MÂM CÚNG MÙNG 5 THÁNG 5 NĂM 2023 CẦN LƯU Ý GÌ?

Mâm cúng mùng 5 tháng 5 gồm những lưu ý gì đang là một câu hỏi mà số đông chị em mới về làm dâu hay chuẩn bị làm dâu đang rất quan tâm. Chỉ còn mấy ngày nữa thôi là tới ngày lễ mùng 5 tháng 5 năm 2023 rồi. Vậy ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Vào ngày này, bạn cần phải chuẩn bị những gì dâng cúng Tổ Tiên, thần linh? Văn khấn lễ mùng 5 tháng 5 ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Nông sản khô giải đáp chi tiết nhất qua bài viết ở bên dưới đây. 

1. Mùng 5 tháng 5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày mùng 5 tháng 5?

1.1 Mùng 5 tháng 5 là ngày lễ gì?

Mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng tháng chính là ngày Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Dương của người Việt. Nhưng có lẽ, in sâu vào trong tâm trí của người Việt vẫn là tên gọi quen thuộc Tết Diệt Sâu Bọ. Cha ông ta gọi đây là ngày Tết Diệt Sâu Bọ vì:

  • Tháng 5 chính là thời điểm nắng nóng mạnh nhất trong năm. Đây cũng cũng là thời điểm lý tưởng để cho các loại côn trùng gây bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng của người nông dân sinh trưởng nhiều. Người nông dân cần phải tìm cách diệt trừ côn trùng, sâu bọ để bảo vệ canh tác, trồng trọt, mong muốn một vụ mùa bội thu, năng suất cao hơn

mam-cung-mung-5-thang-5-can-nhung-gi

Ngoài ra, mùng 5 tháng 5 cũng là dịp để con cháu trong gia đình, họ hàng cùng nhau xum vầy trong mâm cơm ngày Tết và mong muốn một vụ mùa đại thắng, bội thu hơn. Cơ thể con người chúng ta cũng tồn tại rất nhiều mầm mống vi khuẩn gây bệnh. Ngày mùng 5 tháng 5 cũng là ngày cơ thể con người được diệt trừ sâu bọ, mầm mống gây bệnh để bảo vệ sức khỏe.

Một số nước ở khu vực Đông Á như: Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… ngày mùng 5 tháng 5 với họ được coi như một ngày Lễ Tết Truyền Thống vậy. Vậy, nguồn gốc của ngày Tết Diệt Sâu Bọ mùng 5 tháng 5 bắt nguồn ở đâu?

1.2 Nguồn gốc của cúng mùng 5 tháng 5?

Theo như câu chuyện truyền thuyết được dân gian làm nông kể lại như sau:

  • Một ngay sau khi thu hoạch lúc thóc, lương thực thực phẩm. Người nông dân chưa kịp ăn mừng vụ mùa bộ thu thì sâu bọ kéo tới dày đặc ăn hết sạch lương thực, thực phẩm vừa thu hoạch xong. Khi mà mọi người đang ủ rũ, buồn rười rượi vì chưa biết cách xử lí lũ sâu bộ ấy ra sao thì có một ông lão dâu dài, tóc bạc phơ tự xưng là Đôi Truân đi tới. Ông chỉ cho mỗi nhà dân lập một đàn cúng gồm những nguyên liệu rất đơn giản như: bánh tro, hoa quả. Sau đó, ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo đúng lời ông lão dặn và một lúc sau thì lũ sâu bọ tự dưng ngã ngửa ra chết

Trước khi rời đi, ông lão còn căn dặn thêm:” Sâu bọ năm nào cũng rất hung hăng, đông đảo. Mỗi năm, vào chính ngày này cứ làm theo đúng lời ta dặn thì sẽ diệt trừ được lũ sâu bệnh phá hoại mùa màng này”. 

Cũng chính vì câu chuyện truyền thuyết này mà người dân đã lấy ngày mùng 5 tháng 5 hàng tháng là ngày Tết Diệt Sâu Bọ. Thời gian cúng vào giữa giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ chiều cùng ngày.

1.3 Ý nghĩa của việc cúng mùng 5 tháng 5?

Ở Việt Nam, ý nghĩa của việc cúng mùng 5 tháng 5 đó chính là nguyện ước diệt trừ sâu bọ trong cơ thể con người và sâu bọ gây phá hoạt mùa màng. Không những vậy, đây còn là ngày cúng Tổ Tiên rất đặc biệt mà không phải tháng nào cũng có. 

Hoa quả chính là thứ đồ cúng không thể thiếu trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 của người Việt. Bên cạnh đó, mỗi phong tục, văn hóa vùng miền họ lại có những món ăn dâng cúng tổ tiên khác nhau. 

Ngày Tết Diệt Sâu Bọ, nhà nhà ai nấy đều vui vẻ dậy từ sớm để chuẩn bị hương hoa hoa quả để làm lễ dâng cúng Tổ Tiên nên không khí lúc nào cũng nhộn nhịp không khác gì ngày Tết Nguyên Đán vậy. Sau khi hoàn thành mọi khâu chuẩn bị, đến giờ là ông bà (hoặc bố mẹ) bắt đầu đọc văn khấn và cúng cho hết 1 tuần hương. Sau khi cúng xong, toàn bộ thành viên trong gia đình sẽ ngồi xum vầy lại cùng nhau để ăn uống, truyện trò, gắn kết tình cảm gia đình thêm mặn nồng hơn.

Xem thêm: Dành cho ông bố bà mẹ trẻ – Cách cúng đầy cữ cho bé gái?

2. Mâm cúng mùng 5 tháng 5 năm 2023 cần chuẩn bị những gì?

Mỗi miền Bắc, Trung và Nam thì họ sẽ có cách cúng mùng mùng 5 tháng 5 khác nhau. Tùy thuộc vào từng văn hóa của mỗi vùng miền mà không phải ở đâu cũng giống nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé:

2.1 Đồ cúng mùng 5 tháng 5 của miền Bắc

Với người miền Bắc, những đồ cúng mùng 5 tháng 5 không thể thiếu trên ban đó là:

  • Hương, hoa
  • Vàng mã
  • Nước
  • Rượu nếp
  • Hoa quả các loại: Quả mận, hồng xiêm, dưa hấu, quả vải, chuối,…
  • Bánh tro
  • Cơm rượu nếp

mam-cung-mung-5-thang-5-cua-nguoi-mien-bac

Đây chính là những lễ vật dâng cúng ngày Tết Diệt Sâu Bọ của người miền Bắc. Những lễ vật này bạn hoàn toàn có thể mua rất đơn giản.

2.2 Đồ cúng mùng 5 tháng 5 của miền Nam

Với người miền Nam, những lễ vật dâng cúng mùng 5 tháng 5 gồm có:

  • Hương hoa
  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • Nước
  • Rượu nếp
  • Hoa quả: Vải, chôm chôm, mận, xoài,…
  • Bánh ú bá trạng

mam-cung-mung-5-thang-5-cua-nguoi-mien-nam

Những lễ vật cúng của người miền Nam có những nét rất tương đồng với người miền Bắc. 

2.3 Đồ cúng mùng 5 tháng 5 của miền Trung

 Người miền Trung thì họ cúng mùng 5 tháng 5 rất đơn giản. Nhưng những lễ vật cúng chính thì không thể thiếu. Cụ thể:

  • Hương hoa
  • Vàng mã
  • Nước
  • Rượu nếp
  • Hoa quả: vải, mận,…
  • Bánh tro, bánh ú, chè kê
  • Thịt vịt
  • Cơm rượu

Với người miền Bắc và miền Nam thì mâm cúng hầu như toàn hương hoa và hoa quả, bánh kẹo. Nhưng có lẽ, món thịt vịt mà người miền Trung dâng múng tổ tiên vào ngày mùng 5 tháng 5 là điều rất lạ. 

mam-cung-mung-5-thang-5-cua-nguoi-mien-trung

Người miền Trung họ quan niệm rằng, thịt vịt có tính mát, giải nhiệt rất tốt. Ăn thịt vịt vào ngày này sẽ mát cả năm. Đây cũng chính là món ăn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, bổ máu.

2.4 Văn khấn mùng 5 tháng 5

Dưới đây chính là bài văn khấn mùng 5 tháng 5 bạn cần biết:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy Chín Phương Trời, Mười Phương chư Phật, chư Phật Mười Phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa.

Con kính lạy Tổ Tiên, Hiển Khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương Linh

Tín chủ chúng con là:……….

Ngụ tại:……….

Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án. 

Chúng con kính mời ngải Bản Cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …….. Cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

3. Mâm cúng mùng 5 tháng 5 năm 2023 cần lưu ý gì?

Mâm cúng mùng 5 tháng 5 là một trong những lễ cúng truyền thống trong văn hóa dân gian Việt Nam. Đây là một ngày lễ quan trọng để con cháu tưởng nhớ cha ông đã khuất, tỏ lòng thành kính dâng thờ cúng các vị Thần Linh và Tổ Tiên, do đó bạn cần phải thực hiện lễ cũng này thật trang nghiêm. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên tham khảo qua:

  • Chuẩn bị mâm cúng đẹp: Mâm cúng cần chuẩn bị trước ngày lễ. Nên chọn mâm cúng đẹp, sạch sẽ. Thực hiện việc sắp xếp các loại trái cây, bánh kẹo, rượu, hương hoa và các đồ cúng khác một cách cẩn thận
  • Thực hiện lễ cúng: Lễ cúng mâm cần phải được thực hiện với lòng thành kính, tôn trọng và trang nghiêm. Đốt thẻ hương, trình bày các món ăn trên mâm theo thứ tự truyền thống
  • Ý nghĩa của các món ăn: Mâm cúng thường bao gồm các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh giầy, trái cây và đồ ngọt. Mỗi món ăn đều có ý nghĩa riêng của mình. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn với Tổ Tiên. Trái cây tượng trưng cho sự thịnh vượng và lộc tài
  • Thời gian cúng: Thời gian cúng diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc giữa giờ Ngọ. Tùy vào từng vùng miền họ lại có thời gian cúng khác nhau. Người miền Bắc thường cúng vào buổi sáng sớm hoặc buổi trưa
  • Tưởng nhớ Tổ Tiên và biết ơn: Mâm cúng mùng 5 tháng 5 là dịp để tưởng nhớ và tri ân Tổ Tiên. Hãy có tâm tư và trái tim thành kính khi chúng, biết ơn công đức và bảo trợ của Tổ Tiên.

Xem thêm: MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ TRAI BỐ MẸ CẦN LƯU Ý GÌ?

4. Kết luận

Trên đây chính là bài viết giải đáp mâm cúng mùng 5 tháng 5 cần lưu ý gì mà Nông sản khô đã chia sẻ tới quý bạn đọc. Việc thờ cúng vào ngày này là cực kì trang nghiêm trước Tổ Tiên. Có như vậy, mùa màng của người nông dân lúc nào cũng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại. Hi vọng rằng với những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp cho nàng dâu có thật nhiều kiến thức bổ ích hơn. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi trọn vẹn bài viết này.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều tin tức hay khác tại đây: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *