Uống hạt é có tác dụng gì? Các lợi ích sức khỏe của hạt é?

uong-hat-e-co-tac-dung-gi

Hạt é chắc hẳn không còn là nguyên liệu quá lạ lẫm với người dùng hiện nay nữa rồi. Hạt é thường được dùng nhiều trong những công thức nước uống thanh mát giải nhiệt cơ thể ngày hè oi nóng. Mặc dù phổ biến và được sử dụng rất nhiều nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết rõ uống hạt é mỗi ngày có tốt không cả. Và hôm nay, Thực phẩm khô sẽ giải đáp bạn chi tiết câu thắc mắc uống hạt é có tác dụng gì, những lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng nước hạt é nhé. 

Hạt é là gì?

Hạt é hay còn được gọi là hột é, có tên gọi Tiếng Anh là Basil Seed, đây chính là phần hạt được thu hoạch từ chính cây hương nhu. Hạt é có kích thước nhỏ, màu đen sáng bóng nhìn rất giống với hạt vừng đen. Khi tiếp xúc với nước, hạt nở to, và có một lớp màng bao bọc xung quanh hạt giống như dạng gel. Hạt é thường dùng phổ biến trong những công thức pha nước uống giải mát cơ thể ngày hè.

uong-hat-e-co-tac-dung-gi-ban-co-biet

Vì được lấy từ chính hạt của cây hương nhu nên số lượng hạt é trong nước có rất nhiều và có thể xuất khẩu ra cả thị trường Quốc Tế. Hạt é không hề có mùi vị gì đặc trưng, nhưng thứ đặc biệt ghi điểm trong mắt người dùng chính là sự độc đáo nở to khi gặp nước của mình. Từ đó, hạt é đã trở thành một thành phần không thể thiếu vắng trong những cốc nước sinh tố trái cây, trà chanh hay các món chè.

Chính vì sự độc đáo của mình, việc uống hạt é có tác dụng gì đang là một đề tài rất nhiều người quan tâm thời gian gần đây. Và để có thể giải đáp được những câu thắc mắc này, bạn hãy cùng tôi tiếp tục tìm hiểu nhé.

Đừng bỏ lỡ: Ngâm hạt é bằng nước nóng hay lạnh? Cách làm nước hạt é

Uống hạt é có tác dụng gì?

Mặc dù chỉ là một loại hạt có kích thước rất nhỏ bé, nhưng lợi ích của hạt é thì lại không hề nhỏ bé một chút nào. Dưới đây chính là một số những lợi ích sức khỏe của hạt é:

Giúp thanh mát cơ thể

Lợi ích sức khỏe đầu tiên đó chính là hạt é sẽ giúp cơ thể bạn trở nên thanh mát, giải nhiệt trong những ngày hè oi nóng. Trong Đông y, hạt é là thực phẩm có tính hàn mạnh. Tính hàn sẽ giúp giải nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài giúp cơ thể thanh mát, hạt é khá hiệu quả trong việc nóng rát cổ họng, sưng đau cổ họng, ho ra máu, nhiệt miệng, mụn nhọt,… Với khả năng hút nước cao, loại hạt này sẽ hỗ trợ đào thải lượng nước dư thừa độc hại trong cơ thể ra bên ngoài bằng đường nước tiểu. Nếu bạn là một người lao động mất nhiều năng lượng, bổ sung ngay một ly nước chanh hạt é sẽ giúp cơ thể thánh mát, dễ chịu hơn rất nhiều.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Trong hạt é chứa hàm lượng chất xơ hòa tan rất lớn. Theo nghiên cứu, chỉ 1 thìa cà phê hạt é đã cung cấp 7gr chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và tiêu thụ thức ăn. Bên cạnh đó, uống nước hạt é vào trước bữa ăn và bữa tối sẽ ngăn chặn giúp cơ thể nạp quá nhiều thực ăn giàu calo vào cơ thể. Đây chính là một loại hạt rất phù hợp cho những bạn đang ở chế độ ăn kiêng eat clean hoặc giảm cân.

uong-nuoc-hat-e-co-tac-dung-gi-3

Ổn định lượng đường trong máu

Nhờ vào lượng chất xơ hòa tan dồi dào, hạt é vô cùng lành mạnh với người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ hòa tan trong hạt é sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì chúng ở mức ổn định. Bên cạnh đó, uống nước hạt é còn giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Giảm Cholesterol xấu

Hạt é nằm trong danh sách những thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch đáng tin dùng. Hàm lượng chất xơ trong hạt é có khả năng làm giảm cholesterol xấu, và tăng cholesterol có lợi. Từ đó, giúp phòng ngừa và bảo vệ một số căn bệnh nguy hiểm về tim mạch như đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim,…

Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Hạt é chính là một nguồn cung chất sắt vô cùng dồi dào. Sắt chính là một loại khoáng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất máu. Sắt là một thành phần quan trọng của Hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cáu gắt,…

uong-nuoc-hat-e-co-tac-dung-gi-ban-co-biet-khong

Hỗ trợ xương khớp chắc khỏe

Magie là một khoáng chất đặc biệt tìm thấy trong hạt é. Đây là một khoáng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp, magie giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai. Tăng lượng magie bằng cách uống hạt é sẽ giúp gia tăng mật độ xương khớp và ngăn ngừa bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp khi về già. 

Trị cảm lạnh thông thường

Uống hạt é có tác dụng gì tiếp theo mà bạn không thể bỏ quên đó chính là trị cảm lạnh. Sự hiện diện của kẽm trong hạt é sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng cơ thể và trị cảm lạnh thông thường. Sử dụng hạt é sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh.

Cải thiện chức năng não bộ

Theo đánh giá, hạt é rất giàu Mangan, đây là một loại khoáng chất cần thiết cho hệ thống não bộ. Mangan sẽ liên kết cùng với các chất dẫn truyền trong hệ thần kinh và kích thích sự hoạt động của các xung điện khắp cơ thể, từ đó giúp não bộ luôn luôn mạnh khỏe, tỉnh táo, tăng cường sự tập trung và cải thiện chức năng ghi nhớ.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Mangan có trong hạt é rất cần thiết cho hệ thống não bộ, chúng không chỉ giúp bảo vệ não bộ và còn đảm nhiệm vai trò giảm bớt căng thẳng và áp lực lên hệ thống thần kinh trung ương. Từ đó, giúp não bộ bạn thư giãn, dễ chịu, thoải mái và từ từ chìm sâu vào giấc ngủ, không bị mất ngủ.

uong-nuoc-hat-e-co-tac-dung-gi-ban-da-biet-chua

Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột

Như chúng ta được biết, trước khi chế biến thì cần phải ngâm hạt é. Hạt é sau khi ngâm sẽ nở phồng to hơn so với kích cỡ ban đầu và tạo thành những khối sền sệt. Chất sền sệt này và chất xơ trong hạt é có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng táo bón và giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hạt é có đặc tính chống có thắt, làm chậm quá trình chuyển động tự nhiên của ruột, từ đó làm giảm có thắt dạ dày.

Cân bằng huyết áp

Hạt é hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, có khả năng cân bằng chỉ số huyết áp ở mức ổn định bằng cách đào thải lượng muối dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Hạt é còn giúp thư giãn và mở rộng thành mạch vành, giúp máu có thể lưu thông một cách dễ dàng, tránh hình thành những cục máu đông gây đột quỵ.

Tăng cường sức khỏe cho da và mái tóc

Uống hạt é có tác dụng gì cuối cùng đó chính là giúp bạn chăm sóc sức khỏe mái tóc và làn da. Theo nghiên cứu, hạt é chứa rất nhiều protein, mangan, kẽm, và magie. Những chất này bảo vệ mái tóc của bạn luôn luôn được suôn mượt, óng ả, ngăn ngừa tình trạng xơ rối và rụng tóc. Với hoạt chất chống oxy hóa, hạt é còn giúp kích thích sự phát triển của tế bào da mới, bảo vệ da trước những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, chất nhày trong hạt é còn làm chậm quá trình lão hóa da. Hơn thế nữa, hạt é có tính hàn nên có thể giữ được độ ẩm cho da, giúp da luôn căng mọng, trắng sáng, hồng hào và không bị khô.

Uống hạt é mỗi ngày có tốt không?

Uống hạt é có tác dụng gì đã được mình giải đáp rất chi tiết ở bên trên. Tuy nhiên, uống hạt é mỗi ngày có tốt không, đây chắc chắn chính là câu thắc mắc của rất nhiều người. Như chúng ta được biết, hạt é mang rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng việc uống quá nhiều hạt é gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy.

uong-nuoc-hat-e-co-tac-dung-gi-4

Vì thế, các chuyên gia Y Tế khuyến cáo, không nên uống hạt é mỗi ngày. Thay vào đó, bạn nên uống hạt é 3 – 5 lần mỗi tuần và kết hợp cùng với chế độ ăn uống đa dạng nguồn dinh dưỡng.

Đừng bỏ lỡ: Hạt é kỵ với gì? Lưu ý quan trọng khi dùng kẻo “chết người”?

Đối tượng nào không nên uống hạt é?

Theo Bộ Y Tế, một số nhóm đối tượng sau đây được khuyến cáo không nên uống hạt é gồm:

  • Người có hệ tiêu hóa kém: Do hạt é có đặc tính hút nước mạnh. Do đó, những người có hệ tiêu hóa kém không nên uống nước hạt é vì có thể gây ra tắc nghẽn đường tiêu hóa.
  • Người đang điều trị thuốc: Hạt é chứa hàm lượng chất xơ lớn, có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc trong cơ thể. Để hạn chế tác động này, bạn có thể sử dụng hạt é trước hoặc sau khi uống thuốc từ 30 – 60 phút.
  • Phụ nữ mang thai: Hạt é có tính hàn và nhuận tràng cao. Do đó, phụ nữ mang thai cần hết sức hạn chế sử dụng để tránh nguy cơ sảy thai.

Một số câu hỏi thú vị về hạt é?

Tác hại của hạt é?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, hạt é thường được ngâm trước với nước trước khi dùng để hạt nở to hoặc nếu dùng mà không ngâm đủ nước thì khi vào ruột, hạt é có thể trương nở gấp 20 lần, gây ra tình trạng vón trong ruột, dần dần gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Với mẹ bầu nếu dùng nhiều sẽ gây ra hiện tượng sảy thai.

uong-nuoc-hat-e-co-tac-dung-gi-6

Hạt é gây ung thư?

Nhiều người truyền tai nhau rằng việc sử dụng hạt é gây ung thư? Vậy điều này có đúng không? Theo nghiên cứu, hạt é có chứa Estragole – dịch ra là “tinh dầu ngải”, chất này có thể gây ung thư. Tuy nhiên, hiện nay thì vẫn chưa có nghiên cứu chính xác hạt é có gây ung thư như lời đồn hay không. Để chắc chắn, người dùng nên cân nhắc sử dụng với liều lượng vừa đủ tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Bà bầu uống nước hạt é được không

Câu trả lời là “KHÔNG!”.

  • Hạt é có tác dụng nhuận tràng mạnh, mẹ bầu không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Hạt é có đặc tính hút nước tốt, nếu dùng số lượng lớn có thể gây tắc nghẽn đường ruột nếu bạn không uống đủ nước.
  • Hạt é có thể làm cản trở quá trình đông máu. Do đó, sản phụ sau sinh mổ không nên sử dụng cho đến khi vết thương lành hẳn.

uong-nuoc-hat-e-co-tac-dung-gi-7

Cách bảo quản hạt é?

Để hạt é có thể được bảo quản trong thời gian dài, bạn nên để trong túi nhựa hoặc hộp nhựa có nắp đậy kín, nên có túi hút chống ẩm. Bạn nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao. Ngoài ra, nếu hạt é đã ngâm thì bạn nên sử dụng ngay trong ngày là tốt nhất.

Trên đây chính là toàn bộ bài viết chi tiết giải đáp câu thắc mắc uống hạt é có tác dụng gì cũng như các lợi ích sức khỏe của hạt é mà Thực phẩm khô đã chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể nắm rõ cho mình những lợi ích sức khỏe khi sử dụng hạt é. 

Đừng bỏ lỡ: Hạt chia và hạt é loại nào tốt hơn? Cách phân biệt đơn giản?

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Share: