Nhân sâm là một loại thảo dược quý có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Thảo dược này xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông Y, công thức ẩm thực, nước uống. Sự xuất hiện phổ biến của nhân sâm cho thấy rằng đây là một sản phẩm rất tốt. Bên cạnh những mặt tích cực thì nhân sâm vẫn tồn tại những mặt tiêu cực mà không phải ai cũng biết. Vậy, nhân sâm kỵ với gì? Cùng chuyên mục tin tức sức khỏe của Nông sản khô Dũng Hà đi tìm hiểu xem nhân sâm kỵ gì nhé.
Nhân sâm là gì?
Nhân sâm hay còn được gọi tắt là sâm, tên gọi khoa học là Panax Ginseng. Là một loại thực vật mọc hoang. Nay, nhân sâm đã được trồng nhiều và phổ biến ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Liên bang Nga, Trung Quốc, Canada,… Nhưng trên Thế Giới, ưa chuộng nhất vẫn là giống nhân sâm xuất xứ từ Triều Tiên và Hàn Quốc.
Loại sâm mọc tự nhiên quý hiếm hơn rất nhiều so với sâm được trồng. Bộ phận được sử dụng để làm dược liệu thuốc đó chính là rễ. Rễ sâm sau khi thu hoạch, được sơ chế sạch sẽ trước khi được đem đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Và nhân sâm chính là 1 trong 4 tứ trụ thuốc thượng hạng của Đông y bao gồm: Sâm (Nhân Sâm), Nhung (Nhung Hươu), Quế (Nhục Quế), Phụ (Phụ Tử – Rễ Ô Quy Đầu).
Ngày nay, không quá khó khăn để bạn có thể sở hữu cho mình 1 trong 4 loại tứ trụ thuốc Đông Y thượng hạng này. Chỉ cần tìm kiếm “Nông sản Dũng Hà” là lập tức bạn truy cập địa chỉ Website và tìm cho mình loại thuốc Đông Y thượng hạng mà mình đang cần. Tất nhiên, Nhân sâm Dũng Hà cung cấp ra thị trường có nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Canada với giá rất tốt.
Nhân sâm kỵ gì? 5 thực phẩm không tốt khi kết hợp với nhân sâm?
Nhân sâm kỵ củ cải
Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng bổ khí, ích phế, sinh tân, nhuận táo, giải độc. Củ cải có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, thông khí, lợi tiểu.
Vì tính ôn và tính hàn đối lập với nhau, nên khi nấu nhân sâm cùng với củ cải trắng sẽ dẫn đến hiện tượng triệt tiêu lẫn nhau, làm giảm tác dụng của cả hai. Nhân sâm có tá dụng bổ khí. Trong khi củ cải trắng có tác dụng làm hạ khí. Khi ăn chungm củ cải trắng sẽ làm giảm tác dụng bổ khí, ích dương của nhân sâm.
Ngoài ra, củ cải trắng có chứa Thicocyanate. Chất này nếu kết hợp cùng nhân sâm sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm trong việc điều trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ,…
Đừng bỏ lỡ: Hành tây kỵ gì? 5 thực phẩm “độc hơn thạch tín” nên tránh
Nhân sâm kỵ với gì? Nhân sâm kỵ hải sản
Tronng y học cổ truyền, nhân sâm có tính ôn, vị ngọt. Trong khi đó, hải sản là những sinh vật sống ở dưới biển lên chúng mang tính hàn, có vị mặn.
Tính ôn (tính nóng) và tính hàn (tính lạnh) là 2 tính chất đối lập nhau hoàn toàn. Chính vì thế, sự kết hợp giữa nhân sâm và hải sản sẽ sinh ra độc tố nguy hiểm. Dấu hiệu triệu chứng khi ăn nhân sâm chung hải sản dễ gặp đó là: đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng,…
Ngoài ra, hải sản còn chứa một số chất có thể làm tăng huyết áp. Trong khi đó, nhân sâm có thể giúp điều hòa huyết áp ở mức ổn định. Do đó, nếu ăn chung cùng nhau, hai loại thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về huyết áp.
Do đó, không nên chế biến hải sản cùng với nhân sâm. Khi chế biến, nên dùng những loại thảo dược có tính có tính ấm nóng để tránh đau bụng như: gừng, sả, ớt,…
Đừng bỏ lỡ: Hải sản kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?
Nhân sâm kỵ nước trà xanh
Nhân sâm kỵ gì chắc chắn bạn hết sức lưu tâm đó chính là nước trà. Uống trà là một thói quen khó bỏ của người Việt. Có thể uống trà trong bữa ăn, hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bữa ăn có nhân sâm, bạn tuyệt đối không nên uống trà nhé.
Theo y học cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, tính ôn. Trong khi đó, nước trà có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Tính ôn và tính mát là 2 tính chất đối lập nhau hoàn toàn. Nếu ăn nhân sâm và uống trà sẽ dẫn đến hiện tượng triệt tiêu lẫn nhau, làm giảm tác dụng của cả hai.
Vậy nên, không nên ăn nhân sâm mà uống nước trà. Để nhân sâm phát huy hết tác dụng của mình, bạn nên sử dụng nhân sâm và trà cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
Nhân sâm kỵ với gì? Nhân sâm kỵ đồ kim loại
Thông thường, gia đình chúng ta rất hay sử dụng đồ kim loại để nấu ăn, chế biến. Nhưng nếu như hôm đó bạn có chế biến nhân sâm thì tuyệt đối không nên sử dụng nồi kim loại nhé. Nhân sâm rất kỵ nấu với nồi kim loại. Lý do là:
- Đun nấu ở nhiệt độ cao, các kim loại như sắt, nhôm, đồng,… có thể dễ hòa tan vào với nhân sâm. Điều này rất gây hại cho sức khỏe.
Để bảo toàn được những dưỡng chất quý trong nhân sâm, khi nấu nhân sâm, bạn nên sử dụng các dụng cụ nấu ăn bằng thủy tinh, sứ, gốm,… hoặc những dụng cụ nấu ăn bằng chất liệu không phản ứng với thực phẩm như nồi gang, nồi đất,…
Nhân sâm kỵ dùng quá nhiều
Mặc dù nhân sâm là một loại thảo dược quý với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thật. Nhưng việc sử dụng quá nhiều nhân sâm trong một lần ăn là điều bạn không nên làm. Đặc biệt, nếu dùng quá 200gr nhân sâm/ngày sẽ gặp hiện tượng “âm suy hỏa vương”, biểu hiện như:
- Mất ngủ, lo lắng bồn chồn, khó chịu
- Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
- Tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn mửa
Liều lượng dùng nhân sâm khuyến cáo cho người lớn là 5 – 10gr/ngày, chia ra làm 2 – 3 lần sử dụng.
Nhân sâm kỵ gì? 10 đối tượng không nên sử dụng nhân sâm kẻo “CHẾT NGƯỜI”?
Bên cạnh những thực phẩm mà nhân sâm kỵ thì cũng có những đối tượng bệnh nhân được khuyến cáo không nên sử dụng nhân sâm. Đó là gồm:
Nhân sâm kỵ người mắc bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, đau đầu, chán ăn,… Trong giai đoạn sốt cao, người bệnh có tính trạng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng,…
Khi người bệnh đang sốt cao, sử dụng nhân sâm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến tình trạng sốt cao kéo dài, nguy cơ xuất huyết nặng hơn.
Do đó, người mắc bệnh sốt xuất huyết, nên tới bệnh viện để thăm khám, điều trị kịp thời. Sốt xuất huyết rất đơn giản, nhưng biến chứng của căn bệnh này cực kì nguy hiểm.
Nhân sâm kỵ người huyết áp cao
Người có tiền sử cao huyết áp không nên sử dụng bất kì thành phần nào chứa nhân sâm. Nguyên nhân là:
- Nhân sâm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh trung ương. Khi người cao huyết áp sử dụng nhân sâm có thể làm tăng huyết áp lên mức cao hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhân sâm kỵ gì? Nhân sâm kỵ người hệ tiêu hóa kém
Người có hệ tiêu hóa kém hay rối loạn tiêu hóa thì không nên dùng nhân sâm. Nguyên nhân là, nhân sâm có tác dụng tăng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tiết dịch vị. Khi người mắc vấn đề tiêu hóa sử dụng nhân sâm, có thể làm tăng tiết dịch vị, gây kích thích dạ dày, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhân sâm kỵ trẻ em
Mặc dù nhân sâm rất giàu dinh dưỡng, chữa trị được nhiều bệnh. Nhưng với trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 14 tuổi lại là đối tượng không phù hợp sử dụng nhân sâm. Nguyên nhân là:
- Cơ thể trẻ em dưới 14 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, âm dương chưa cân bằng. Nhân sâm có tác dụng bô dương. Do đó có thể làm mất cân bằng âm dương, gây ra tác dụng phụ như: mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, nhịp tim tăng,…
- Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát triển tuyến sinh dục, điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ em dưới 14 tuổi
Nhân sâm kỵ người hệ miễn dịch kém
Nhân sâm là có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, với người có hệ miễn dịch kém, việc sử dụng nhân sâm có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là nguy hiểm.
Nhân sâm có thể làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại. Điều này có thể gây ra phản ứng viêm, sốt, mệt mỏi,…
Nhân sâm kỵ gì? Nhân sâm kỵ người dễ cảm lạnh
Nhân sâm có tính ôn, có thể làm tăng nhiệt lượng cơ thể. Ở những người dễ cảm lạnh, cơ thể thường có xu hương lạnh. Nếu dùng nhân sâm có thể sẽ làm tăng nhiệt lượng cơ thể. Từ đó, khiến cơ thể dễ bị nóng hơn, dễ dẫn tới cảm lạnh.
Nhân sâm kỵ phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai mang trong mình “dương thịnh âm suy”. Trong khi nhân sâm có tính nóng. Nếu sử dụng nhân sâm tẩm bổ cho phụ nữ mang thai có thể dễ bị gây hỏa vương, thiếu máu, dư khí, nguy hiểm đến sức khỏe.
Ngoài ra, còn gây một số tác dụng phụ cho mẹ bầu như:
- Rối loạn sự phát triển của thai nhi
- Gây dị tật thai nhi
- Ảnh hưởng giấc ngủ mẹ bầu
- Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ
- Chảy nhiều máu sau sinh
- Làm tình trạng ốm nghén nặng nề hơn
Nhân sâm kỵ gì? Nhân sâm kỵ người di tinh, xuất tinh sớm
Di tinh, xuất tinh sớm là chứng bệnh do thận hư, dương thịnh gây ra. Nhân sâm có tác dụng bổ dương, ích khí, nếu dùng cho người di tính, xuất tinh sớm sẽ làm tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn.
Nhân sâm có thể làm tăng ham muốn tình dục, khiến người di tinh, xuất tinh sớm dễ bị kích thích và xuất tinh sớm mất kiểm soát.
Nhân sâm kỵ người ho lao, phế quản
Người ho lao, phế quản có biểu hiện hư hỏa vương, phế âm suy nhược. Trong khi đó, nhân sâm lại làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi, giãn phế quản.
Vì vậy, người ho lao, phế quản không nên dùng nhân sâm.
Nhân sâm kỵ người mắc bệnh gan mật
Những người mắc bệnh gan mật thường có tình trạng gan mật thấp nhiệt, khí trệ uất kết. Nếu dùng nhân sâm, sẽ làm cho khí trệ uất kết càng nặng hơn, dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau hạ sườn, đau bụng, vàng da, táo bón,… thậm chí có thể gây xuất huyết.
Tạm kết
Trên đây là bài viết nhân sâm kỵ gì chi tiết, đầy đủ nhất mà Nông sản khô Dũng Hà đã chia sẻ tới quý bạn đọc. Mặc dù nhân sâm rất tốt, rất giàu dinh dưỡng nhưng loại thảo dược này vẫn tồn tại một số mặt xấu mà không phải ai cũng biết. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình một thông tin hữu ích về nhân sâm mà bấy lâu nay bạn không hề hay biết.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và đón đọc bài viết này. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ờ kỳ sau nha.
Đừng quên ghé tiệm đồ khô của mình để mua nhân sâm chất lượng, giá tốt nhất bạn nha. Nhân sâm bên mình bán ra là 100% nhân sâm Canada siêu chất lượng, giá tốt nhất thị trường.
Đừng bỏ lỡ: Táo đỏ kỵ gì? 3 thực phẩm nên tránh kẻo “CHẾT NGƯỜI”?