nó có thể được làm thủ công ngay tại nhà với cách làm siêu đơn giản. Chế độ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà sử dụng tới muối vừng quả thực là một điều rất tuyệt vời. Để chế độ ăn chay trường trở nên đa dạng hơn thì hiện nay có rất nhiều cách làm muối vừng khác nhau. Hôm nay, Thực phẩm khô sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách làm muối vừng thập cẩm ăn chay thực dưỡng giàu dinh dưỡng nhé.

Muối vừng là gì?

Muối vừng (hay muối lạc) là một món ăn dân dã, phổ biến ở Việt Nam. Món ăn này được chế biến từ các nguyên nguyên liệu chính như lạc (đậu phộng), vừng rang và muối. Lạc và vừng được rang chín, giã nhỏ, trộn đều lại cùng nhau, thêm một chút muối theo khẩu là hoàn thành.

cach-lam-muoi-vung-thap-cam

Muối vùng có vị béo bùi, thơm của lạc và vừng, vị mặn vừa đủ ăn từ muối. Đây là món ăn kèm phổ biến được ăn cùng cơm trắng, xôi khúc, bánh mì, các loại xôi,… Ngoài ra, muối vừng cũng có thể được dùng để chấm các món củ quả, thịt luộc,…

Muối vừng là một món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, vitamin, chất béo và khoáng chất. Đây là món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, trẻ em và người ăn chay.

Các cách làm muối vừng thập cẩm ăn chay thực đưỡng tại nhà

Cách làm muối vừng thập cẩm dinh dưỡng

Nguyên liệu làm muối vừng thập cẩm:

  • 200gr lạc nhân đỏ
  • 50gr vừng đen
  • 30gr tôm khô
  • 50gr thịt nạc
  • 15gr hạt tiêu xay
  • 30gr muối hạt
  • 1/2 thìa cà phê hạt tiêu xay

Cách làm muối vừng thập cẩm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm tôm khô cùng với nước nóng 15 phút để tôm mềm
  • Vớt tôm ra khỏi tô, để tôm ráo nước
  • Đem tôm đi xay hoặc giã nhuyễn tôm
  • Thịt đem rửa với nước sạch
  • Cho 300ml nước vào nồi cùng với miếng thịt nạc
  • Tiến hành luộc chín thịt trong 30 phút
  • Thịt chín, vớt thịt ra, để thịt ráo nguội và ráo nước
  • Cho thịt luộc chín vào máy xay sinh tố
  • Tiến hành xay nhỏ thịt ra

Bước 2: Rang lạc + mè đen + tôm + thịt

  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo, chảo nóng, cho lạc vào rang chín trong 30 phút
  • Lạc chín, đổ lạc ra rổ, ủ lạc 20 phút
  • Lạc ủ xong, đem đi xầy vỏ lạc
  • Cho thịt lợn xay vào chảo, đảo đều tay trong 10 phút để thịt khô, ráo nước
  • Cho mè đen và chảo, rang đều tay và nhanh tay trong 5 phút là mè đen chín
  • Mè chín, đổ ra tô, ủ mè đen
  • Tiếp tục sử dụng chảo, cho tôm giã nhuyễn vào rang chín vàng, khô rồi trút tôm ra tô đựng
  • Cho muối vào chảo, rang muối khô thì trút ra tô đựng

Bước 3: Xay muối vừng thập cẩm

  • Cho toàn bộ nguyên liệu lạc + thịt băm + tôm + mè đen + hạt tiêu + muối hạt vào máy xay sinh tố
  • Nhấn nút và tiến hành xay toàn bộ nguyên liệu lại cùng nhau trong 3 phút
  • Trút muối vừng thập cẩm ra hũ, đậy nắp và bảo quản rồi dùng dần

cach-lam-muoi-vung-thap-cam-giau-duong-chat

Cách làm muối vừng rong biển

Nguyên liệu làm muối vừng rong biển:

Cách làm muối vừng rong biển:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lạc mua về, nhặt bỏ toàn bộ hạt lạc hỏng, mốc,… bỏ đi
  • Rong biển nấu canh đem cắt nhỏ

Bước 2: Rang mè + lá rong biển + lạc

  • Bắc chảo lên bếp và làm nóng chảo, chảo nóng, cho lạc vào rang chín vàng trong 30 phút với lửa nhỏ
  • Đổ chảo ra rổ, ủ lạc 10 phút
  • Lạc ủ xong, đem xầy bỏ vỏ lạc
  • Tiếp tục sử dụng chảo, cho mè đen vào rang chín vàng 5 phút
  • Đổ mè đen ra tô, ủ mè 5 phút
  • Tiếp tục sử dụng chảo, cho lá rong biển vào, đảo đều 3 phút

Bước 3: Xay muối vừng

  • Cho toàn bộ lạc rang chín + mè đen + lá rong biển + muối hạt vào máy xay sinh tố
  •  Nhấn nút và tiến hành xay nhỏ toàn bộ nguyên liệu lại cùng với nhau trong 2 phút
  • Đổ muối vừng rong biển ra hũ, đậy nắp và bảo quản

cach-lam-muoi-vung-thap-cam-rong-bien

Cách làm muối vừng ngũ cốc

Nguyên liệu làm muối vừng ngũ cốc:

Cách làm muối vừng ngũ cốc:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lạc mua về, nhặt toàn bộ những hạt lạc hỏng, mốc,… không đạt chuẩn bỏ đi
  • Rong biển ăn liền đem xé nhỏ

Bước 2: Xay các loại hạt ngũ cốc

Bước 3: Rang lạc + vừng

  • Bắc chảo lên bếp, cho lạc vào chảo và rang chín lạc trong 25 phút với lửa vừa
  • Lạc chín, đổ lạc ra rổ, ủ lạc 10 phút
  • Lạc ủ xong, đem đi xầy vỏ lạc
  • Cho vừng trắng + vừng đen vào chảo, rang chín trong 3 phút, đảo đều tay
  • Đổ vừng ra tô, ủ vừng
  • Tiếp tục dùng chảo, cho muối vào rang khoảng 3 phút để muối khô rồi đổ ra tô đựng

Bước 4: Giã muối vừng thập cẩm

  • Chia lạc + hạt ngũ cốc thành từng phần nhỏ và đem giã nhỏ theo sở thích của mình
  • Cho vừng đen + vừng trắng vào giã chung cùng lạc và hạt ngũ cốc
  • Cho muối rang vào và trộn đều cùng muối vừng ngũ cốc
  • Múc muối vừng ngũ cốc ra hũ, đậy nắp và bảo quản

cach-lam-muoi-vung-thap-cam-ngu-coc-dinh-duong

Cách làm muối vừng đen ngon

Nguyên liệu làm muối vừng đen:

Các bước làm muối vừng đen:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  •  Lạc mua về, nhặt toàn bộ những hạt lạc hỏng, lép, mốc,… bỏ đi
  • Vừng đen + vừng trắng cho ra lia, sàng để loại bỏ những hạt vừng không đạt chuẩn

Bước 2: Rang lạc + vừng

  • Bắc chảo lên bếp, cho lạc vào chảo và rang chín lạc trong 25 phút với lửa vừa
  • Lạc chín, đổ lạc ra rổ, ủ lạc 10 phút
  • Lạc ủ xong, đem đi xầy vỏ lạc
  • Cho vừng trắng + vừng đen vào chảo, rang chín trong 3 phút, đảo đều tay
  • Đổ vừng ra tô, ủ vừng
  • Tiếp tục dùng chảo, cho muối vào rang khoảng 3 phút để muối khô rồi đổ ra tô đựng

Bước 3: Giã muối vừng

  • Chia lạc thành từng phần nhỏ và tiến hành giã nhỏ lạc theo sở thích của mình
  • Cho vừng đen + vừng trắng vào giã chung cùng lạc 3 phút
  • Cho muối rang vào và trộn đều cùng muối vừng
  • Múc muối vừng đen ra hũ thủy tinh, đậy nắp và bảo quản

cach-lam-muoi-vung-den-thap-cam

Cách làm muối vừng truyền thống

Nguyên liệu làm muối vừng truyền thống:

  • 200gr lạc nhân trắng
  • 100gr vừng trắng
  • 50gr muối hạt
  • Dụng cụ: chảo rang, cối chày giã vừng

Các bước làm muối vừng truyền thống:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lạc mua về, dùng tay nhặt bỏ toàn bộ những hạt lạc có dấu hiệu hỏng, mốc,… bỏ đi
  • Cho vừng ra cái lia, sàng vừng để loại bỏ những hạt vừng không đạt chất lượng

Bước 2: Rang lạc + vừng

  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo
  • Chảo nóng, cho lạc vào chảo và tiến hành rang chín vàng đều trong 25 phút với lửa liu riu nhỏ
  • Rang lạc đều tay để lạc chín vàng đều
  • Lạc chín, đổ ra rổ, ủ lạc 10 phút
  • Lạc ủ xong, đem đi xầy vỏ lạc
  • Tiếp tục sử dụng chảo, đổ vừng vào chảo, đảo đều tay với lửa vừa khoảng 3-5 phút là vừng chín vàng
  • Vừng chín, đổ ra tô, ủ
  • Tiếp tục sử dụng chảo, cho muối hạt vào chảo, đảo đều 2 phút là muối vàng khô là đạt

Bước 3: Giã muối vừng

  • Chia nhỏ từng phần lạc cho vào cối, tiến hành giã nhỏ lạc theo ý muốn của mình
  • Cho từng ít vừng vào cối, giã chung cùng với lạc 
  • Lạc và vừng đã được giã nhỏ theo í muốn, bạn cho muối vào, trộn đều lên rồi múc muối vừng ra hũ thủy tinh

cach-lam-muoi-vung-thap-cam-truyen-thong

Cách bảo quản muối vừng thập cẩm để lâu không hỏng sau khi làm xong?

Để bảo quản muối vừng thập cẩm lâu không hỏng sau khi làm xong, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Nguyên liệu cần được rang chín và để nguội hoàn toàn trước khi trộn. Điều này sẽ giúp muối vừng không bị chảy nước và giữ được độ giòn thơm nhất định.
  • Cho muối vừng vào hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa sạch, khô ráo, có nắp đậy. Nên sử dụng hũ thủy tinh vì nó có khả năng chống ẩm tốt hơn hũ nhựa.
  • Đậy nắp kín, tránh không khí lọt vào. Bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kĩ hũ muối vừng trước khi đậy nắp để tăng độ kín đáo.
  • Bảo quản muối vừng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản muối vừng là 20 – 25 độ C. Bảo quản muối vừng trong ngăn mát tủ lạnh là hợp lý nhất.

Với cách bảo quản này, muối vừng thập cẩm có thể được từ 1 – 2  mà vẫn giữ được độ thơm ngon, giòn dụm.

Đừng bỏ lỡ: [BỎ TÚI] Cách bảo quản thực phẩm mùa hè để lâu không hư?

Lợi ích và tác hại của muối vừng thập cẩm?

Muối vừng thập cẩm là món ăn dân dã, quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Món ăn này được làm từ nguyên liệu chính là vừng, lạc, tôm, thịt, muối,… Muối vừng thập cẩm ăn vừa có những lợi ích và tác hại nhất định. Cụ thể:

Lợi ích ăn muối vừng thập cẩm?

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Muối vừng thập cẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitmain E, selen, sắt,… Các chất này có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. 
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Muối vừng thập cẩm chứa nhiều chất xơ, giúp kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu,…
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Muối vừng thập cẩm chứa nhiều axit béo không bão hòa. Chất này giúp giảm Cholesterol xấu, tăng Cholesterol có lợi. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
  • Tốt cho người ăn chay: Muối vừng thập cẩm thực sự là một món ăn chay rất tốt. Ăn chay nhưng cơ thể vẫn đảm bảo hấp thụ đầy đủ giá trị dinh dưỡng thiết yếu.

Tác hại ăn muối vừng thập cẩm?

Mặc dù muối vừng thập cẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác hại như:

  • Tăng cân: Muối vừng thập cẩm chứa nhiều calo. Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ rất dễ gây tăng cân, béo phì.
  • Ảnh hưởng tới huyết áp: Muối vừng thập cẩm chứa nhiều muối. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng lớn tới huyết áp, đặc biệt với người có tiền sử huyết áp cao.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết đến bạn các cách làm muối vừng thập cẩm rất chi tiết, tỉ mỉ. Với vô số cách làm muối vừng khác nhau, bạn hoàn toàn có thể chọn lấy cho mình những loại muối vừng phù hợp với khẩu phần ăn uống của mình. Làm muối vừng thập cẩm rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, thời gian chuân bị nguyên liệu, quy trình thực hiện,… sẽ hơi mất nhiều thời gian chút xíu. Nhưng đổi lại, bạn luôn có được thứ muối vừng thơm ngon, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là phù hợp với chính khẩu phần ăn của mình.

Chúc bạn luôn luôn thành công nha!

Đừng quên ghé tiệm đồ khô của mình để mua sắm đa dạng mặt hàng đồ khô chất lượng, giá tốt và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Share: