Chia sẻ 7 cách bảo quản gạo không mọt mối đơn giản, hiệu quả

7-cach-bao-quan-gao-khong-bi-moi-mot-tan-cong

Gạo bị mối mọt xâm nhập có rất nhiều nguyên nhân. Nếu như bạn bảo quản gạo không đúng cách, đó chính là tiền đề cho việc gạo bị mối mọi tấn công, sinh sôi và làm ảnh hưởng trực tiếp tới hương vị và chất lượng của gạo. Gạo là một loại lương thực thực phẩm quan trọng để nấu ra những món cơm nóng hổi, thơm ngon. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách bảo quản gạo sao cho đúng cách để tránh sự tấn công của vi khuẩn và mối mọt. Bài viết chia sẻ dưới đây của Nông sản khô Dũng Hà sẽ giải đáp chi tiết nhất đến bạn 7 cách bảo quản gạo không mọi mối đơn giản, hiệu quả gạo vẫn ngon ăn quanh năm nhé.

1. Mọt mối là gì? Nguyên nhân sự hình thành mọt mối?

Trước khi chúng ta cùng nhau tìm hiểu các cách bảo quản gạo không bị mối mọt sao cho hiệu quả thì hãy cùng nhau tìm hiểu xem mọt mối là gì cũng như nguyên nhân sự hình thành mọt mối nhé.

cach-bao-quan-gao-khong-bi-moi-mot

1.1 Mối mọt là gì?

Mối mọt là một kẻ thù phá huỷ thầm lặng trong chính ngôi nhà của bạn. Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng những tác hại mà chúng để lại rất nghiêm trọng, khiến cho gia chủ nào cũng hết sức lo sợ. Đây là 2 loài động vật cùng họ với kiến trắng, họ hàng gần gũi cùng với gián. Được nhận định là loại sinh vật sống lâu đời nhất trên Thế Giới và có thể thích nghi với mọi sự thay đổi của môi trường.

Hiện nay, trên Thế Giới có tới 2.500 loại mối mọt khác nhau. Chi tiết về 2 loại động vậy này như sau:

  • Con mối: Tên gọi khoa học là Isoptera, là một loại côn trùng, có họ gần gũi với kiến trắng. Có rất nhiều loài mối trên Thế Giới nhưng chỉ có duy nhất mối nhà và mối đất là phổ biến. Chúng không có bộ giáp thân thể, thân mềm, có màu xám, nâu hoặc trắng, chiều dài 7 – 15mm. Sinh sôi mạnh mẽ vào đầu tháng 5 và tháng 6. Chúng có tập tính hoạt động theo bầy đàn.
  • Con mọt: Là một loại côn trùng thuộc họ cánh cứng, có bộ hàm rất chắc khoẻ. Chúng chính là kẻ thù phá hoại gỗ, hạt ngũ cốc,… chính vì thế mọt chính là mối đe doạ thường trực nguy hiểm dành cho những gia đình kinh doanh nội thất. Mọt trưởng thành có chiều dài từ 12 – 25mm, có màu nâu hoặc đen, lông hơi ngả xám và có 2 đốm đen trên ngực tựa như mắt. 

1.2 Nguyên nhân hình thành mối mọt?

Các nguyên nhân hình thành mối mọt như:

  • Tính tự nhiên: Mối mọt tồn tại hoàn toàn tự nhiên hàng trăm triệu năm trên Trái Đất. Chúng phát triển và sống trong hệ sinh thái tự nhiên, thường ở cây gỗ mục chế, cây cỏ và những vật liệu chứa nhiều Xenlulozo
  • Điều kiện môi trường: Mối mọt phát triển mạnh mẽ và sinh sống rất tốt trong môi trường ẩm ướt và ấm áp. Vì vậy, tại các khu vực có khi hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới thường là nơi thuận tiện cho sự phát triển của mối mọt
  • Tồn tại trong khu dân cư: Mối mọt có thể chuyển từ môi trường tự nhiên và khu vực đô thị thông qua vật liệu xây dựng, cây gỗ mục chết,… Một khi chúng đã xâm nhập vào nhà của bạn, chúng sẽ lan truyền sang những vật dụng trong nhà và các ngôi nhà xung quanh.

Để ngăn chặn và kiểm soát mối mọt, bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa triệt để mối mọt và sự lây lan của chúng. Vậy nếu như mối mọt xuất hiện trong gạo, bạn cần phải bảo quản như nào? Đó chính là câu hỏi chính của chuyên mục ngày hôm nay. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé.

2. Các cách bảo quản gạo không bị mọt mối đơn giản, hiệu quả tại nhà?

Nhiều người quan niệm rằng cho rằng “Gạo để lâu sẽ sinh ra nhiều mối mọt”. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Mối mọt không hề sinh ra từ gạo mà chúng có thể xuất hiện từ trong chính ngôi nhà của mình. Việc mua gạo về, bạn phải bảo quản gạo sao cho đúng cách để mối mọt không xâm nhập vào hũ gạo chính là điều quan trọng. Dưới đây chính là một số cách bảo quản gạo không bị mọi mốt tấn công:

2.1 Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Đầu tiên, đó chính là yếu tố môi trường tác động. Môi trường ẩm thấp chính là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi của mối mọt. Vậy nên, cách bảo quản gạo tốt nhất khi bạn mua về đó là hãy bảo quản gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nên bảo quản gạo trong các hũ nhựa và để vào trong tủ lạnh. Hoặc nếu như gia đình bạn đã có chum gạo sẵn, hãy nhanh di chuyển chúng tới nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh mối mọt tấn công.

bao-quan-gao-o-noi-kho-rao-thoang-mat

Điều kiện thời tiết nồm, ẩm thấp phổ biến tại miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Đây chính là 2 tháng lý tưởng cho sự phát triển của mối mọt. 

Khi điều kiện không thuận tiện cho mối mọt phát triển, chúng sẽ không có điều kiện để làm hại tới thùng gạo của bạn. Tuy nhiên, với cách này chỉ áp dụng với một số lượng gạo nhỏ và nên áp dụng tại các phòng trọ. Với số lượng gạo lớn dùng cho cả gia đình, cách này chưa được tối ưu cho nắm.

2.2 Cách bảo quản gạo trong thùng đựng gạo chuyên dụng

Bảo quản gạo trong thùng đựng đựng gạo chuyên dụng, thùng sơn,… sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Thùng đựng gạo chuyên dụng được thiết kế nhằm đảm bảo 100% không có sự xâm nhập của mối mọt. Vậy nên, việc bảo quản gạo trong thùng đựng gạo chuyên dụng sẽ giúp bạn rất an tâm.

bao-quan-gao-trong-thung-dung-gao-chuyen-dung

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học. Hiện đang có rất nhiều loại thùng đựng gạo thông minh, có thể cân đo đong đếm khối lượng gạo bạn đựng trong thùng là bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể lựa chọn khối lượng thùng đựng gạo vừa với số lượng gạo bạn sử dụng cho toàn bộ thành viên trong gia đình mình.

Thùng đựng gạo chuyên dụng có khối lượng tịnh từ 10kg đến 100kg tùy vào mục đích sử dụng của gia đình bạn.

Xem thêm: Các loại gạo ngon dẻo số 1 tại Việt Nam hiện nay

2.3 Bảo quản gạo trong túi hút chân không

Bảo quản gạo bằng túi kín hút chân không cũng là một biện pháp tốt ngăn chặn sự tấn công của mối mọt. Hiện nay, các cửa hàng kinh doanh lớn, họ đều ưu tiên 100% các sản phẩm đều có thể hút chân không.

cach-bao-quan-gao-khong-bi-moi-mot-bang-phuong-phap-hut-chan-khong

Việc hút chân không không những bảo quản gạo tốt, tránh mối mọt xâm hại. Thay vào đó là có thể kéo dài thời gian sử dụng của gạo. Thông thường, hạn sử dụng của gạo tốt nhất nên dùng trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, khi được hút chân không, thời hạn của gạo có thể bảo quản lên tới 1 năm. 

Gạo hút chân không sẽ không thể tiếp xúc oxy với môi trường. Từ đó, ngăn chặn chặn quá trình oxy hóa và tiếp xúc với vi khuẩn, mối mọt. Những vẫn sẽ giữ cho hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo khi nấu chín. 

2.4 Cách bảo quản gạo không bị mối mọt bằng tỏi và ớt

Tỏi và ớt không chỉ là một phụ gia chuyên dùng trong ẩm thực. Hai loại nguyên liệu này còn được sử dụng để bảo quản gạo, xua tan đi mối mọt rất hiệu quả. Ớt và tỏi đều có vị cay nồng đặc trưng. Hương vị tới từ ớt + tỏi khi mối mọt hít vào chúng sẽ sợ, và tìm mọi cách bỏ trốn.

cach-bao-quan-gao-bang-toi-va-ot

Để xua đuổi mối mọt bằng tỏi và ớt, bạn hãy làm những cách sau:

  • Ớt rửa sạch, bạn cắt ra làm đôi. Lọc bỏ toàn bộ hạt ớt đi. Sau đó, vùi sâu ớt vào trong thùng gạo. Mở nắp thùng gạo khoảng 5 phút cho mối mọt chạy ra ngoài
  • Tỏi bạn bóc sạch vỏ, rửa sạch tỏi và để tỏi ráo nước. Vùi tỏi vào trong thùng gạo 

2.5 Bảo quản gạo bằng muối tinh

Ngoài bảo quản gạo bằng tỏi và ớt, muối cũng có công dụng “bài trừ” mối mọt rất hiệu quả. Muối có vị mặn đặc trưng. Chính vì thế, khi mối mọt ăn nhầm phải muối chúng sẽ sợ phải bỏ trốn.

cach-bao-quan-gao-bang-muoi

Phương pháp thực hiện như sau:

  • Sử dụng một lượng muối tinh vừa đủ
  • Rắc trực tiếp vào trong thùng gạo
  • Đậy nắp thùng gạo lại

Lưu ý: Bạn hãy sử dụng một lượng muối vừa đủ với số lượng ki-lô-gam gạo trong thùng đang để. Nếu sử dụng quá nhiều muối, gạo khi nấu sẽ bị mặn. Đồng thời, muối cũng sẽ chảy nước, làm gạo bị ẩm, mối mọt lại phát triển mạnh mẽ.

2.6 Bảo quản gạo bằng rượu trắng

Cách bảo quản gạo tiếp theo chúng tôi muốn gửi tới bạn đó là bảo quản bằng rượu trắng. Rượu trắng cũng có vị cay nồng đặc trưng. Đây cũng chính là hương vị mà mối mọt cực kì sợ khi hít phải.

cach-bao-quan-gao-bang-ruou-trang

Phương pháp sử dụng rượu trắng bảo quản gạo như sau:

  • Bạn sử dụng khoảng 1 chén rượu trắng nhỏ chiều cao khoảng 1.5 – 2m
  • Vùi chén rượu trực tiếp vào trong thùng gạo
  • Khi vùi rượu, đảm bảo rằng chén rượu cao hơn mặt gạo, tránh để rượu đổ vào gạo

2.7 Cách bảo quản gạo bằng lá sầu đâu và ớt khô

Cách bảo quản gạo không bị mối mọt cuối cùng là sử dụng lá sầu đâu cùng với ớt khô. Cây sầu đâu là một loại cây thân gỗ, cây lớn rất nhanh. Chiều cao của cây trưởng thành từ 15 – 20m. Cây sầu đâu mọc nhiều ở các tỉnh An Giang, Kiêng Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận,… 

Lá sầu đâu có vị đắng, hậu ngọt, tính mát. Được sử dụng để điều trị một số căn bệnh như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ăn không ngon, chảy máu mũi, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phong,… 

cach-bao-quan-gao-bang-la-sau-dau-va-ot-kho

Ngoài việc dùng để chữa bệnh, một mẹo vặt cực kì hay bổ ích từ lá sầu đó là loại lá này có thể xua đuổi rất tốt mối mọt. Phương pháp làm như sau:

  • Lấy một nắm lá sầu đâu rửa sạch và để ráo nước
  • Trộn chung lá sầu đâu cùng với ớt khô
  • Vùi hỗn hợp lá sầu đâu ớt khô xuống dưới đáy thùng gạo
  • Đậy nắp kín và bảo quản gạo như bình thường

Đặc tính diệt khuẩn của ớt khô và lá sầu đâu sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng của mối mọt. Nhưng vẫn giữ cho gạo khi nấu luôn mềm dẻo và hương vị thơm ngon.

3. Cách xử lý gạo khi bị mối mọt?

Ngoài những cách bảo quản gạo không bị mối mọt vừa liệt kê ở trên. Một số trường hợp vẫn sẽ bị mối mọt tấn công. Vậy khi bị mối mọt tấn công, bạn cần xử lý như sau:

  • Tách gạo bị nhiễm mọt: Lấy gạo ra khỏi thùng và kiểm tra gạo. Hãy tách những hạt gạo bị nhiễm mọt ra khỏi hạt chưa nhiễm mọt. Đặt những hạt bị nhiễm mọt vào hộp đựng kín tránh lây lan
  • Rửa và phơi khô gạo: Rửa sạch gạo bằng nước. Sau đó, phơi khô gạo dưới ánh nắng mặt trời để gạo khô, không còn nước. Mọt sẽ phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt
  • Đông lạnh gạo: Đặt gạo nhiễm mối mọt vào hộp đựng kín. Cho hộp gạo vào trong tủ đông trong 3 – 4 ngày. Nhiệt độ lạnh sẽ giết chết mối mọt
  • Phơi nắng: Nếu có thể, bạn đổ gạo ra một chiếc mẹt to, đem phơi mẹt gạo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong 1 – 2 ngày là mối mọt sẽ chết
  • Kiểm tra thường xuyên: Định kỳ kiểm tra các hộp, túi đựng gạo để phát hiện kịp thời sự hiện diện của mối mọt. Cần xử lý ngay lập tức, tránh tạo điều kiện cho mối mọt phát triển.

Việc xử lý gạo bị mối mọt có thể phụ thuộc vào mức độ nhiễm mọt, môi trường lưu trữ. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn không kiểm soát được, nên xem xét việc tiêu hủy gạo để tránh gây hại tới sức khỏe của người dùng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều tin tức hay tại đây: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

4. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp các cách bảo quản gạo không bị mối mọt đơn giản tại nhà mà Nông sản khô đã chia sẻ tới quý bạn đọc. Nếu bạn sử dụng thùng sơn bảo quản gạo, hãy đảm bảo phải rửa thật sạch thùng và phơi khô thùng cho ráo nước rồi mới được cho gạo vào thùng đựng nhé. Hi vọng rằng, với những chia sẻ thú vị trên đây sẽ đem tới cho bạn một thùng gạo không hề bị mối mọt và có những món ăn thơm ngon, chất lượng.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng mình nha!!!

Nếu có nhu cầu tìm các loại gạo ngon, chất lượng, giá tốt, hãy xem thêm tại đây: https://thucphamkho.vn/do-kho/

Xem thêm: [TOP] 5+ cửa hàng gạo sạch kém chất lượng tại HN và HCM

Share:

One thought on “Chia sẻ 7 cách bảo quản gạo không mọt mối đơn giản, hiệu quả

  1. Pingback: Sharing 7 simple and effective ways to preserve rice without termites

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *