Hạt kê kỵ gì? Tránh xa 4 thực phẩm sau kẻo “mất mạng”

hat-ke-ky-gi

Hạt kê kỵ gì? Đây là một câu hỏi mà thời gian gần đây rất nhiều chị em nội trợ rất quan tâm. Hạt kê rất giàu chất béo, vitamin và chất đạm, được sử dụng trong nhiều công thức món ăn, thức uống giải nhiệt. Nhưng nếu như bạn không tìm hiểu kỹ về hạt kê rất có thể bạn sẽ gặp những rắc rối nhất định. Chỉ một chút sơ suất nho nhỏ trong chế biến, bạn vô tình biến hạt kê từ lành tính trở thành một loại độc tính nguy hiểm tới tính mạng. Bài viết chia sẻ dưới đây của Nông sản khô Dũng Hà sẽ giải đáp chi tiết nhất tới bạn hạt kê kỵ gì nhé.

Hạt kê kỵ gì? Tránh xa 4 thực phẩm kẻo “mất mạng”

Hạt kê kỵ hạnh nhân

Hạt kê kỵ gì đâu tiên chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là hạnh nhân. Trong Đông y, hạt kê có tính hàn, hạnh phân có tính ôn. Khi kết hợp hạt kê cùng hạnh nhân sẽ sinh ra hiện tượng “lưỡng hàn – tương khắc”. Ngay lập tức, bạn sẽ gặp các triệu chứng bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn mửa,…

Hạt kê và hạnh nhân đều có chứa chất Amygdalin. Khi chất này phân hủy sẽ tạo thành Hydrocyanic Acid – một chất độc có thể gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm. Nếu ăn quá nhiều hạt kê với hạnh nhân cùng lúc, bạn sẽ bị ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là tử vong.

hat-hanh-nhan-ky-hat-ke
Hạt kê kỵ hạnh nhân

Đừng bỏ lỡ: 7+ Tác dụng hạnh nhân đối với sức khỏe của từng lứa tuổi

Hạt kê kỵ rau củ tính hàn

Những loại rau củ tính hàn mạnh như: rau muống, măng, rong biển, mướp đắng,… không tốt khi được nấu chung với hạt kê. Hạt kê là thực phẩm có tính hàn mạnh. Nếu hai tính hàn gặp nhau trong cùng một món ăn, chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Từ đó, làm cho người dùng bị đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, nôn ói,…

Thay vào đó, để có những món ăn ngon, bổ dưỡng với hạt kê, bạn hãy sử dụng các thực phẩm như: cà rốt, táo đỏ, kỳ tử, hạt sen, bí ngô, khoai tây, đậu đỏ, đậu đen, đậu gà, đậu trắng, đậu lăng,… 

rau-cu-co-tinh-han-ky-hat-ke
Hạt kê kỵ rau củ tính hàn

Hạt kê kỵ tôm

Hạt kê có tính mát, tôm có tính ấm. Việc nấu chung tôm với hạt kê sẽ đối lập nhau, gây mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu.

Bên cạnh đó, hạt kê giàu chất xơ và protein thực vật. Trong khi tôm chứa hàm lựng lớn canxi. Sự kết hợp này có thể gây ra khó khăn quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với người hệ tiêu hóa kém, suy dinh dưỡng.

hat-ke-ky-voi-tom
Hạt kê kỵ với tôm

Hạt kê kỵ thuốc chữa bệnh

Danh sách hạt kê kỵ gì cuối cùng chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là các loại thuốc chữa bệnh. Một số loại thuốc không tốt khi kết hợp với hạt kê như:

  • Thuốc chống đông máu: Hạt kê có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, dẫn đến nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc hạ huyết áp: Hạt kê có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp đột ngột, rất nguy hiểm tới người bệnh huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Hạt kê có thể làm tăng tác dụng của thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lợi tiểu với hạt kê sẽ làm tăng tình trạng đi tiểu nhiều mất nước.
hat-ke-ky-cac-loai-thuoc-chua-benh
Hạt kê kỵ thuốc chống đông máu

Nếu bạn là bệnh nhân đang điều trị những loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hạt kê.

Xem thêm: Đậu đen kỵ gì? +4 thực phẩm 100% nên tránh kẻo “chết người”

Những thực phẩm tốt nên kết hợp với hạt kê

Bên cạnh những thực phẩm “đại kỵ” với hạt kê, vẫn còn đâu đó những sản phẩm an toàn cho bạn tha hồ kết hợp với hạt kê để tạo ra các món ăn ngon. Đơn cử như:

  • Các loại đậu: Sự kết hợp của hạt kê cùng với các loại đậu như đậu xanh, đậu trắng, đậu gà, đậu cove,… sẽ giúp cơ thể gấp đôi giá trị dinh dưỡng protein. Protein sẽ giúp sửa chữa, xây dựng các mô cơ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra dễ dàng.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Dù nấu cháo kê hay cơm kê, bạn hoàn toàn có thể mix thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, kiều mạch, gạo lứt. Sự kết hợp này không chỉ mang tới món ăn đa dạng hương vị mà còn bổ sung cho cơ thể rất nhiều nguồn dinh dưỡng.
  • Rau củ quả: Khi nấu cháo kê, bạn có thể thêm các loại rau củ quả mà mình yêu thích như cà rốt, táo đỏ, bí đỏ, cải thìa, rau ngót. Rau kê là món ăn có hàm lượng calo thấp và có tác dụng hạ đường huyết sau bữa ăn. Do đó, thêm rau vào cháo kê chính là cách giúp bạn kiểm soát đường huyết. 
  • Khoai: Nấu cháo kê cùng với khoai lang, khoai mỡ, khoai tím sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hơn 1/4 hàm lượng chất xơ thiết yếu. Cháo kê nấu khoai không chỉ bổ dưỡng mà món ăn này còn mang lại cảm giác no lâu. Thúc đẩy nhu động tiêu hóa, giảm táo bón, ngừa béo phì.

Đối tượng nào không nên sử dụng hạt kê?

Sau khi đã tìm hiểu về những thực phẩm “xung khắc” với hạt kê. Bạn cũng cần nắm bắt được những đối tượng không nên sử dụng hạt kê. Dưới đây chính là những đối tượng đó:

  • Người suy giảm chức năng tuyến giáp: Trong hạt kê chứa hàm lượng lớn axit phytic. Chất này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ Canxi, Sắt, Kẽm và Kali từ hạt kê. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến giáp, làm suy giáp, gây ra hiện tượng bướu cổ.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Tác hại của hạt kê cực kì nguy hiểm đối với hệ tiêu hóa nếu bạn sử dụng quá nhiều. Do vậy, những người có hệ tiêu hóa kém, hay đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu hóa,… nên ăn ít hạt kê lại. Liều lượng tốt nhất cho mỗi lần dùng là khoảng 40 – 60gr hạt kê.
  • Người dị ứng hạt: Một số người có cơ địa dị ứng với các loại hạt như: hạt đậu đen, đậu ngự, đậu trắng, hạt lúa mạch,… cũng có nguy cơ dị ứng với hạt kê. Biểu hiện dị ứng với hạt kê phổ biến có thể gặp như: ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban,…
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Hạt kê có chỉ số đường huyết rất thấp. Với người bệnh có bệnh nền chỉ số đường huyết thấp mà dùng hạt kê thì sẽ làm chỉ số đường huyết tụt xuống mức rất thấp. Triệu chứng thường gặp là: hoa mắt chóng mặt, suy nhược, co giật, hôn mê,…

Nếu bạn đang mắc một trong số bốn căn bệnh kể trên đây, hãy cân nhắc sử dụng hạt kê và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để an toàn nhé.

Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi hạt kê kỵ gìNông sản khô mình muốn gửi gắm tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài chia sẻ này, chị em nội trợ cần phải đọc để kết hợp hạt kê đúng cách vẫn giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng cho bản thân mình và người thân xung quanh. Hy vọng rằng, với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc chế biến hạt kê đúng cách, tránh những rủi do nhất định tới sức khỏe. Chúc bạn thành công và có thật nhiều các món ngon từ hạt kê.

Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều tin tức mẹo vặt hay khác tại: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share: