MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ TRAI BỐ MẸ CẦN LƯU Ý GÌ?

mam-cung-day-thang-cho-be-trai

Cũng giống với bé gái thì việc cúng đầy tháng cho bé trai cũng cần phải được thực hiện một cách trang trọng, đầy đủ nhất. Vậy mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần những gì? Đây chính là một câu hỏi mà những bố mẹ chuẩn bị lập gia đình hoặc đã “vượt cạn” thành công cực kì quan tâm tới. Việc cúng đầy tháng cho bé chính là giai đoạn quan trọng để mong bé có nhiều sức khoẻ, may mắn và tài lộc. Không phải đợi lâu, cùng Thực phẩm khô Dũng Hà tìm hiểu chi tiết mâm cúng đầy tháng cho bé trai bố mẹ cần lưu ý gì nhé.

1. Cúng đầy tháng là gì? Tại sao cần phải cúng đầy tháng? Nguồn gốc, ý nghĩa?

1.1 Cúng đầy tháng là gì?

Cúng đầy tháng cho bé trai là một nghi thức cúng cực kì quan trọng trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Đây chính là buổi lễ công nhận bé tròn 1 tháng tuổi (tức là đủ 30 ngày tuổi). Trong buổi cúng này, mọi nghi thức đều được diễn ra một cách cực kì trang trọng, tôn trang, lịch sự. Buổi cúng này còn được gọi là cúng Mụ. Đây là buổi cúng thông báo tới toàn bộ thành viên trong gia đình của mình. Đồng thời cũng cảm ơn Mụ đã ” nặn” ra bé. 

Không chỉ buổi lễ cảm ơn Mụ mà đây còn là nghi lễ cảm ơn tới Đức Ông – Người đã luôn ở bên che chở cho “mẹ tròn con vuông”

Theo truyền thống của người Việt, cúng đầy tháng của bé sẽ tính theo âm lịch. Nhưng cũng có những nơi họ tính theo quan niệm “nam trồi 2 nữ sụt 1” dựa vào giới tính. Tức là:

  • Nếu là bé trai sẽ tính trồi lên 2 ngày so với ngày sinh
  • Còn với bé gái thì sẽ tính thụt đi 1 ngày

Dân gian họ quan niệm rằng con trai chính là trụ cột trong gia đình, người có sức khoẻ cường tráng, luôn luôn là đầu tàu, người đi đầu tiên. Còn với con gái phải biết nhún nhường để gìn giữ gia đình đằm thắm, hạnh phúc êm ả.

1.2 Nguồn gốc của cúng đầy tháng?

Cúng đầy tháng chính là một phong tục truyền thống từ lâu đời của người Việt. Việc cúng đầy tháng có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian và tôn giáo. Tuy nhiên, chính thức nó được coi là một nghi lễ trong văn hoá đạo phật tại Việt Nam. 

mam-cung-day-thang-cho-be-trai-nguon-goc-y-nghia

Theo đạo lý phật giáo, cúng đầy tháng hay còn gọi là lễ Thiền Sinh. Đây là nghi thức cầu nguyện để tôn vinh tình mẫu tử của người mẹ đối với con. Cầu nguyện cho con sức khoẻ dồi dào. Luôn may mắn và thành đạt cho trẻ. 

Trong truyến thống dân gian, cúng đầy tháng cũng có ý nghĩa tương tự như vậy và được tổ chức để tôn vinh tình cha mẹ đối với con, tôn kính tình thân gia đình. Đồng thời cầu mong sức khoẻ, may mắn cho trẻ và gia đình.

1.3 Tại sao cần phải cúng đầy tháng?

Cúng đầy tháng được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hoá dân gian và đạo Phật tại Việt Nam. Vậy tại sao cần phải cúng đầy tháng? Đó là vì:

  • Tôn vinh tình mẫu tử: Cúng đầy tháng cho bé chính là cách để tôn vinh tình mẫu thử thiêng liên của mẹ đối với với con. Đồng thời, đó là lời cảm ơn cha mẹ đã mang nặng đẻ đau sinh ra con. Nó cũng chính là cách để gửi thông điệp tinh yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ.
  • Cầu nguyện cho sức khoẻ và may mắn cho trẻ: cúng đầy tháng cũng là cách để cầu nguyện cầu nguyện sức khoẻ và may mắn cho trẻ. Đây được coi là nghi lễ trang trọng để bảo vệ trẻ khỏi điều xấu xa. Mang lại niềm vui cho gia đình
  • Tôn vinh tình thân gia đình: Cúng đày tháng là một trong những nghi lễ tôn vinh tình thân gia đình. Đây là dịp để các thế hệ trong gia đình được tụ họp, tạo sự đoàn kết gắn bó.
  • Tạo dựng truyền thống: Cúng đầy tháng là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng người Việt. Tổ chức cúng đầy tháng giúp duy trì và truyền lại những giá trị truyền thống thế hệ sau.

Túm lại, việc cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đóng vai trò quan trọng. Nghi lễ này nhằm tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng cao quý, cầu nguyện cho sức khoẻ và may mắn cho trẻ.

1.5 Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng?

Theo quan niệm dân gian xưa, người mẹ rất ít khi đặt tên con trai trong quãng thời gian 1 tháng đầu tiên. Vì họ quan niệm rằng, trong khoảng 4 tuần đầu sức khoẻ của trẻ vẫn còn non nớt, yếu đuối thường dễ chết yểu (mất sớm). 

Nếu trong 4 tuần đầu, bé nào trải qua được thì ông bà, bố mẹ sẽ làm lễ cúng đầy tháng. Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng này là:

  • Tạ ơn trời đất đã mang tới mạnh khoẻ tới bố mẹ gia đình
  • Tỏ lòng biết ơn tới 12 bà Mụ và Đức Ông đã “nặn” ra bé

2. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần chuẩn bị đơn giản?

2.1 Mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần những gì?

Để có một mâm cúng đầy tháng cho bé tôn nghiêm, trang trọng. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Gà luộc: 1 con
  • Xôi gấc: 13 đĩa (12 đĩa nhỏ + 1 đĩa lớn)
  • Chè: 12 đĩa (12 đĩa nhỏ + 1 đĩa lớn là đậu trắng)
  • Cháo trắng: 12 tô
  • Bộ tam sêm: trứng luộc + thịt heo luộc + tôm luộc (hoặc cua luộc)
  • Đôi hài: 13 đôi
  • Nén vàng: 13 nén
  • Bộ váy áo đẹp: 13 bộ
  • Trầu cau cánh phương: 13 miếng
  • Mâm ngũ quả
  • Trà
  • Hoa tươi
  • Nhang + đèn + nước + muối + gạo 
  • Bộ đồ hình thế: 1 bộ (ghi họ tên + ngày  tháng năm sinh của đứa bé. Sau khi cúng xong sẽ đốt mục đích là giải hạn cho bé)

mam-cung-day-thang-cho-be-trai-can-nhung-gi

Đây chính là mâm cúng thôi nôi cho bé đơn giản nhất mà bạn hoàn toàn có thể mua về tự làm. Ngoài ra, thời buổi công nghệ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể đặt dịch vụ này một cách nhanh chóng và rất tiện lợi.

2.2 Lễ vật cúng 12 bà Mụ

Nghi thức cúng thôi nôi cho bé trai sẽ bao gồm cả những lễ vật cúng 12 bà Mụ. Đó là những lễ vật:

  • Vàng mã: Đôi hài màu xanh + váy áo màu xanh + nến vàng màu xanh
  • Trầu cau: Trầu têm cánh phượng. 12 miếng trầu với quả cau bổ tư + 1 miếng to với cau nguyên quả
  • Đồ chơi: 1 bộ làm bằng sành sứ hoặc nhựa
  • Động vật: Cua + ốc + tôm luộc (chín hoặc để sống)
  • Phẩm oản: 12 phần đều nhau. 1 phần lớn hơn
  • Lễ mặn: Xôi + gà luộc + cơm + canh + rượu trắng
  • Kẹo bánh: 12 phần bằng nhau. 1 phần lớn hơn
  • Hương hoa: Nhang + lọ hoa nhiều. Tiền vàng + nước

2.3 Lễ vật cúng Đức Ông

Ngoài việc cúng 12 bà Mụ đã “nặn” thành công ra đứa trẻ. Mâm cúng thôi nôi cho bé trai cũng cần phải có lễ vật để dâng cúng tới Đức Ông. Dưới đây là lễ vật cúng Đức Ông nên có:

  • Gà luộc treo cánh: 1 con
  • Chè lớn: 1 tô
  • Cháo lớn: 1 tô
  • Xôi lớn: 3 đĩa
  • Thịt quay: 1 miếng
  • Trầu cau + rượu + đồ vàng mã 
  • Đĩa hoa quả: 5 loại quả khác nhau

2.4 Văn khấn, cúng thôi nôi cho bé trai

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát

Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại Tiên chúa

Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay, là ngày… tháng… năm… là ngày lành tháng tốt

Vợ chồng chúng con gồm có…… sinh được con trai đặt tên là….

Chúng con đang ngụ tại……….

Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé chúng con  thành tâm sắm sử biện hương hoa lễ vật và các thứ dâng bày lên trước án, trước bàn tạo các chư vị Tôn thần kính cần chúng con tâu trình:

Nhờ ơn tập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên……. sinh ngày…….. được mẹ tròn con vuông

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, các ngày phù hộ độ trì, các ngày vuốt ve che chở cho con cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng lạng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành

Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên Ty đại tiên chúa

Nam mô A Di Đà Phật.

3. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai cần lưu ý gì?

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai là một nghi thức truyền thống của người Việt Nam. Đây là một nghi thức chào mừng sự chào đời của bé trai vào tháng thứ âm lịch. Đồng thời, đây là một sự kiện quan trọng của gia đình. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau đây để chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai:

  • Đặt mâm cúng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Tránh đặt ở những nơi ẩm ướt hoặc gần nguồn nhiệt
  • Chọn mâm cúng và các lễ vật cúng đúng giới tính của bé
  • Chuẩn bị sẵn các loại hoa như: đồng tiền, cẩm tú cầu, cúc vạn thọ,… để trang trí mâm cúng
  • Sử dụng các loại đồ cúng như: đèn cúng, nến, rượu, hương. Thời gian cúng bắt đầu từ 7h sáng đến 9h sáng 
  • Chọn đầy đủ 5 loại quả to đẹp, khác nhau
  • Trong lúc cúng, cần chú ý tới các thao tác tránh cháy nổ và tai nạn khác
  • Cuối cùng, hãy thể hiện lòng biết ơn và cảm ơn những người đã tham gia trong buổi lễ cúng

mam-cung-day-thang-cho-be-trai-can-luu-y-gi

Lưu ý: Mâm cúng là một nghi thức có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tuỳ theo tín ngưỡng và văn hoá của từng gia đình mà sẽ có những cách cúng khác nhau

4. Kết luận

Trên đây chính là những nghi thức cơ bản để làm mâm cúng đầy tháng cho bé trai. Tuỳ vào từng văn hoá vùng miền, điều kiện kinh tế, thời gian,… Bố mẹ có thể chọn cách cúng đầy tháng cho bé đơn giản hoặc cầu kỳ.

Việc khó khăn nhất cũng là quan trọng nhất trong cúng thôi nôi cho bé trai không phải năm ở ngày đẹp, giờ đẹp. Mà là việc nấu và chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé trai. Đây là một công việc nặng nhọc nhưng cực kì quan trọng. Đặc biệt nó gây ra rất nhiều khó khăn cho các bà mẹ đang ở cữ vừa sinh xong còn mỏi mệt. Hi vọng rằng với bài viết chi tiết này sẽ mang tới cho các ông bố bà mẹ trẻ có thêm nhiều kiến thức, hành trang chuẩn bị bước chân vào xây dựng gia đình bé nhỏ của mình.

Tham khảo thêm các bài đọc tin tức khác tại: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *