Đồ ăn trên mâm cơm hóa vàng ngày Tết Nguyên Đán cần có?

mam-com-hoa-vang-ngay-tet-nguyen-dan

Cúng hóa vàng ngày Tết là một phong tục tập quán từ bao đời của người dân Việt ta. Và mâm cơm hóa vàng là thứ cần có và cực kì quan trọng trong mỗi gia đình. Lễ hóa vàng hay còn gọi là Lễ tiễn Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu trong gia đình. Nhưng từ “hóa vàng” nghe sao xa lạ quá. Vậy bạn đã biết thế nào là lễ cúng hóa vàng và mâm cơm hóa vàng ngày Tết là gì? Nếu chưa thì hãy theo chân Thực phẩm khô Dũng Hà cùng đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Cúng hóa vàng ngày Tết là gì?

Lễ hóa vàng hay còn được gọi là lễ đưa tiễn ông bà hay là lễ tạ ơn năm mới. Tùy vào mỗi vùng miền họ gọi với tên gọi khác nhau. Nhưng có một điểm chung duy nhất đó là lễ này được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày đưa tiễn Ông Công Ông Táo về trời. Ngày 25 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông bà. Đến 30 Tết sẽ là mâm cơm cúng để rước ông bà về ăn tết cùng con cháu gia đình. 

Và sau khi hết Tết, từ mùng 3 cho đến mùng 7 âm lịch. Các gia đình cúng tiền vàng để đưa tiễn ông bà, như một lời cảm ơn ông bà đã dành chút thời gian không quản đường sá xa sôi về ăn Tết cùng con cháu. Quãng thời gian từ mùng 3 đến mùng 7 là quãng thời gian trước đây. 

mam-com-hoa-vang-ngay-tet

Ngày nay, chúng ta bận rộn hơn, thời gian hóa vàng cũng được linh hoạt hơn. Bạn có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ ngày nào từ mùng 3 đến mùng 10 để làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết.

Các gia đình có thể lựa chọn ngày mà con cháu có thể quay quần bên nhau, đầy đủ nhất để cùng đưa tiễn ông bà.

Mách bạn: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

2. Mâm cơm hóa vàng ngày Tết Nguyên Đán 2023 gồm những gì?

Mâm cơm hóa vàng ngày Tết sẽ khác so với mâm cơm cúng giao thừa và mâm cơm cúng ngày Tết. Vậy nếu như bạn chưa tìm từng bắt tay làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết thì theo dõi bài viết để Thực phẩm khô chia sẻ cho bạn nhé.

2.1 Mâm cơm mặn

Dù bất kể là một mâm cơm cúng nào đi nữa thì một câm cúng sẽ đầy đủ thịt và rau luôn là điều cần thiết. Mâm cơm cúng ngày Tết không có định các món ăn. Bằng cách này, bạn có thể tha hồ lựa chọn những thực phẩm ông bà tổ tiên thích ăn.

Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên chuẩn bị một mâm cúng ngày Tết với đầy đủ những thứ:

  • Gà luộc: Theo quan niệm dân gian Việt Nam. Con gà tượng trưng cho sự may mắn hạnh phúc. Ngoài ra, gà còn tượng trưng cho 5 đức tính người Việt: Văn – võ – dũng – nhân – trung.
  • Bánh chưng: Bánh chưng là món ăn tâm linh của người Việt từ xưa tới nay. Bánh chưng gắn liền với câu chuyện tổ tích thời Hùng Vương ” Bánh chưng bánh giầy”. Bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu Việt. Thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà.
  • Giò lụa: Là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình vào mỗi dịp Tết và ngày thường. Hương vị tinh tế, có thể dùng cả nóng và lạnh nên giò rất được ưa chuộng ngày Tết
  • Củ kiệu: Bánh chưng xanh không thể thiếu dưa hành, củ kiệu. Bạn ần ngâm hành càng lâu để hành ngấm mắm muối ăn càng ngon.

Tham khảo thêm: Gợi ý mâm cơm giao thừa Tết Quý Mão 2023 cần những gì?

2.2 Mâm cúng chay

Vì ngày hoá vàng không phải là ngày rằm, ngày 30 Tết hay mùng 1 Tết. Chính vì thế, việc chuẩn bị mâm cơm chay ngày Tết này không bắt buộc. Việc bạn lựa chọn mâm cúng chay hay mâm cúng mặn đó là phụ thuộc vào quyết định của bạn. Đối với mâm cúng chay, các món ăn cũng cần phải đảm bảo đầy đủ hương vị giống như mâm cúng mặn. Đó là những món canh – mặn – xào. Bạn có thể tham khảo qua thực đơn các món cúng chay bên dưới đây nhé:

mam-com-hoa-vang-ngay-tet-cung-chay

  • Rau củ quả xào thập cẩm
  • Xôi gấc đậu đỏ
  • Chả giò chiên chay
  • Canh măng thập cẩm
  • Gỏi xoày chay
  • Đậu hũ kho nấm rơm

Tham khảo thêm: 19+ món ăn tết Việt Nam không thể thiếu trong Tết 2023

2.3 Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả chính là loại mâm đặc biệt quan trọng không được thiếu. Đặc biệt với những gia đình nào có bàn thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả với 5 loại quả và đầy đủ các loại màu sắc khác nhau với ý nghĩa cầu mong sự sung túc, may mắn và lộc tài trong năm mới.

Theo phong tục tập quán từ bao đời của người Việt, trong những ngày Tết họ sẽ chưng mâm ngũ quả xuyên suốt ngày Tết. Mỗi vùng miền họ sẽ có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau và mỗi loại mâm ngũ quả của từng vùng miền lại mang ý nghĩa riêng. 

2.4 Hoa tươi

Tuy rằng không mang một ý nghĩa gì lớn cho buổi hoá vàng nhưng hoa tươi vẫn rất được trọng dụng. Ngày Tết tuyệt đối nên kiêng không nên sử dụng hoa giả. Vì các cụ thường quan niệm rằng :”hoa giả là không thành tâm, không thật lòng”. Chính vì thế, có hoa tươi trên ban là vẫn sẽ đẹp đẽ và trang nghiêm nhất.

Nhà nhà rất ưa chuộng hoa tươi là bởi vì chúng đẹp, nhiều màu sắc, tượng trưng cho sự sống. Vì vậy, cúng hoa tươi sẽ thể hiện lòng tôn trọng với Tổ Tiên. Gia chủ cũng hi vọng có một sự tươi mới, nhiệt huyết, tràn trề sức sống trong năm mới và những năm tiếp theo.

2.5 Cây mía

Cây mía hay còn được gọi là cây nêu. Cây mía sẽ được đặt tôn nghiêm ở 2 bên ban thờ. Gia chủ sẽ chọn những cây mía to, đẹp, nhiều tán về để đặt cùng mâm cơm hoá vàng. Theo tục lệ xưa, cây mía chính là tượng trưng cho 2 chiếc đòn gánh. Đón gành này sẽ được đem hoá vàng từ mùng 3 đến mùng 10. Chiếc đòn gánh này khi được đốt cùng vàng mã xuống cõi âm thì ông bà ta sẽ dùng đòn đó để gánh tiền vàng. Chiếc đòn gánh này nó cũng trở thành vũ khí để ông cha ta giữ vàng cũng như đánh đuổi lũ quỷ có ý định cướp vàng.

Tham khảo thêm: Cách làm những món ăn ngày tết miền bắc cho mâm cơm đặc sắc

2.6 Trầu cau – nến và nhang

Phong tục tập quán truyền thống của người Việt ta xưa đến nay thì cau trầu xuông là sự xong hành đi liền với nhau trong các đám cỗ, đám hỏi, lễ tết. Đặc biệt, tại Việt Nam, nhất là những ông bà lớn tuổi sẽ có thói quen ăn trầu cau. Vậy nên, trầu cau rất quan trọng và nên có trong mâm cơm hoá vàng ngày Tết.

Ngoài ra, lễ cúng ở trên ban thì sẽ không thể thiếu được đèn dầu và nén nhang, nén hương vòng. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị những thứ này trước Tết khoảng 3 tuần để xem xem còn có sự thiếu xót gì không nhé.

2.7 Giấy tiền – vàng mã

Giấy tiền – vàng mã cũng cực kì quan trọng và không được phép quên trong ngày Lễ Tết quan trọng. Việc đốt giấy tiền và vàng mã là để con cháu trên trần thể hiện lòng tôn kính với ông bà cha mẹ đã khuất. Xét về mặt tâm linh, những người đã khuất cũng giống với người ở trên trần, họ rất cần tiền vàng, quần áo để mặc cũng như tiêu xài. Vậy nêm vàng bạc trong ngày Tết là thứ mà con cháu không được phép quên.

Tuy là vậy, bạn cũng nên thắp, biếu và đốt vàng mã với một lượng vừa đủ. Không phải bạn cứ đốt nhiều là ông bà tổ tiên ta sẽ nhận được hết hay việc đốt nhiều là thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với người đã khuất. Khi biếu đốt, bạn nên đốt theo thứ tự vai vế từ người lớn cho tới người bé. Tuy nhiên, nếu có người mất trong năm thì bạn nên biếu cuối cùng. Đốt với lượng vừa đủ để không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. 

Ngoài ra, lúc hoá vàng xong thì người Việt ta thường hay dùng rượu để rắc vào tro của giấy tiền, vàng mã. Người xưa nói việc làm như vậy thì tổ tiên ta mới nhận được vàng từ con cháu biếu. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần chuẩn bị cho gia đình mình những ngày Tết những tờ lá xớ nhé. Ngoài ra, các bài văn khấn cũng cần phải được chuẩn bị chu đáo nhất. Có như vậy thì bạn mới đem được may mắn, lộc tài tới cho gia đình mình.

Tham khảo thêm: 7+ Bánh kẹo tết ngon các loại dùng trong Tết cổ truyền

3. Kết luận

mam-com-hoa-vang-ngay-tet-ban-nen-biet

Trên đây chính là những điều bạn cần biết về mâm cơm hoá vàng ngày Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 sắp tới đây. Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp cho bạn chuẩn bị một lễ cúng hoá vàng hoàn hảo và suôn sẻ nhất. Đừng quên Theo dõi Thực phẩm khô Dũng Hà để cùng cập nhật thêm nhiều tin tức hay khác.

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *