Tỏi kỵ gì? 5 thực phẩm “xung khắc” không nên kết hợp

toi-ky-gi

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều bữa ăn cũng như các bài thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, tỏi còn có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như: kháng khuẩn, chống cảm lạnh, cảm cúm, tăng cường sức đề kháng,… Tuy nhiên, không phải bất cứ thực phẩm nào cũng có thể kết hợp tùy tiện cùng với tỏi. Nếu kết hợp tùy tiện sẽ gây ra những hệ lụy xấu tới sức khỏe. Vậy để tránh được những đại kỵ này, các chị em hãy dành ra ít phút cùng Thực phẩm khô Dũng Hà đi tìm hiểu chi tiết xem tỏi kỵ gì cũng như thực phẩm “xung khắc” cùng với tỏi không nên kết hợp nhé!

Tỏi kỵ gì? 5 thực phẩm “xung khắc” không nên kết hợp chung cùng tỏi?

Tỏi kỵ thịt gà

Thịt gà là một món ăn đặc trưng của người Việt. Gà có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như: gà luộc lá chanh, gà xào sả ớt, gà hầm măng, gà hàm thuốc bắc,… Trong y học cổ truyền, thịt gà có tính ấm, vị ngọt. Trong khi đó, tỏi có tính nóng, dễ sinh nhiệt. Khi ăn chung thịt gà cùng với tỏi sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu. Ăn với lượng lớn dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây hiện tượng khó tiêu, táo bón và kiết lỵ.

toi-ky-thit-ga

Nếu bạn có lỡ ăn tỏi chung với thịt gà, để mau khỏi, bạn có thể pha nước lá dâu uống.

Tỏi kỵ cá trắm

Cá trắm cũng là một món ăn nằm trong danh sách thực phẩm “xung khắc” với tỏi. Cá trắm có tính bình, vị ngọt, không phù hợp với tính nóng có trong tỏi. Khi kết hợp sẽ dễ sinh ra hiện tượng chướng bụng và khó tiêu hóa. Cho nên, khi tẩm ướp cá trắm, bạn chỉ lên dùng gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm, hạt tiêu, thì là và gừng, tránh dùng tỏi. 

toi-ky-ca-tram

Tỏi kỵ cá diếc

Cá diếc có thể được đem chế biến thành nhiều món ăn như chiên giòn, kho mặn, nấu canh chua,… Trong Đông y, cá diếc có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, ích khí, bổ tỳ kiện vị, dùng chữa suy nhược cơ thể, kém ăn, chậm tiêu hóa, tốt cho phụ nữ mang thai,… Tuy nhiên, việc chế biến cá diếc chung cùng với tỏi là điều ‘đại kỵ’ mà bạn cần tránh kẻo gây ra hiện tượng co giật đường tiêu hóa.

toi-ky-ca-diec

Tỏi kỵ thịt chó

Nằm trong danh sách tỏi kỵ gì tiếp theo mà bạn không nên bỏ quên đó chính là thịt chó. Trong thịt chó chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, vitamin A, B1, B2, B3, C, lipid, Canxi, Sắt,… Trong Đông y, thịt chó có vị mặn, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, chữa đau nhức cơ thể. Tỏi cũng có tính nóng. Khi kết hợp 2 tính nóng trong cùng một món ăn sẽ rất dễ sinh nhiệt lớn, tạo cảm giác khó chịu cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

toi-ky-thit-cho

Với những người mắc bệnh huyết áp cao, nếu ăn nhiều sẽ gây ra biến chứng nặng nề như: tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, vỡ mạch máu não,… Vậy nên, bạn đừng dại kết hợp “cặp đôi” này lại cùng nhau nhé.

Tỏi kỵ mật ong

Mật ong kỵ với tỏi và chắc chắn bạn không nên kết hợp chung với nhau. Tỏi có tính ấm nóng, cay tán. Mật ong có vị ngọt, tính nóng. Cay tán thì rất dễ hao khí, hai thứ này đối chọi với nhau tất sinh ra chứng uất nhiệt, gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

toi-ky-mat-ong

Nếu vô tình sử dụng mật ong chung với tỏi, để giải độc, bạn có thể uống nước cam thảo.

Tham khảo thêm: 7+ Cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi bạn nên biết

Tỏi kỵ gì với nấm

Nói tới nấm thì chắc chắn không còn quá xa lạ với nhiều người Việt. 100% nấm chính là thứ mà người Việt cực kì ưa dùng. Nấm là một món ăn cực kì thơm ngon và được dùng nhiều trong ẩm thực như: món xào, nấm ăn lẩu,… Tuy nhiên, nếu như tỏi và nấm dùng tách biệt sẽ rất tốt đối với sức khỏe. Nhưng nếu kết hợp chung cùng nhau thì chúng lại sinh độc tố nguy hại.

toi-ky-nam

Tham khảo thêm: Mộc nhĩ kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với mộc nhĩ?

Tỏi kỵ trứng

Tỏi kỵ với gì cuối cùng mà bạn nên biết đó chính là trứng. Nhiều bạn thắc mắc ăn trứng với tỏi có tốt không? Theo những chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trứng ăn cùng tỏi không hợp và có thể gây ra hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, khó tiêu và choáng váng. Đặc biệt, nếu chiên tỏi quá cháy cùng với trứng sẽ dễ sinh ra độc tố nguy hại.

toi-ky-trung

Một số thực phẩm khác kỵ tỏi

Bên cạnh những thực phẩm “xung khắc” vừa được liệt kê ở bên trên thì đâu đó vẫn còn một số thực phẩm khác bạn cần phải biết như:

  • Hành: Ăn tỏi chung cùng hành sẽ cực kì hại cho thận cũng như dạ dày.
  • Xoài: Ăn tỏi cùng với xoài không trực tiếp gây hại cho sức khỏe nhưng chúng gây hiện tượng vàng da.
  • Hà thủ ô, táo mèo, địa hoàng,…: dược liệu cũng được khuyến cáo không tốt khi kết hợp.

Những món ăn hợp với tỏi

  • Đậu hũ: Sự kết hợp giữa tỏi và đậu phũ là món ăn cực kì bổ dưỡng. Món ăn này sẽ giúp cho cơ thể bạn ổn định áp huyết, ổn định lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới tất cả bộ phận trên cơ thể. Đây chính là món ăn rất hữu ích dành cho người cao tuổi.
  • Giấm: Tỏi ngâm giấm không chỉ là nước chấm ngon dành cho nam giới. Đây còn là một loại nước chấm quan trọng, không thể thiếu trong các món ăn như: cháo lòng, bún riêu, phở bò, phở gà,… 
  • Dưa Leo: Tỏi có tính kháng khuẩn rất cao. Dưa chuột lại có khả năng thanh nhiệt. Chính sự kết hợp giữa tỏi và dưa chuột sẽ giúp cho cơ thể bạn được thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Đồg thời còn thúc đẩy khả năng tiêu hao lượng mỡ dư thừa và Cholesterol xấu. Là món ăn dùng để giảm cân cực tốt.
  • Thịt Heo: Thịt lợn không chỉ chứa thành phần protein cao mà còn cực kì giàu Vitamin B. Tỏi kết hợp với thịt heo sẽ giúp cho bạn dễ dàng hấp thụ Vitamin B vào cơ thể.

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc tỏi kỵ gì cũng như thực phẩm “xung khắc” khi kết hợp cùng với tỏi mà Thực phẩm khô đã chia sẻ. Hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những kiêng kỵ của tỏi để có thể chế biến đúng cách, hấp thụ đầy đủ giá trị dinh dưỡng.

Mách bạn: Món ăn ngày tết hiện đại của từng vùng miền bạn nên biết

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Share:

2 thoughts on “Tỏi kỵ gì? 5 thực phẩm “xung khắc” không nên kết hợp

  1. Pingback: Tỏi kỵ gì? Những thực phẩm “đại kỵ” khi kết hợp với tỏi? – nongsandungha

  2. Pingback: What's wrong with ginger? What foods "should be avoided" when eating with ginger?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *