19+ món ăn tết Việt Nam không thể thiếu trong Tết 2023

. Món ăn Tết Việt Nam đang là chủ để ẩm thực rất hot thời điểm Tết sát cận kề. Đặc biệt với những nàng dâu mới về nhà chồng đón Tết đầu tiên. Chắc chắn ở đây sẽ có những sự bỡ ngỡ, ngỡ ngàng nhất định. Nhưng dù có khó khăn đến mấy thì cũng sẽ được giải quyết tất cả. Hôm nay, các nàng hãy dành ra ít phút để cùng Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu về các món ăn tết Việt Nam thơm ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn vào dịp Tết Quý Mão 2023 sắp tới đây nhé! Chúng ta cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

1. Món ăn Tết Việt Nam thơm ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn?

Vậy là sắp đến Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 rồi đó các nàng ơi. Đây cũng chính là quãng thời gian cực kì đẹp để mọi người có thời gian xả hơi, quây quần, tụ họp lại cùng nhau sau một năng trời đằng đẵng làm việc vất vả mệt nhọc. Do đó, mâm cơm những ngày Tết cũng cần phải được chuẩn bị một cách chỉnh chu, thịnh soạn, đầy đủ dinh dưỡng. Mâm cơm Tết Việt nó không chỉ thể hiện cho sự ấm no, hạnh túc, sum vầy mà đó còn là ước nguyên một năng mới đầy đủ và phát đạt hơn. 

Ẩm thực luôn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến Xuân về, gia đình nào cũng chú trọng tới các món ăn ngày Tết. Mâm cỗ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện từng nhà, từng vùng mang nét đẹp riêng.

Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

1.1 Món ăn Tết miền Bắc

1.1.1 Bánh chưng

Trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa luôn rất đặt cao về mặt hình thức. Mỗi một mâm cỗ thì nhất định phải có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa để tượng trưng cho phát lộc phát tài. Và có lẽ, món ăn tượng trưng cho dấu hiệu Tết về chính là món Bánh Chưng. 

mon-an-tet-viet-nam-mien-bac

Ông cha ta ngày xưa từng có câu nói: “Thịt mơ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng chính là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp, đậu xanh, hạt tiêu cay nhẹ, thịt heo béo ngậy và được gói trực tiếp với lá rong tạo nên hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được. Ngoài ra, khung cảnh ngồi cạnh bếp lửa hồng trông nồi bánh chưng chờ trời sáng đã in sâu vào trong tiềm thức của người dân miền Bắc. 

Ngày nay, bánh chưng không chỉ còn được dùng trong dịp Tết. Ngay cả ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, bánh chưng cũng được bầy bán nhiều để con cháu thờ cúng tổ tiên. 

1.1.2 Xôi gấc

Quan niệm của ông cha ta ngày xưa cho rằng: “Màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự may mắn đầu năm, màu tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi”. Bởi vậy, trong những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ và đặc biệt là Tết Nguyên Đán thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được làm từ gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi đem vào chõ hấp. Gạo nếp sau khi nấu có màu đỏ tươi đẹp mắt, thơm ngon và rất bổ dưỡng. Xôi gấc chứa hàm lượng Vitamin A cực kì cao.

1.1.3 Dưa hành

Mâm cỗ Tết của người Việt có rất nhiều món ngon. Từ mâm cỗ thơm ngon đến những món ăn hết sức giản dị, dân đã. Và một món ăn dân dã có vị trí đặc biệt trên mâm cơm truyền thống của người miền Bắc chính là món dưa hành muối chua hay còn gọi là dưa hành.

Dưa hành là một món ăn dân dã nhưng rất đặc sắc trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn này có vị chua chua và cay cay. Dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt nấu đông. Dưa chua được coi là món ăn chống ngán rất hiệu quả. Nhất là trong ngày Tết Nguyên Đán sắp tới.

1.1.4 Nem rán

Ném rán có vỏ bên ngoài vàng ươm. Bên trong là nhân thịt lợn, mộc nhĩ, nấm đông cô và giá đỗ. Món ăn này mang hương vị thơm ngon lạ thường. Ăn rất giòn và rất hấp dẫn. Là một món ăn không thể thiếu vắng trong ngày Tết Nguyên Đán của người dân miền Bắc. Nem rán được rất nhiều người yêu thích và còn được coi là món ăn tượng chưng cho “quốc hồn, quốc túy” của người Việt Nam. 

1.1.5 Giò lụa

Giò lụa thường được đặt chính giữa mâm cỗ Tết với mục đích giữ ấm bên ngoài, mang may mắn lộc tài vào trong nhà. Món ăn này được làm từ thịt heo xay nhuyễn, gói trong lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò giòn dai, thơm ngon có thể ăn kèm với cơm trắng hoặc bánh mì. Bạn có thể bảo quản giò trong tủ lạnh và mang ra đãi khách bất cứ lúc nào. Đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán 2023 tới đây. 

1.1.6 Thịt gà

Từ đám cưới, đám hỏi, sinh nhật, chúc thọ, tân gia,… thì không thể thiếu món thịt gà luộc. Và những ngày nghỉ lễ Tết thì thịt gà luộc cũng không ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của từng miếng thịt gà. Ăn kèm với lá chanh sắt nhỏ, muối ớt đã tạo nên một hương vị thơm ngon độc đáo khó quên. Đĩa thịt gà chín vàng đặt trên mâm cơm, nổi bật với màu vàng óng, thịt mềm và lớp da sáng bóng rất hấp dẫn.

Tham khảo thêm: Cách làm gà hầm hạt dẻ béo bùi, thịt gà ăn dai dai

1.1.7 Canh bóng bì lợn

Canh bóng bì lợn hay còn được gọi là canh bóng thả. Đây là món ăn luôn xuất hiện trên mâm cơm mỗi dịp Tết đến  của người miền Bắc. Món ăn này có vị ngọt của nước dùng, thịt mọc béo ngậy, bóng bì giòn sần sật. Kết hợp với đó là hương vị thơm ngon của các loại nấm và rau củ quả giúp tạo nên hương vị vẹn toàn cho món ăn. 

1.1.8 Giò xào

Là món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Bắc. Nay món giò xào này đã phổ biến khắp cả nước. Giò xào với thành phần chính là thịt thủ lợn xào cùng với một số nguyên liệu khác như: mộc nhĩ, hạt nêm, hạt tiêu xay,… sau đó được gói kín và nén chặt với lá chuối.

Tham khảo thêm: Cách làm những món ăn ngày tết miền bắc cho mâm cơm đặc sắc

1.2 Món ăn ngày Tết miền Nam

mon-an-tet-viet-nam-mien-nam

1.2.1 Thịt kho tàu

Đây là món ăn được sử dụng rộng rãi trong các bữa cơm gia đình và cũng là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Thịt ba chỉ kho tộ chính là sự kết hợp giữa thịt ba chỉ heo, trứng và nước dừa rất thơm ngon và hấp dẫn lôi cuốn người ăn.

Những ngày trước Tết, ngoài việc dọn dẹp, mua sắm đồ đạc, bánh kẹo Tết,… thì các gia đình miền Nam thường chuẩn bị một nồi thịt lớn vào những ngày này. Bạn có thể ăn thịt lợn kho cùng với cơm trắng.  

1.2.2 Củ kiệu tôm khô

Một đặc sản của người dân miền Nam. Khác với miền Trung và miền Bắc, củ kiệu không dùng ăn kèm với bánh tét mà củ kiệu ăn kèm với tôm khô. Khi ăn với tôm khô, củ kiệu ngấm vị chua ngọt, rắc thêm một chút đường trắng để tạo nên món ăn có vị mặn, ngọt, dai giòn cho cánh mày râu nhâm nhi ngày Tết. Tuy bình dị nhưng củ kiệu tôm khô là món ăn không thể thiêu trên mâm cỗ Tết miền Nam. 

1.2.3 Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt. Đây chính là món canh quen thuộc với mọi gia đình miền Nam. Và nó cũng được sử dụng trong dịp Tết với ý nghĩa đẩy lùi khó khăn mau mau qua đi. Cùng nhau đón mừng năm mới, nhiều niềm vui và sự may mắn. Không những thế, đây còn là món ăn bổ dưỡng, giải nhiệt cho cơ thể trong ngày Tết khi bạn dùng quá nhiều bia rượu.

1.2.4 Dưa giá 

Món dưa giá có vị thanh mát, chua chua và giòn nên được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong ngày Tết. Món ăn này có thể ăn cùng với cơm hoặc cuốn bánh tráng đề phù hợp. Nhưng ăn với thịt kho là ngon nhất, nhiều người say mê nhất. Bởi vì nó có tác dụng chống mệt mỏi rất hiệu quả. Dưa giá với thành phần chính như: Củ đậu, lá hẹ, cà rốt,… rất bổ ích cho cơ thể.

1.2.5 Lạp xưởng

Một trong những món ăn miền Nam phổ biến mà ai cũng biết đó là Lạp Xưởng. Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu tìm mua lạp xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam Bộ. Đa dạng các loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá,…

Mách bạn: Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ

1.3 Món ăn ngày Tết Việt Nam miền Trung

mon-an-tet-viet-nam-mien-trung

1.3.1 Bánh Tét

Ở miền Trung và miền Nam món Bánh Tét được gói bằng lá chuối và được tạo thành từng đòn hình trụ. Bánh tét có nhiều loại cho bạn chọn lựa như: bánh mặn, bánh ngọt, bánh thập cẩm,… 

Bánh Tét mang ý nghĩ là sự hội tụ của đất trời. Là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết người dân miền Trung. Trong khi bánh chưng miền Bắc được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung được gói bằng lá chuối. 

Tuy nguyên liệu giống nhau nhưng bánh Tét lại được cuộn tròn thành hình trụ. Nhờ sự đơn giản của bánh, thực khách có thể cảm nhận rõ ràng từng thành phần bên trong. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn đến lạ thường.

1.3.2 Nem Chua

Nếu có dịp về chơi Tết miền Trung, người dân nơi đây sẽ chiêu đãi bạn vài ngụm rượu và nem nướng làm “mồi”. Đây là món đặc sản làm từ thịt heo ướp tẩm ướp gia vị. Gói trong lá ổi hoặc lá chùm ruột để có vị chua chua, dai dai, cay cay, ăn liền được trong vài ngày rất hấp dẫn. Nem chua miền Trung có vị chua nhẹ, ăn kèm với tỏi phi để tăng hương vị. Ngày nay, nem có nhiều loại khác nhau. Nhưng nem vẫn có vị thơm ngon, giữ được vẻ đẹp bản sắc riêng của vùng miền mình. 

1.3.3 Thịt ngâm mắm

Thịt ướp nước mắm là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nguyên liệu chính của món ăn này có thể là thịt lợn hoặc thịt bò. Sau khi sơ chế sẽ được đem ngâm cùng nước mắm pha đường đun sôi theo tỉ lệ nhất định.

Từng thớ thịt được ngâm trong nước mắm với nhiều ngày. Tất cả đều tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn và ngon miệng. Thịt ngâm nước mắm có vị mặn mặn, ngọt ngọt và thường được ăn chung cùng cơm trắng, xôi, bánh tét, hoặc đồ chua, rau sống và các loại rau thơm khác.

1.3.4 Chả bò

Những miếng chả bò đỏ hồng đẹp mắt thường có mặt trên bàn tiệc của những vị khách ngày Tết. Với vị mằn mặn, giòn, dai và mùi thơm nồng từ tiêu đen. Món ăn này không thể thay thế trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người dân miền Trung. 

1.3.5 Tôm chua

Một món ăn dân dã, bình dị trên mâm cơm ngày Tết của người miền Trung là tôm chua. Một đặc sản nổi tiếng trứ danh của xứ Huế. Món ăn có vị chua ngọt của tôm và vị đậm đà của các loại gia vị, để lại ấn tượng khó quên cho người ăn. Nhiều người thường dùng tôm ngâm chua làm gỏi. Chấm với các món luộc hay cuốn với các loại rau thơm và bánh tráng ăn rất ngon. 

1.3.6 Dưa món

Trong khi Tết miền Bắc có dưa hành thì miền Trung có dưa món. Sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: Củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… đã tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm được những món dưa muối thơm ngon, nhiều màu sắc lại tốn rất nhiều thời gian và công sức. Những lát bánh tét dẻo dai ăn kèm với dưa món giòn giòn, chua chua mang đến cho thực khách một cảm giác lạ miệng khó quên. Một hương vị rất riêng trong ngày Tết này.

Xem thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền trung cổ truyền lạ miệng

TÁC GIẢ: NGUYỄN THANH TÙNG

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc về câu hỏi món ăn Tết Việt Nam. Những món ăn Tết Việt Nam đều có ý nghĩa riêng vẻ đẹp riêng. Nhưng chúng vẫn là biểu tượng của sự sung túc, may mắn, lộc tài. Hy vọng năm cũ qua đi với những gì khó khăn chung của mọi người. Cùng nhau nắm tay đón chào một năm mới – thắng lợi mới – thời cơ mới. Hy vọng với những thông tin của Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn và nàng dâu chọn được món ăn phù hợp để bày biện thờ Tổ Tiên và chiêu đãi bạn bè.

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *