2+ Cách làm bánh tổ Quảng Nam thành công ngay từ lần đầu

cach-lam-banh-to

Những món ăn hay đặc sản xứ Quảng mua về làm quà thường rất đa dạng và phong phú. Đến với xứ Quảng, nhất định bạn phải thưởng thức ngay những món ăn như: Cao lầu, Mì Quảng, Bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh tráng đập, Nem nướng, Bánh canh Hội An,… Tuy nhiên, những món ăn kể trên đây vẫn chưa thể chinh phục được trái tim từ phía khách du lịch. Một món bánh đặc sản có tên gọi là Bánh tổ Quảng Nam chính là thứ bánh khiến du khách phải yêu xứ Quảng nhiều hơn. Vậy cách làm bánh tổ như thế nào? Cùng Nông sản khô vào bếp khám phá cách làm bánh tổ Quảng Nam thành công ngay từ lần đầu nhé.

Bánh tổ là bánh gì?

Bánh tổ là một loại bánh đặc sản trứ danh của Quảng Nam. Bánh được làm từ bột gạo nếp, đường nâu, đổ khuôn trong lá chuối chuối và được đem hấp chín bằng hơi nước. Bánh tổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng khi về tới Việt Nam đặc biệt là ở thành phố Quảng Nam, người dân nơi đây lại có những cách biến tấu bánh tổ với hình thù khác nhau.

cach-lam-banh-to-dac-san-quang-nam

Ngày trước, bánh tổ được dùng phổ biến rất nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Người dân sử dụng bánh tổ trong các món tráng miệng, ăn vặt hay dâng cúng lên Tổ Tiên của gia đình mình. Hiện nay, đời sống con người được cải thiện nên rất nhiều, sự thúc đẩy mạnh mẽ về du lịch, bánh tổ được nâng cấp để trở thành một đặc sản được bầy bán rất nhiều ở thành phố Quảng Nam mà bất kỳ du khách nào tới đây cũng đều dễ dàng thưởng thức.

Làm bánh tổ không quá khó khăn. Tuy nhiên, món bánh này lại đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Bánh tổ Quảng Nam và bánh tổ xứ Hoa đều là một món bánh rất ngon, chúng đã được biến tấu để phù hợp với phong tục tập quán của từng vừng miền. Nếu bạn đang quan tâm tới món bánh này, hãy để mình chia sẻ chi tiết tới bạn 2 cách làm bánh tổ đậm vị tại nhà thành công ngay từ lần đầu nhé.

Đừng bỏ lỡ: Cách làm bánh bò Cao Bằng đậm vị khiến thực khách mê mẩn

Cách làm bánh tổ Quảng Nam đậm vị thành công ngay từ lần đầu tiên?

Cách làm bánh tổ Quảng Nam truyền thống?

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300gr bột gạo nếp
  • 200gr đường nâu
  • 2 củ gừng
  • 100gr trắng (rang chín)
  • Nước tinh khiết
  • Lá chuối
  • Dầu ăn

Các bước thực hiện

Bước 1: Làm khuôn bánh tổ

  • Lá chuối mua về rửa thật sạch
  • Dùng kéo, cắt lá chuối thành từng miếng chiều ngang khoảng 30cm
  • Xếp chồng hai lá chuối lên với nhau
  • Dùng tay cuộn lá cuối thành hình khuôn tròn
  • Cố định khuôn lá chuối bằng ghim bấm

lam-khuon-banh-to-quang-nam

Bước 2: Sơ chế gừng tươi

  • Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài của củ gừng đi
  • Rửa sạch củ gừng tươi dưới vòi nước sạch
  • Cho gừng vào cối cùng với 30ml nước
  • Tiến hành giã thật nhuyễn gừng
  • Đổ hỗn hợp gừng ra rây lọc, lọc bỏ sơ bã, lấy lại nước cốt gừng tươi

lam-nuoc-cot-gung

Bước 3: Trộn hỗn hợp bột bánh

  • Cho vào tô hỗn hợp nước cốt gừng gồm: 500ml nước sôi + 200gr đường nâu
  • Khuấy đều lên cùng nhau cho đường hòa tan
  • Cho từ từ 300gr bột nếp vào tô hỗn hợp nước đường
  • Vừa cho bột vừa khuấy đều để tạo thành một khối bột dẻo quánh

tron-hon-hop-bot-banh-to-quang-nam

Bước 4: Hấp chín bánh tổ

  • Quét một lớp dầu ăn xung quanh khuôn lá chuối tươi
  • Đổ từ từ hỗn hợp bột bánh vào khuôn lá chuối tươi
  • Xếp gọn gàng bánh vào xửng hấp
  • Tiến hành hấp chín bánh tổ khoảng 30 – 45 phút
  • Bánh tổ chín, rắc mè rang lên mặt bánh tổ và thưởng thức

cach-lam-banh-to-quang-nam-don-gian

Đừng bỏ lỡ: Cách làm bánh cáy đặc sản Thái Bình dễ ợt, “chỉ 40 phút”

Cách làm bánh tổ người Hoa độc đáo

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300gr bột nếp
  • 100gr đậu đỏ
  • 50gr bột năng
  • 400gr đường nâu
  • 1 củ gừng
  • 1 thìa bột nghệ
  • Lá chuối tươi
  • Nước tinh khiết

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế đậu đỏ

  • Đậu đỏ mua về, nhặt bỏ toàn bộ hạt đậu hỏng, sâu bệnh bỏ đi
  • Ngâm đậu đỏ 4 – 6 tiếng với nước lạnh
  • Vớt đậu lên, rửa lại đậu với nước sạch
  • Để đậu khô, ráo nước hoàn toàn
  • Cho đậu vào nồi cùng 500ml nước
  • Tiến hành ninh chín nhừ đậu đỏ trong 4 tiếng đồng hồ
  • Vớt đậu ra khỏi nồi, để nguội và đem tán đậu đỏ nhuyễn
  • Cho đậu đỏ tán nhuyễn vào chảo cùng với 200gr đường nâu
  • Sên đậu đỏ với lửa nhỏ trong 15 phút để tạo thành một khối dẻo mịn
  • Tắt bếp, đổ đậu đỏ ra tô, để nguội

so-che-dau-do-lam-banh-to

Bước 2: Làm nước cốt gừng

  • Cạo sạch vỏ gừng, rửa gừng với nước sạch
  • Cho gừng vào cối cùng với 30ml nước
  • Tiến hành giã thật nhuyễn gừng cùng nước
  • Đổ hỗn hợp nước gừng qua rây lọc, lọc bỏ sơ bã gừng, lấy lại nước cốt gừng tươi

lam-nuoc-cot-gung-tuoi

Bước 3: Nấu nước đường

  • Cho vào nồi gồm: nước cốt gừng tươi + 200gr đường nâu + 500ml nước tinh khiết
  • Khuấy đều cho đường hòa tan
  • Đặt nồi nước đường lên bếp, tiến hành đun sôi trong 15 phút
  • Nước đường sôi, tắt bếp, đổ ra âu inox, để nguội

nau-hon-hop-nuoc-duong-gung-tuoi

Bước 4: Trộn bột

  • Cho 300gr bột nếp + 50gr bột năng + 1 thìa bột nghệ vào âu inox nước đường
  • Vừa cho bột, vừa khuấy đều tay để tạo thành một khối bột dẻo quánh

tron-bot-banh-to-nguoi-hoa

Bước 5: Hấp bánh

  • Lót một lớp lá chuối mỏng vào trong khuôn bánh
  • Quét một lớp dầu ăn mỏng vào lá chuối
  • Rót hỗn hợp bột bánh vào khuôn bánh
  • Đặt phần nhân đậu đỏ vào giữa khuôn bánh
  • Đậy vung, tiến hành hấp chín bánh trong 4 tiếng
  • Mỗi 1 tiếng, mở vung nồi lau sạch phần nước đọng lại trên nắp nồi đi

cach-lam-banh-to-nguoi-hoa-doc-dao

Đừng bỏ lỡ: Cách làm bánh khảo Cao Bằng ngon mê ly, vạn người mê

Cách làm bánh tổ cần lưu ý điều gì?

Bánh tổ có vị ngọt thanh, thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng được nhiều thực khách mê mẩn. Để làm bánh tổ ngon, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn lựa nguyên liệu: Nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh tổ là gạo nếp. Bạn hãy sử dụng loại gạo nếp cái hoa vàng để làm bánh. Hãy nhặt bỏ toàn bộ hạt gạo lép, hạt hỏng, hạt sâu bệnh,… bỏ đi. Bạn nên tự xay gạo nếp để đảm bảo bánh có độ dẻo quánh, mềm mịn nhất định. Hoặc bạn có thể mua bột gạo đóng túi sẵn về dùng để tiết kiệm thời gian
  • Màu sắc của bánh: Bánh tổ có rất nhiều màu, mỗi màu sắc lại tương xứng với loại đường mà bạn sử dụng. Nếu bạn muốn bánh có màu trắng đục, hãy sử dụng đường trắng hoặc đường phèn. Nếu muốn bánh có màu vàng thẫm thì dùng đường nâu
  • Hấp bánh đủ thời gian: Bánh tổ được hấp chín trong vòng 30 – 45 phút. Trong quá trình hấp, mở nắp nồi và kiểm tra thường xuyên tình trạng bánh và nước trong nồi. Dùng tăm nhọn hoặc đũa chọc nhẹ vào bánh. Nếu chọc không thấy bột bánh trà ra ngoài tức là bánh đã chín và sử dụng được

Một số câu hỏi liên quan tới cách làm bánh tổ?

Cách bảo quản bánh tổ sau khi làm xong để được lâu?

Thời gian bảo quản bánh tổ Quảng Nam phụ thuộc vào cách bảo quản của từng người và điều kiện môi trường. Tuy nhiên, thông thường, bánh tổ Quảng Nam có thể được bảo quản tối đa trong vòng 3 – 5 ngày nếu được bảo quản đúng cách. 

cach-lam-banh-to-ngon-me-ly

Để bảo quản bánh tổ Quảng Nam lâu hơn, bạn nên cắt bánh thành từng miếng nhỏ, để vào hộp nhựa đậy kín nắp và để bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh tổ Quảng Nam bảo quản trong ngăn mát có thể dùng trong vòng 3 ngày. Việc bảo quản này sẽ giúp cho bánh tránh bị thiu, ẩm mốc, vi khuẩn và côn trùng xâm nhập.

Nếu bạn muốn kéo dài thời hạn sử dụng của bánh, hãy cấp đông bánh. Khi muốn dùng bánh, hãy lấy bánh ra giã đông bánh, đem hấp lại bánh là có thể sử dụng được.

Đừng bỏ lỡ: [BỎ TÚI] Cách bảo quản thực phẩm mùa hè để lâu không hư?

Bánh tổ bao nhiêu calo?

Nếu bạn đang xây dựng chế độ ăn Healthy giảm cân, hay cơ thể đang thừa cân béo phì,… thì có lẽ bạn đang thực sự quan tâm tới đáp án câu hỏi “bánh tổ bao nhiêu calo” có phải không? Biết được lượng calo trong bánh tổ là bao nhiêu sẽ giúp cho bạn tính toán cụ thể mức năng lượng mà cơ thể mình sẽ nạp vào. Có như vậy, bạn mới có thể kiểm soát được cân nặng của mình.

cach-lam-banh-to-tai-nha-khong-so-tang-can

Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về calo trong bánh tổ là bao nhiêu, vì nguyên liệu để làm bánh tổ ở mỗi nơi lại khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể ước lượng được trong 100gr bánh tổ Cao Bằng cung cấp khoảng 167 calo. Lượng calo này tới từ những nguyên liệu chính như:

  • 100gr bột nếp tương đương 97 calo
  • 20gr đường mật mía tương đương 70 calo

Với lượng calo như vậy, nhiều người cho rằng, việc “ăn bánh tổ Quảng Nam rất dễ tăng cân, béo phì”. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, điều này hoàn toàn chưa đúng. Bởi vì, ăn bánh tổ có béo hay không phụ thuộc hoàn toàn vào cách ăn của từng người. Nếu:

  • Ăn 2 – 3 chiếc bánh tổ/ngày, lượng calo nạp vào cơ thể khoảng 304 – 501 calo. Đây là mức calo tương đối cao cho bữa ăn phụ. Trong khi đó, nếu bạn dung nạp thêm thực phẩm trong bữa ăn chính, mức calo sẽ rơi vào khoảng 1000 calo. Mức calo tiêu chuẩn cho một bữa ăn đề ra là khoảng 667 calo. Như vậy, ăn bánh tổ theo cách này rất dễ tăng cân
  • Ăn 1 chiếc bánh tổ/ngày và giảm lượng thức ăn trong bữa ăn chính sao cho mức calo không vượt quá 667 calo thì bạn ăn bánh tổ lúc này hoàn toàn không tăng cân, béo phì

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi cách làm bánh tổ Quảng Nam thành công ngay từ lần đầu tại nhàNông sản khô mình đã chia sẻ đến quý độc giả. Có thể thấy rằng, việc làm bánh tổ không quá khó hay đòi hỏi yếu tố tay nghề kinh nghiệm lớn. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nguyên liệu, quy trình thực hiện,… sẽ hơi mất nhiều thời gian chút xíu. Nhưng đổi lại, bạn luôn luôn có thứ bánh chất lượng, dẻo mềm, và đặc biệt là luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúc bạn thành công và có cho mình một món bánh thơm ngon để chiêu đãi toàn bộ thành viên trong gia đình nhà mình nha.

Hy vọng rằng, bài viết trên đây của chúng mình sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều điều bổ ích. Nếu có dịp tới Quảng Nam du lịch, bạn hãy thưởng thức bánh tổ nơi đây xem có ngon bằng chính mình làm không ha.

Xem thêm: {Hướng Dẫn} 2+ Cách làm bánh cúng miền Tây, chỉ ’30 phút’

Share: