Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

mon-an-ngay-tet-hien-dai

Món ăn ngày tết hiện đại đang là một trong số câu hỏi mà rất nhiều nàng dâu quan tâm tới. Ngày Tết chính là quãng thời gian đẹp để gia đình ngồi lại bên nhau ăn mâm cơm Tất Niên. Vui vẻ chuyện trò cùng nhau xem năm qua mình làm gì và mục tiêu tiếp theo cho năm mới. Có lẽ, thứ tình trong dịp Tết để mọi người ngồi xát lại với nhau đó chính là những mâm cơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hôm nay, các bạn hãy cùng Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu các món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền nhé!

1. Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền?

1.1 Món ăn ngày tết miền tây

Khác hẳn với miền Bắc, Trung  và Nam. Các món ăn Miền Tây sông nước thường mang đậm nét đơn sơ, giản dị, mộc mạc những vẫn rất thanh cao. Toàn bộ các món ăn ở đây, đều được chế biến bằng nguyên liệu “cây nhà lá vườn” quen thuộc. 

mon-an-ngay-tet-hien-dai-mien-tay

1.1.1 Bánh Tét

Nhắc tới món ngon ngày tết miền tây, bánh tét chính là thứ bánh xuất hiện đầu tiên trên mâm cơm. Nếu miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam có bánh tét. Cách thức chế biến loại bánh này ở 2 miền Nam – Tây đều có nét tương đồng giống nhau. Nhưng chúng chỉ khác nhau duy nhất về hình dáng. 

Bánh tét miền Tây khác hẳn bánh tét ở Nam Trung Bộ và Sài Gòn ở chỗ:

  • Bánh Tét Nam Trung Bộ và Sài Gòn khi ăn sẽ có hương vị ngọt ngọt đậm đà
  • Gạo nếp sẽ được trộn cùng với nước cốt dừa hoặc dừa bào để tăng độ thơm của bánh
  • Còn với bánh Tét Miền Tây thì chúng có vị beo béo, ngọt ngào của dừa hòa quyện vào cùng với thịt ba chỉ heo. Đây chính là nét đặc biệt làm nên thương hiệu món “Bánh Tét Miền Tây” mà ai ai cũng mong muốn nếm thử một lần.

Các nguyên liệu để làm lên món bánh tét miền tây gồm: đậu xanh, thịt ba chỉ,…và một số loại gia vị khác. Ngày nay, món bánh này đã được tân trang lên rất hiện đại. Chúng còn được làm bằng lá cẩm, nhân chuối, nhân trứng muối,… vô cùng hấp dẫn.

1.1.2 Thịt Kho trứng

Nếu mâm cơm tết người Bắc có món thịt đông thì miền Tây có món thịt ba chỉ kho. Món ăn này vào mùa xuân cũng rất dễ ăn. Chúng có vị béo béo, hơi ngọt tới từ các hương vị đặc trưng của người Miền Tây.

Nguyên liệu chính cho món ăn này gồm: thịt ba chỉ heo + trứng gà (hoặc trứng cút). Để có được thứ nước thơm ngon thì không thể thiếu được nước dừa tươi. 

Người miền tây sông nước cực kì ưa thích hương vị dừa tươi lẫn dừa nước. Chính vì thế mà trong bất kể món ăn nào ta cũng sẽ bắt gặp nguyên vật liệu là dừa. 

Vào ngày Tết, nhà nào trong này cũng có một nồi thịt kho để sử dụng. Điều đặc biệt nhất trong món ăn này đó là nếu để càng lâu, ninh lại nhiều lần, thịt kho trứng nước cốt dừa lại càng thơm ngon cuốn hút tới lạ thường.

1.1.3 Củ kiệu tôm khô

Miền Bắc và Miền Nam đều rất ưa thích món củ kiệu muối chua. Nhưng lại riêng miền Tây họ lại thích nhất là món củ kiệu muối tôm khô. Đây chính là món ăn đặc trưng người dân nơi đây. Nguyên liệu chính chỉ gồm củ kiệu và tôm khô. Nguyên liệu rất đơn sơ, giản dị, mộc mạc. Chỉ có vậy thôi mà nó cũng là một đặc sản được sử dụng và bán rất nhiều.

Củ kiệu sẽ được ngâm cùng với nước mắm ớt tỏi, và một số gia vị khác để cân bằng độ mặn ngọt cay cay. Củ kiệu ngâm càng lâu càng thơm ngon, ăn không bị quá chua. Chỉ điểm thêm một đĩa tôm khô rang nhạt để ăn kèm cùng củ kiệu. Sự kết hợp này chắc chắn sẽ là một món ăn nhớ mãi không thể quên.

1.1.4 Mắm Gò Công

Nhắc tới món ngon ngày tết miền Tây mà bỏ quên món nước chấm thần thánh Mắm Gò Công thì là điều đáng trách lớn. Nếu ở những nơi khác tại Việt Nam, nước mắm được làm thủ công bằng nước cốt cá cơm, cá trích hay các nục để cho ra được thứ nước mắm có màu nâu đậm thơm lừng thì nước mắm Gò Công lại có công thức chế biến khác hoàn toàn.

Mắm Gò Công – Tiền Giang, có nguyên liệu chính là tôm và rượu trắng. Kèm theo đó là một chút gia vị đường, tỏi, muối, ớt,… Tôm sẽ được tẩm ướp với các loại gia vị trên sao cho vừa miệng. Sau đó, tôm sẽ được lọc qua rây để chắt lọc đi nước. Phần thịt tôm sẽ được đem đi xay thật nhuyễn rồi ướp cùng với rượu trắng và gia vị kể trên khoảng 2 tiếng là tạo thành thành phẩm. 

Nước mắm Gò Công của người miền Tây sẽ được cuốn cùng với rau xà lách để chấm món thịt luộc, gà luộc,… cực kì chất lượng. Ngoài ra, loại nước mắm này cũng được thêm vào nồi lẩu để gia tăng độ thơm ngon.

1.1.5 Lạp xưởng

Có lẽ, lạp xưởng chính là món ăn phổ biến và rộng rãi nhất miền Tây. Chính vì thế, lạp xưởng ngày nay đã được bán rất nhiều trên thị trường. Lạp xưởng với người miền Tây được mua về để ăn, làm mâm cỗ, hay dùng chiêu đãi khách tới chơi nhà. Cứ khi nào thấy trong nhà có lạp xưởng, giò chả thì không khí tết cũng đang tràn ngập.

Hiện nay, trên thị trường có các loại lạp xương như: lạp xưởng khô, tươi, tôm, cá,… Mỗi loại đều có hương vị riêng của mình. Muốn ăn lạp xưởng ngon, chất lượng, thì phải tìm mua chính gốc miền Tây.

1.1.6 Mứt chuối phồng

Khi đã thưởng thức xong các món ăn chính. Người miền Tây thường bầy ra các món tráng miệng với rất nhiều loại hoa quả đa dạng. Món tráng miệng dùng để uống trà thường có món Mứt chuối phồng. Đây chính là món ăn được rất nhiều người ưa thích.

Chuối sẽ được tẩm ướp cùng với nguyên liệu như: Gừng + để tăng hương thơn. Sau đó sẽ được xay nhuyễn, xào chín cùng với đường để tạo độ dẻo cho sản phẩm. Khi chuối đã đủ độ dẻo, người thợ sẽ để nguội và thêm đậu phộng vào để giảm độ ngọt, tăng hương vị cho món ăn.

Trên đây chính là một mâm cơm ngày tết của người miền Tây. Với 5 món ăn chính và một món phụ ăn kèm. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều các món ăn ngon khác nữa mà còn tùy thuộc vào văn hóa của mỗi khu vực.

Tham khảo thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền tây thơm ngon độc lạ

1.2 Món ăn ngày tết miền trung

mon-an-ngay-tet-hien-dai-mien-trung

1.2.1 Bánh Tét

Trong mâm cơm tết người miền Trung thì bánh tét là món bánh không thể thiếu vắng. Trong ngày tết cổ truyền, phong tục cúng gia tiên bằng những loại bánh đó là nét đẹp truyền thống người Việt. Nếu như bánh chưng là món bánh đặc trưng của người miền Bắc thì người miền Trung và miền Tây lại là món bánh tét. 

Bánh tét không chỉ xuất hiện trong ngày tết. Ngay kể cả những ngày mùng 1 âm lịch, rằm hàng tháng bánh tét cũng được bán phổ biến. Tùy vào mỗi khu vực có bánh tét bản to, bản nhỏ, dài, ngắn hay nhân khác nhau. 

1.2.2 Dưa món

Dưa món chính là món ăn không thể quên trong ngày tết miền Trung. Mỗi khi Tết đến Xuân về, nhà nhà lại nhộn nhịp chuẩn bị những món như dưa muối hay củ kiệu để dùng trong ngày tết. Dưa món chính là món ăn “chống ngán” hiệu quả nhất và thường dùng ăn kèm cùng bánh tét hoặc cơm. Dưa món có thể được làm từ các nguyên liệu như: củ cải trắng, su hào, cà rốt,… Món này cũng nên có trong bữa ăn khi ngày Tết bạn ăn nhiều món chứa dầu mỡ.

1.2.3 Thịt Gà

Thịt gà luộc đã trở thành món ăn truyền thống cổ truyền của mọi miền Tổ Quốc. Thịt gà mía vàng suộm, thịt trắng nõn, ăn rất dai và ngọt nước. Kết hợp cùng với lá chanh thái lát mỏng và chấm kèm với gia vị đã trở thành món ăn phổ biến chinh phục tất cả những người con đất Việt. Cúng giao thừa hàng năm của tất cả vùng miền thì gà sống không thể không có. Có thịt gà, mâm cơm ban thờ gia đình bạn trở nên đẹp mắt, đầy đủ. Cầu cho năm mới thật nhiều sức khỏe và tiền tài.

Ngoài việc luộc thịt gà, bạn có thể hấp thịt gà cùng lá chanh để thưởng thức.

Tham khảo thêm: 2 cách nấu phở gà cực ngon tại nhà theo phong cách truyền thống Hà Nội

1.2.4 Xôi đậu xanh

Ngoài bánh Tét, xôi đậu xanh cũng được xem là món ăn cổ truyền để người dân nơi đây dâng lên thờ cúng Tổ tiên. Một đĩa xôi đầy đặn cúng gia tiên giống như một lời ngyện ước của con cháu về một năm mới sung túc, đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Tùy vào mỗi sở thích của gia đình. Có gia đình ăn xôi đậu xanh cùng với lạc, vừng, ruốc, thịt xá xíu, thịt quay hay thịt rang.

1.2.5 Tré

Tré chính là món ăn đặc sản nổi tiếng người miền Trung. Tré có nguồn gốc từ Bình Định. Tới tận bây giờ, món ăn này vẫn được dùng nhiều trong mâm cơm Tết của người dân nơi đây. Với nguyên liệu chính từ bì heo, thịt heo, và dầu heo. Tất cả nguyên liệu này sẽ được trộn cùng với gia vị đặc trưng. Đây chính là một món ăn gói gọn hương vị dân dã, thân thuộc những cực kì lạ miệng.

1.2.6 Mứt gừng

Mứt gừng là món tráng miệng xuất hiện trong món ăn ngày  Tết hiện đại của người dân nơi đây. Mứt gừng được người già rất hay sử dụng. Ăn mứt gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa người gà hoạt động trơn chu tốt hơn. Phòng chống bị đầy bụng, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. 

Để có được mứt gừng thơm ngon chất lượng. Điều đầu tiên đó là bạn phải chọn lựa cho mình loại gừng chất lượng. Nếu chọn củ gừng quá non thì khi làm mứt sẽ không có độ săn và đậm đà. Còn nếu củ gừng già ăn sẽ chứa rất nhiều xơ và rắc răng, vị cay nồng sực lên mũi rất khó ăn.

Tham khảo thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền trung cổ truyền lạ miệng

1.3 Món ăn ngày tết miền nam

mon-an-ngay-tet-hien-dai-mien-nam

1.3.1 Bánh tét

Bánh tét chính là thứ bánh nổi tiếng người dân miền Nam. Nếu miền Bắc ưa dùng bánh chưng có hình vuông vức, thì miền nam lại dùng bánh tét có hình trụ dài. Bánh tét có ý nghĩa sự đùm bọc lẫn nhau và biết ơn ông bà cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng. 

Bánh tét miền nam được biến tấu rất linh hoạt với rất nhiều các loại nhân ngọt và mặn như đậu, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng, trứng muối,… Bánh chưng được gói bằng lá rong, nhưng riêng bánh tét miền Nam lại được gói bằng lá chuối. Chúng sẽ được đun vào trước đêm giao thừa và ăn chung cùng với các món ăn khác.

1.3.2 Chả giò

Chả giò không chỉ xuất hiện trong các mâm cỗ, trên bàn tiệc. Chả giò còn là món ăn ngày tết hiện đại được người dân nơi đây dùng rất nhiều. Chả giò mang ý nghĩa đồng điệu, chia sẻ ngọt bùi lẫn nhau. Nguyên liệu làm ra chả giò rất đơn giản, không quá cầu kì. Chúng chỉ gồm: Thịt heo xay, tôm, nấm mèo, củ sắn, nước mắm, hạt tiêu xay, gia vị truyền thống. Chả giò được dùng để ăn chung cùng với bún và các loại rau thơm rồi chấm cùng nước chấm cực kì đưa miệng và mát ruột.

1.3.3 Cảnh khổ qua nhồi thịt

Trong mâm cơm, có bát canh sẽ giúp cho mình dễ ăn hơn rất nhiều. Canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn được rất nhiều người sử dụng. Bát canh này, đem theo với ý nghĩa “mong muốn cái khổ của năm cũ qua đi nhanh chóng, bắt đầu một năm mới hạnh phúc, suôn sẻ, thuận buồn xuôi gió”. Ngày Tết, nhiều gia đình chế biến món ăn chứa rất nhiều dầu mỡ béo, ăn sẽ ngấy và khó ăn. Một bát canh khổ qua nhồi thịt sẽ giúp bạn dễ ăn hơn rất nhiều.

1.3.4 Thịt gà luộc

Gà là một vật dùng để cúng lễ thần linh, ông bà tổ tiên. Gà tượng trưng cho cầu phúc lộc tài, cầu gì được lấy. Đây là món ăn “không được phép thiếu vắng” trong mâm cỗ ngày Tết hay những dịp cúng giỗ. Gà sẽ được luộc chín, thắp hương vào giao thừa và mồng 1. Thịt gà dâng lên các cụ, chính là thể hiện lòng tôn kính trang trọng con cháu dành cho người đã khuất. Cũng mong muốn, các cụ cũng có thể đoàn tụ về nhà ăn Tết cùng với nhau.

Tham khảo thêm: Chế biến món ăn ngày tết miền nam cổ truyền độc lạ

1.3.5 Giò lụa

Giò lụa chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. Giò lụa mang theo ý nghĩa: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Muốn món chả lụa ngon thì phải chọn lựa được nguyên liệu chất lượng. Để giò lụa ngon, thịt heo phải được tìm mua tại nhưng nơi uy tín chất lượng. Làm giò lụa đòi hỏi rất nhiều yếu tố và nguyên vật liệu. Nhưng vào dịp Tết, nhiều chị em có thời gian rảnh rỗi rất hay làm giò lụa tại nhà. Việc làm tại nhà sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối dành cho mọi thành viên trong gia đình mình. 

Để có được giò lụa mềm, trắng mịn, nguyên vật liệu đầu vào bạn cần phải chọn lựa kĩ càng tỉ mỉ nhé!

1.4 Món ăn ngày tết miền bắc

1.4.1 Canh bóng

Món canh cổ truyền của người miền Bắc từ bao đời nay. Cho tới tận bây giờ món canh bóng vẫn được sử dụng nhiều. Nhưng nguyên vật liệu thì trở lên đa dạng và hấp dẫn người ăn rất nhiều. Hương vị thanh tao, thơm ngọt từ nước xương. Cực kì thích hợp cho thời tiết của miền Bắc se se lạnh. Mâm cơm tết không thể thiếu món canh này. 

Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này rất đơn giản. Chúng chỉ gồm: Nước dùng gà, giò sống, trứng cút chiên, su hào, cà rốt, tôm khô, nấm hương. Chỉ có vậy thôi mà nó là một bát canh phổ biến nhà nhà đều có.

Tham khảo thêm: Cách làm những món ăn ngày tết miền bắc cho mâm cơm đặc sắc

1.4.2 Chè Kho

Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món chè kho không thể thiếu vắng được. Chỉ với 2 nguyên liệu chính là đậu xanh và mật. Một món ăn với hương vị ngọt dịu và bùi bùi khiến cho những người con công tác lâu ngày xa quê muốn trở về với vòng tay mẹ già từ rất sớm. Thưởng thức chè kho cùng với một tác trà ấm nóng quả là một điều tuyệt vời vào dịp Tết nguyên Đán. Một món ăn ngon, lại kết hợp cùng thức uống ấm nóng sẽ giúp cơ thể bạn đánh tan cái lạnh trong mình.

1.4.3 Miến xào thập cẩm

Miến là một món ăn quen thuộc dân dã của người miền Bắc. Với hương vị dân dã, rất nhiều nguyên vật liệu có thể kết hợp lại cùng với nhau. Miến chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Thông thường, miến sẽ được chế biến thành món xào thập cẩm cùng rau củ quả, thịt tôm hải sản vừa ngon lại giàu dinh dưỡng. 

Ăn quá nhiều cơm ngày Tết sẽ khiến bạn chóng chán. Một đĩa miến xào sẽ thay đổi thực đơn ăn uống giúp bạn bới nhàm chán hơn.

1.4.4 Xôi gấc

Xôi gấc không chỉ là món ăn xuất hiện trong các ngày lễ lớn, ngày trọng đại của người Bắc như: cưới, hỏi, giỗ chạp,… Ngay cả dịp Tết nguyên Đán, xôi gấc là món ăn không thể thiếu vắng. Với màu sắc đỏ tươi, ai cũng mong muốn sẽ có một năm tài lộc, may mắn, đánh đâu thắng đó. Xôi gấc có vị dẻo, hương thơm nồng nàn tới từ hạt gấc và đường. Một món ăn mà sẽ đem tới rất nhiều may mắn cho gia đình gia chủ.

1.4.5 Thịt bò kho

Vào ngày Tết, các món ăn từ thịt bò luôn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thịt bò có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon, đẹp mắt, lạ miệng. Nhưng có lẽ, người miền Bắc thường sử dụng thịt bò kho là chủ yếu. Không chỉ thích hợp ăn cùng với cơm nóng. Thịt bò kho còn là món nhậu ưa thích của rất nhiều cánh mày râu. Một miếng thịt bò thấm gia vị sẽ thay đổi hoàn toàn vị giác của bạn. 

Tham khảo thêm: Cách làm thịt bò khô đơn giản, dai giòn chuẩn vị Tây Bắc

2. Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết chia sẻ về câu hỏi món ăn ngày tết hiện đại phổ biến của từng vùng miền dành cho bạn đọc. Mỗi vùng miền họ sẽ có những món ăn ngon đặc trưng của mình. Nếu bạn là những người dân từ vùng khác đây sinh sống, có thể thưởng thức các món ăn kể trên để thay đổi vị Tết của mình. Hy vọng rằng với những món ăn ngày tết này, bạn sẽ có cho mình thêm thật nhiều kiến thức am hiểu sâu rộng về văn hóa của từng vùng miền trên mảnh đất hình chữ S này.

mon-an-ngay-tet-hien-dai-ban-nen-tham-khao-qua

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của chúng mình. Chúc bạn và gia đình sẽ có thật nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng vào dịp Tết nguyên Đán năm 2023 này nhé! Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe. Chúc năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!

THAM KHẢO THÊM NHIỀU BÀI ĐỌC TIN TỨC SỰ KIỆN HAY KHÁC TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *