Mẹo hay phân biệt các loại nấm độc và nấm lành?

phan biet nam doc

Để phân biệt nấm lành và nấm độc, con người đã tìm ra những cách đơn giản để có thể nhận biết được dễ dàng. Dù nấm có là một loại thực phẩm chế biến được nhiều “ngon” hay không thì đây là tất cả những kiến ​​thức bạn cần biết để tránh những hậu quả không mong muốn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về các loài nấm nhé!

Nấm độc là gì?

Nấm độc là loại nấm có chứa độc tố tự nhiên. Hoặc là nấm ăn được mọc ở những nơi bị ô nhiễm (như khu vực ô nhiễm, gần nhà máy hóa chất,…).

Thông thường, người bị ngộ độc nấm thường do ăn phải nấm mọc tự nhiên (trong rừng, rẫy, vườn, chuồng trại…). Bởi vì nấm được nuôi trồng rất ít khi gây ngộ độc.

Phân biệt nấm lành và nấm độc

Nhận biết nấm bằng mắt

Nấm độc thường có màu sắc khá sặc sỡ, bắt mắt và nổi bật. Nấm độc thường có các đốm đen, đỏ, trắng … nổi lên (chủ yếu ở mũ). Mũ nấm có vằn, hạt, vảy, màu sắc lẫn lộn, có rãnh, vết nứt, vòng quanh thân …

– Thông thường nấm độc khi ngắt/ hái sẽ có nhựa chảy ra.

Phân biệt nấm bằng cách ngửi 

– Nấm độc khi ngắt thường có mùi cay, hắc hoặc vị đắng xộc lên mũi. Nhưng cũng cần lưu ý một số loại nấm độc vẫn có mùi thơm nhẹ.

Nấm lành thường có mùi dịu nhẹ, thơm hoặc không có mùi.

phan biet nam doc
Phân biệt các loại nấm độc

Phân biệt bằng cách kiểm tra sự biến đổi màu sắc

Phânn biệt nấm độc bằng cách dùng phần trắng của hành lá xát lên mũ nấm, nếu thân hành chuyển sang màu nâu xanh là nấm có độc, ngược lại thì là nấm lành

– Dùng đũa / thìa hoặc thứ gì đó bằng bạc thử vào nấm xem vật thử có bị đổi màu không, nếu ngả màu thì rất có thể đó là nấm độc.

– Ngoài ra, bạn có thể nhỏ một ít sữa bò tươi lên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa bị vón lại thì rất có thể nấm đã nhiễm độc.

Xem thêm: 3 cách làm nấm kim châm chiên giòn ăn vặt siêu ngon

Nhận dạng 4 loại nấm độc phổ biến ở Việt Nam

Nấm độc tán trắng, nấm mũ khía nâu ​​xám, nấm độc hình nón màu trắng, nấm ô tán trắng phiến xanh là 4 loại nấm chứa độc tố phổ biến ở Việt Nam. Việc ghi nhớ những đặc điểm nhận dạng nấm độc giúp bạn và người thân có thể cảnh giác để tránh chọn nhầm, ăn nhầm …

1. Nấm độc tán trắng ( tên khoa học – Amanita Verna)

– Thường gặp: Mọc thành cụm hoặc đơn lẻ trên mặt đất trong rừng hoặc những nơi khác.

Nhận biết

– Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn, hình trứng đầu tròn khi còn non, dính vào cuống nấm. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng, đường kính khoảng 5 – 10 cm. Khi chúng già đi, mép mũ có thể bị cụp xuống.

nam doc tan trang
Nấm độc tán trắng

– Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Màu trắng.

– Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở phần trên gần sát với mũ, gốc thân nấm hình củ, có bao gốc hình đài hoa

– Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm nhẹ.

Độc tố chính: Amanitin (Amatoxin) rất độc.

Độc tố tác động vào nguyên sinh chất tế bào, gây phá hủy tế bào. Từ đó làm tổn thương một số cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện muộn, nguy cơ tử vong cao.

2. Nấm độc mũ khía nâu ​​xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)

– Thường gặp: Mọc trên mặt đất trong rừng, hoặc nơi có nhiều lá mục và những nơi khác.

Nhận biết

– Mũ nấm: Hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu vàng đến nâu tỏa từ đỉnh xuống mép mũ. Khi già, mép mũ nấm tách ra thành từng tia riêng biệt. Đường kính mũ nấm từ 2 – 8 cm.

– Phiến nấm: Khi còn non màu hơi trắng, dính chặt vào thân và có màu xám hoặc nâu khi già, tách rời khỏi cuống.

nam doc mu khia nau xam
Nhận biết nấm độc mũ khía nâu xám

– Cuống nấm: Màu từ hơi trắng đến nâu vàng, dài 3-9cm, không có vòng cuống.

– Thịt nấm: Màu trắng.

Độc tố chính: Muscarin.

Chất độc tác động lên hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, hôn mê, co giật, ảo giác, kích động, yếu, liệt cơ đại tràng … Các triệu chứng giảm dần sau 2 giờ, hiếm trường hợp tử vong. Chỉ xảy ra khi ngộ độc nặng quá gây lú lẫn, tổn thương tim mạch và hô hấp

3. Nấm độc trắng hình nón (tên khoa học Amanita virosa)

– Thường gặp: Mọc thành cụm hoặc đơn lẻ trên mặt đất trong rừng và những nơi khác.

Nhận dạng: Loại nấm này trông giống với loại nấm độc tán trắng.

– Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn, hình trứng đầu tròn khi còn non, mép khum dính chặt vào thân. Khi trưởng thành, mũ nấm thường có hình nón có đường kính từ 4 – 10 cm.

nam doc trang hinh non
Phân biệt nấm độc trắng hình nón

– Phiến nấm: Màu trắng.

– Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng hình màng ở phần trên gần với mũ, gốc thân hình củ, có bao gốc hình đài hoa

– Thịt nấm: Mềm, có mùi khó chịu, màu trắng.

Độc tố chính: Amanitin (amatoxin), có độc tính cao.

4. Nấm độc ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)

– Thường gặp: Mọc thành cụm hoặc đơn lẻ ở ven chuồng gia súc, bãi cỏ, nương ngô và một số nơi khác.

Nhận biết

– Mũ nấm: Khi còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt. Có vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi nấm trưởng thành, mũ nấm màu trắng, có hình ô hoặc trải phẳng, đường kính 5-15 cm. Trên bề mặt mũ có vảy mỏng màu nâu bẩn dày dần về phía đỉnh mũ.

– Phiến nấm: Khi còn non có màu trắng. Khi già có màu xanh lục nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu càng trong.

– Cuống nấm: Màu trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở phần trên gần với mũ. Chân cuống nấm không phình dạng củ. Không có bao gốc, cuống dài khoảng 10 – 30 cm.

nam doc o tan trang phien xanh
Nấm độc ô tán trắng phiến xanh

– Thịt nấm: Màu trắng.

Độc tố chính: Thuộc nhóm độc tố gây kích thích đường tiêu hóa – ruột.

Chất độc tác động nhanh chóng gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.

Hãy biết và ghi nhớ những đặc điểm nhận dạng của các loại nấm độc này để bảo vệ an toàn cho cá nhân và những người thân yêu xung quanh bạn nhé!

Xem thêm: Tổng hợp các món ăn ngon từ gạo lứt giúp giảm cân dễ làm tại nhà

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc nấm và cách sơ cứu

Dấu hiệu bạn bị ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm có những biểu hiện sớm và muộn

– Các biểu hiện ban đầu thường xuất hiện sau khi ăn 30 phút đến 2 giờ, có thể đến 6 giờ.

– Các biểu hiện muộn xuất hiện sau 6-40 giờ, trung bình 12 giờ sau khi ăn.

Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào từng loại nấm. Các dấu hiệu xuất hiện sau 20 – 30 phút như nạn nhân cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đôi khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân sống nhiều lần, phân có mùi hôi, mệt mỏi, lạnh người, có khi phát ban. Nếu nặng có thể gặp tình trạng co giật, hôn mê.

Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì tình trạng ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sơ cứu trong trường hợp ngộ độc

– Gây nôn: Trong vòng vài giờ sau khi ăn phải nấm độc (tốt nhất trong vòng 1 giờ đầu) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, không nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn bằng biện pháp cơ học

– Uống than hoạt tính: Liều 1 gam / kg thể trọng.

– Cho người bị ngộ độc nấm uống đủ nước, tốt nhất là dùng Oresol.

– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

– Nếu bệnh nhân hôn mê, co giật: Cho bệnh nhân nằm nghiêng.

so cuu khi an nam doc
Khi ăn phải nấm độc thì xử lý như thế nào?Để phân biệt nấm lành và nấm độc, con người đã tìm ra những cách đơn giản để có thể nhận biết được dễ dàng.

– Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở. Hà hơi thổi ngạt, cấp cứu hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu sẵn có tại chỗ.

– Không được tự ý về nhà trong 1-2 ngày đầu nằm viện. Ngay cả khi các triệu chứng ngộ độc đã biến mất.

– Nếu loại ngộ độc có biểu hiện muộn cần được điều trị tại cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tốt (thường là tuyến tỉnh trở lên).

Tránh ngộ độc nấm

– Không hái và sử dụng nấm mọc tự nhiên mà bạn không biết chắc là an toàn. Ăn các loại nấm quen thuộc.

– Ngay cả với những loại nấm hái hay mua về cũng nên chần qua nước sôi trước khi chế biến để giảm bớt và ngăn ngừa độc tính.

– Không uống rượu khi ăn nấm vì một số loại nấm dại không độc nhưng có thành phần gây phản ứng hóa học với rượu tạo độc. Không những thế rượu còn làm tăng độc tính trong trường hợp ngộ độc nấm.

– Sau khi ăn nấm nếu cảm thấy khó chịu nên đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, hãy sử dụng các phương pháp sơ cứu để giảm mức độ ngộ độc trước khi đưa đến bệnh viện.

Nấm là thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon và dễ chế biến. Nhưng không phải tất cả loại nấm đều lành tính và an toàn để ăn. Cần phân biệt nấm độc, cẩn thận khi hái hoặc mua để tránh bị ngộ độc nấm.

Share:

3 thoughts on “Mẹo hay phân biệt các loại nấm độc và nấm lành?

  1. Pingback: Cách chọn cá hồi ngon, cách sơ chế và bảo quản cá hồi tươi lâu

  2. Pingback: [Góc giải đáp] Nấm linh chi ngâm rượu có tác dụng gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *