23 Tháng Chạp hàng năm chính là ngày mà ông Công ông Táo trở về Thiên Đình để bẩm báo về việc làm 1 năm qua dưới hạ dưới cho Ngọc Hoàng nghe. Vào ngày này, mâm cơm ông Công ông Táo chính là thứ mà rất nhiều chị em phụ nữ nàng dâu quan tâm tới. Một mâm cơm thành kính của gia chủ dâng lên ban để tỏ lòng biết ơn với ông Công ông Táo. Miền Bắc – Trung – Nam cứ vào 23 tháng Chạp nhà nhà đều làm cơm thắp hương thờ cúng. Nhưng mỗi vùng miền lại có những cách bày biện, mâm cơm khác nhau. Cùng Thực phẩm khô Dũng Hà tìm hiểu về mâm cơm ông Công ông Táo vào ngày 23 Tháng Chạp tới nhé.
1. Mâm cơm ông Công ông Táo là gì?
Hàng năm, cứ vào 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời. Bởi vậy, dân gian gọi ngày 23 hàng năm là “Tết Ông Công”. Đây cũng là quãng thời gian đầu mở đầu cho hàng loạt nghi lễ trong Tết Nguyên Đán của người Việt. Nghi lễ này bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho tới rằn Tháng Giêng. Theo quan niệm của người Việt, Táo Quân sẽ về trời để thưa chuyện với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong 1 năm vừa qua ở dưới hạ giới và trong số đó có công việc của chính gia đình mình.
Để Táo Quân có một chuyến đi mát mẻ, thuận buồm xuôi gió, gia chủ thường làm mâm cơm thờ cúng tỏ lòng thành kính biết ơn. Cảm ơn suốt 1 năm qua ông Táo đã ở đây bảo vệ, che chở cho gia đình gia chủ.
Theo phong tục cổ truyền, Táo Quân chính là người cai quản bếp núc của mọi gia đình. Táo quân sẽ gồm 2 ông và 1 bà. Tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp êm ấp của người Việt xưa. Táo Quân cũng chính là người biết hết mọi chuyện tốt đẹp, xấu xa, vui buồn của mọi gia đình. Vì vậy, vào 23 tháng Chạp, gia đình nào cũng chuẩn bị mâm cơm lễ ông Công ông Táo đầy đủ món mặn, ngọt, chay để tiễn ông Táo về Chầu Trời.
Tham khảo thêm: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết
2. Mâm cơm ông Công ông Táo cần những gì? Được đặt vị trí như nào?
2.1 Mâm cơm lễ ông Công đặt vị trí như nào?
Vị trí đặt mâm cơm lễ ông Công cực kì quan trọng. Nó liên quan tới vấn đề tâm linh, thành kính của gia chủ. Mâm cơm lễ không được phép đặt tùy tiện, tự ý đặt theo ý mình. Vấn đề tâm linh gia chủ phải đi xem thầy. Có như vậy thì gia chủ mới mang được nhiều lộc tài tới gia đình mình cũng như sức khỏe.
Theo quan niệm của các cụ ngày xưa:
- Ông Công chính thần thổ Công, cần được cúng trên ban thờ chính trong nhà
- Ông Táo là vị thần trông coi bếp núc, lễ cúng cần được thực hiện dưới bếp
Vị trí đặt mâm cơm lễ ông Táo được đặt ở trong bếp. Cụ thể là bên cạnh hoặc bên trên bếp. Thờ thần bếp chính là mong muốn gìn giữ ngọn lửa bé nhỏ, gia đình ấm no hạnh phúc sung túc.
Tuy nhiên, với thời buổi công nghệ hiện đại phát triển. Không thể làm ban thờ ở trong khu bếp được. Việc thờ kính cần phải được thiết kế ở những nơi trang trọng, tôn trang, lịch sự. Nếu gia đình nào có ban thờ riêng ông Công thì nghi lễ càng trở nên trang nghiêm hơn. Còn nếu không, có thể thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt ở trong bếp.
2.2 Mâm cơm lễ ông Công cần những gì?
Bên cạnh việc làm mâm cơm cúng, chúng ta cũng cần chuẩn bị thật chu đáo các kỉ vật linh thiêng để thờ cúng ông Công ông Táo như. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà có những kỉ vật khác nhau. Nhưng nhìn chung, những thứ dưới đây là bắt buộc lên có như:
- 3 mũ Táo: 2 mũ có cánh chuồn dành cho 2 ông Táo. 1 mũ không có cánh chuồn dành cho bà Táo
- Cá chép vàng. Người miền Bắc quan niệm, cúng cá chép còn sống trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng” – cá biến thành Rồng để đưa ông bà Táo lên trời sang trọng, an toàn. Người miền Nam đơn giản, họ cúng mũ, áo, đôi hia bằng giấy. Miền Trung thì cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cung đầy đủ.
Ngoài những nghi lễ sang trọng này. Các gia đình thường làm mâm cơm lễ mặn hoặc mâm cơm chay để tiễn Táo Quân. Vừa là mâm cơm đưa tiễn Táo Quân và cũng là mâm cơm để cho gia đình, con cháu thưởng thức.
Mâm cơm lễ mặn Táo Quân sẽ gồm: Thịt gà, xôi, canh măng móng giò, bánh chưng xanh, giò luộc,… Mâm cơm lễ chay có: Trầu cau, hoa quả, giấy vàng tiền bạc,… Theo quan niệm của nhà Phật, lễ vật chỉ gồm lễ chay, tránh sát sinh vào ngày trọng đại này. Và mâm cơm cúng chay là tốt nhất.
2.3 Thứ tự cúng Táo Quân?
Thứ tự cúng ông Công ông Táo cực kì quan trọng. Bạn nên chuẩn bị đồ thờ cúng và thứ tự cúng như sau:
- Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật vàng mã để cúng Táo Quân
- Đốt nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời
- Sau khi đọc xong bài khấn, đợi hết hương, thắp thêm 1 tuần hương nữa. Lễ tạ rồi đem vàng mã đi hóa, cá chép đem thả ra ao, hồ, sông, suối, đình, chùa,… để chở các Táo lên Trời.
3. Mâm cơm ông Công ông Táo 3 miền Bắc – Trung – Nam
3.1 Mâm cơm cúng Táo Quân miền Bắc
Với người miền Bắc, họ thường làm lễ cúng ông Công từ 20 tháng chạp và muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi người dân nơi đây quan niệm rằng sau ngày 23 thì ông Táo sẽ không kịp lên chầu để bẩm báo tình hình với ngọc Hoàng. Bên cạnh việc chuẩn bị tư trang lễ vật cho ông Táo thì mâm cơm ông Công ông Táo miền Bắc cũng được chuẩn bị rất kĩ lưỡng và tươm tất. Chúng sẽ gồm những món ăn như:
- Quần áo, mũ táo, tiền vàng, cá chép sống
- Bánh chưng xanh
- Thịt gà luộc
- Giò heo
- Tôm hấp
- Xào thập cẩm
- Canh măng thập cẩm
- Xôi
- Nem rán
Sau nghi lễ cúng Táo xong, nhiều gia đình cũng nhổ và đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương và ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón chào năm mới.
Mách bạn: Cách làm những món ăn ngày tết miền bắc cho mâm cơm đặc sắc
3.2 Mâm cơm cúng Táo Quân miền Trung
Người miền Trung cúng ông Táo cực kì long trọng, linh đình. Trước ngày lễ, họ sẽ thay cát trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ tươm tất. Ở Huế, người dân thường dựng cây nêu trước cửa vào sáng 23. Thực hiện nghi lễ cúng Táo vào chiều 30 Tết.
Họ không cúng cá chép như người miền Bắc. Thay vào đó là họ cúng một con ngựa to bằng giấy đầy đủ yên và cương ngựa. Vàng mã và thêm nhiều những kỉ vật trọng đại khác.
Người miền Trung thường làm mâm cơm cúng Táo rất khác so với miền Bắc và miền Nam. Cụ thể:
- Bánh tét ngũ sắc
- Nấm đùi gà sốt bơ
- Canh nấm chay
- Nem chay
- Giò chay
- Xôi gấc
- Sườn xào chua ngọt
- Chè kho
Mách bạn: Chế biến món ăn ngày tết miền trung cổ truyền lạ miệng
3.3 Mâm cơm cúng Táo Quân miền Nam
Điểm đặc biệt của con dân miền Nam đó là họ sẽ cúng ông Táo vào thời điểm buổi đêm. Thời gian cúng từ 20h đến 23h ngày 23 tháng chạp. Họ quan niệm rằng đây chính là thời gian mọi công việc bếp núc, nấu nướng đã hoàn thiện, lau chùi sạch sẽ và không làm phiền tới các táo.
Mâm cơm cúng Táo miền Nam sẽ gồm đủ những món ăn như:
- Bánh Tét
- Giò bò
- Nem rán/Nem chua
- Gà Luộc
- Hành muối
- Canh khổ qua
- Đậu phộng rang
- Xôi gấc
Người miền Nam họ khác với miền Bắc. Họ không cúng cá chép sống hay mũ mã, quần áo Táo.
Mách bạn: Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ
4. Kinh nghiệm cúng ông Công ông Táo chuẩn 2024?
4.1 Thời gian cúng ông Công ông Táo mấy giờ là tốt?
Thời gian cúng ông Công ông Táo cũng được xem một cách kĩ lưỡng. Theo các thầy phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng.
Thời gian cúng ông Táo Tết Giáp Thìn 2024 như sau:
- Có thể cúng ông Táo 23 tháng chạp 1 – 2 ngày cũng được
- Nên cúng từ 7h sáng đến 12h trưa trong ngày 23 tháng Chạp
Lưu ý:
- Không nên cúng quá muộn 12h trưa
- Không nên cúng sau ngày 23 tháng Chạp
Giờ Ngọ sẽ là giờ ông Táo chọn để bay về chầu trời. Một năm chỉ có 1 ngày duy nhất Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo. Do đó, Táo Quân cần phải lên đúng giờ để còn kịp giờ vào buổi chầu. Nếu Táo nào lên sớm phải chờ đến ngày thiết triều. Còn Táo nào lên sau ngày 23 sẽ không được tham dự buổi chầu. Chính vì thế, gia đình cần phải hết sức lưu ý về thời gian cúng ông Táo để gia đình mình còn may mắn nhé.
Tham khảo thêm: ĐỒ ĂN TẾT VIỆT NAM ĐA DẠNG, PHONG PHÚ 3 MIỀN?
4.2 Văn khấn cúng ông Công ông Táo?
Việc khấn cúng nếu gia đình có người cao tuổi họ sẽ biết cách cúng lễ rất trang nghiêm. Nhưng với những gia đình không có người cao tuổi, việc cúng khấn ngày một trở nên khó khăn. Nhưng với thời buổi hiện đại, việc cúng lễ đã trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều. Các bài văn khấn cúng lễ ông Công ông Táo giờ được soạn thảo một cách rất tỉ mỉ, chi tiết. Các bạn độc giả có thể tham khảo qua:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:…….
Ngụ tại:……
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dân tôn Thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trừ Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Tham khảo thêm: Đồ ăn trên mâm cơm hóa vàng ngày Tết Nguyên Đán cần có?
5. Tổng kết
Trên đây chính bài viết chi tiết, tỉ mỉ đầy đủ giải đáp câu hỏi về mâm cơm ông Công ông Táo 3 miền Bắc – Trung – Nam đầy đủ hiện đại nhất. Tiễn ông Công ông Táo về Trời chính là nghi thức quan trọng của người Việt từ bao đời nay. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình bày những vấn đề xảy ra dưới hạ giới trong 1 năm vừa qua. Kèm theo đó là mong ước nhỏ nhỏi của người dân với Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân chúng sinh vượt qua gian khó, mong muốn một năm mới thuận lợi trong mọi công việc. Hãy chuẩn bị mâm cơm lễ ông Táo thật chu đáo, tươm tất để mang may mắn tới gia đình mình nhé.
THAM KHẢO NHIỀU BÀI ĐỌC TIN TỨC SỰ KIỆN HAY TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/