2+ Cách làm bánh ngào xứ Nghệ tại nhà, ăn là nghiền

cach-lam-banh-ngao

Cách làm bánh ngào chuẩn vị xứ Nghệ tại nhà siêu đơn giản với 2 cách làm, tha hồ cho bạn chọn lựa. Xứ Nghệ nổi tiếng với biết bao nhiêu các món ăn ngon, lạ miệng, độc đáo. Và tất nhiên, món bánh ngào chính là món ăn mà nhất định tới đây bạn phải thử. Thoạt nhìn bề ngoài, bánh ngào nhìn trông rất giống với bánh trôi miền Bắc. Tuy nhiên, bánh ngào lại có hình bầu dục, bên trong không có nhân, được làm từ bột gạo và được nấu chung cùng mật mía thay vì đường. Và không phải để bạn đợi chờ lâu, cùng vào bếp khám phá công thức cách làm bánh ngào xứ Nghệ tại nhà cùng với Nông sản khô nhé.

Bánh ngào là bánh gì?

Bánh ngào hay còn được biết đến với tên gọi khác là bánh mật mía. Đây chính là một món bánh nổi tiếng đặc sản của thành phố Nghệ An – Quê hương Bác Hồ. Bánh được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản mà ai ai cũng có thể làm được. Bột nếp và mật mía chính là 2 nguyên liệu chính tạo độ ngon cho món bánh này.

cach-lam-banh-ngao-nghe-an-tai-nha-an-la-me

Bánh ngào thường xuất hiện nhiều trong những dịp lễ Tết, ngày rằm, ngày mùng 1 hàng tháng hay vào những ngày tiết trời se lạnh của mùa thu đông. Cái tên “Bánh ngào” có lẽ xuất phát từ chính cách làm. Thay vì bánh có nhân thì đây phần mật mía lại được phủ kín xung quanh bánh tạo nên một màu váng óng, ngọt ngào. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, chữ “ngào” xuất phát từ hương thơm “ngào ngạt” của gừng tươi làm ấm lòng người còn miền Trung những ngày tiết trời se lạnh.

Nhìn chung, bánh ngào miền Trung có nét gì đó rất giống với món bánh trôi miền Bắc. Nhưng khác với bánh trôi, bánh được làm từ bột nếp và mật mía. Hình dáng của bánh thuôn dài như cái kén, không hề có nhân bên trong. Nếu bạn muốn thưởng thức bánh ngào Nghệ An vào những ngày se lạnh nhưng không biết cách làm, hãy để mình giới thiệu đến bạn 2 cách làm bánh ngào xứ Nghệ tại nhà nhé.

Đừng bỏ lỡ: 5+ món ăn vặt mùa đông giúp cơ thể bạn trở nên ấm áp hơn

Cách làm bánh ngào mật mía chuẩn vị xứ Nghệ, ăn là nghiền?

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200gr bột nếp
  • 2 củ gừng tươi, sắt sợi mỏng
  • 100gr vừng trắng
  • 300ml mật mía
  • Nước tinh khiết
  • 1 thìa cà phê muối tinh
  • 1 lòng đỏ trứng gà

Bước 1: Trộn bột

  • Cho 200gr bột nếp vào tô cùng với 1 thìa cà phê muối + 1 lòng đỏ trứng gà
  • Trộn đều toàn bộ nguyên liệu lại cùng với nhau
  • Cho từ từ nước tinh khiết vào tô bột đến khi bột ẩm thì dừng lại
  • Đổ hỗn hợp bột ra mặt phẳng sạch
  • Dùng tay nhào lặn đều để tạo thành một khối bột dẻo, mịn, đồng nhất, không dính tay là đạt
  • Bọc màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút cho bột nở

tron-bot-banh-ngao

Bước 2: Tạo hình bánh ngào

  • Lấy bột bánh sau khi ủ ra khỏi tủ lạnh
  • Chia bột bánh thành nhiều phần nhỏ bằng nhỏ
  • Nặn bột bánh thành hình cái kén thuôn dài khoảng 3 – 4cm
  • Làm đều tay cho đến khi hết bột bánh thì dừng lại

tao-hinh-banh-ngao

Bước 3: Luộc bánh ngào

  • Cho vào nồi 1 lít nước tinh khiết và đun sôi
  • Nước sôi, bạn thả toàn bộ từng viên bánh ngào vừa tạo hình ở trên vào luộc chín trong 3 phút
  • Sau 3 phút luộc, bánh chín sẽ nổi lên bề mặt nồi
  • Bạn vớt bánh ra và ngâm bánh vào trong tô nước đá lạnh để bánh không dính vào nhau
  • Sau đó vớt bánh ra khỏi tô, để bánh ráo nước

luoc-banh-ngao-mat-mia

Bước 4: Nấu nước mật mía

  • Cho vào nồi 500ml nước tinh khiết + gừng thái sợi + 300ml mật mía vào nồi
  • Đặt nồi hỗn hợp nước mật mía lên bếp và đun sôi trong 15 phút
  • Vừa đun, vừa khuấy thật đều tay
  • Thả toàn bộ từng viên bánh ngào vào nấu cùng nước mật mía trong 5 phút
  • Cuối cùng, múc bánh ngào mật mía ra tô rắc vừng trắng vào và thưởng thức

nau-nuoc-mat-mia

Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn cách làm bánh tu hú Nghệ An 98% thành công

Cách làm bánh ngào mật mía nhân đậu xanh độc lạ, ăn là nghiền?

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 250gr bột nếp
  • 200gr đậu xanh tách vỏ (ngâm từ đêm hôm trước)
  • 2 củ gừng tươi, thái sợi mỏng
  • 100gr vừng trắng
  • 200gr đường trắng
  • 300ml mật mía
  • 1 thìa muối tinh hạt
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • Nước tinh khiết

Bước 1: Sơ chế đậu xanh

  • Đậu xanh bạn ngâm từ đêm hôm trước sẽ mềm, vớt đậu xanh lên, để đậu xanh ráo nước
  • Cho đậu xanh vào xửng hấp
  • Đặt xửng đậu xanh lên bếp và tiến hành hấp chín nhừ đậu xanh trong 35 phút
  • Đậu xanh chín nhừ, bạn đổ đậu xanh ra tô, để đậu xanh nguội
  • Cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn đậu xanh trong 10 phút

so-che-dau-xanh-lam-banh-ngao

Bước 2: Sên nhân đậu xanh

  • Cho dầu ăn vào chảo và đun nóng dầu
  • Dầu nóng, bạn cho 200gr đường trắng vào đun tan chảy
  • Đổ toàn bộ nhân đậu xanh xay nhuyễn vào sên cùng đường với lửa nhỏ
  • Sên nhân đậu xanh đều tay, tránh để đậu xanh cháy
  • Nhân đậu xanh tạo thành một khối đồng nhất, dẻo, mịn không dính chảo là đạt
  • Tắt bếp, đổ nhân đậu xanh ra tô, để nguội
  • Chia nhân đậu xanh thành từng viên nhỏ
  • Vo tròn lại, bảo quản nhân đậu xanh trong ngăn mát tủ lạnh

sen-nhan-dau-xanh-banh-ngao

Bước 3: Trộn bột

  • Cho lần lượt vào tô gồm: 250gr bột nếp + 1 thìa muối hạt + 1 lòng đỏ trứng gà
  • Trộn đều toàn bộ nguyên liệu bột lại cùng nhau
  • Cho từ từ nước vào tô bột, vừa cho vừa trộn đều để bột ẩm là đạt
  • Đổ hỗn hợp bột ra mâm sạch
  • Dùng tay nhào, lặn đều tay tạo thành một khối bột dẻo, mịn, đồng nhất, không dính tay là đạt
  • Bọc màng bọc thực phẩm, ủ bột khoảng 30 phút cho bột nghỉ và nở

tron-bot-banh-ngao-nhan-dau-xanh

Bước 4: Tạo hình bánh ngào

  • Lấy bột bánh sau khi ủ ra khỏi tủ lạnh
  • Chia bột bánh thành nhiều phần nhỏ bằng nhỏ
  • Cho từng viên đậu xanh vào giữa bột bánh
  • Nặn bột bánh thành hình cái kén thuôn dài khoảng 3 – 4cm

tao-hinh-banh-ngao-nhan-dau-xanh

Bước 5: Luộc bánh ngào

  • Cho vào nồi 1 lít nước tinh khiết và đun sôi
  • Nước sôi, bạn thả toàn bộ từng viên bánh ngào vừa tạo hình ở trên vào luộc chín trong 3 phút
  • Sau 3 phút luộc, bánh chín sẽ nổi lên bề mặt nồi
  • Bạn vớt bánh ra và ngâm bánh vào trong tô nước đá lạnh để bánh không dính vào nhau
  • Sau đó vớt bánh ra khỏi tô, để bánh ráo nước

luoc-banh-ngao-nhan-dau-xanh

Bước 6: Nấu nước mật đường

  • Cho vào nồi 500ml nước tinh khiết + gừng thái sợi + 300ml mật mía vào nồi
  • Đặt nồi hỗn hợp nước mật mía lên bếp và đun sôi trong 15 phút
  • Vừa đun, vừa khuấy thật đều tay
  • Thả toàn bộ từng viên bánh ngào vào nấu cùng nước mật mía trong 5 phút
  • Cuối cùng, múc bánh ngào mật mía ra tô rắc vừng trắng vào và thưởng thức

nau-mat-duong-banh-ngao-dau-xanh

Đừng bỏ lỡ: Cách làm bánh bò Cao Bằng đậm vị khiến thực khách mê mẩn

Cách làm bánh ngào xứ Nghệ tại nhà cần lưu ý điều gì?

Bánh ngào xứ Nghệ là một món bánh dân dã, thơm ngon, rất dễ làm. Bánh có thể được làm rất nhiều vào những dịp Lễ Tết, ngày rằm và mùng 1 hàng năm. Tuy nhiên, để có được những chiếc bánh ngào ngon đúng chuẩn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn lựa nguyên liệu: Bột nếp là nguyên liệu quan trọng nhất để làm bánh ngào. Bạn nên chọn loại bột nếp ngon, mịn, không bị vón cục. Nên mua túi bột nếp đóng thành phẩm sẵn tại cửa hàng bột, cửa hàng bánh,… để được đảm bảo chất lượng.
  • Nhồi bột: Bánh có ngon hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào bước nhồi bột. Bột nếp đem trộn với nước ấm và cần được nhồi kỹ đến khi bột mịn, dẻo và không dính tay là được.
  • Tạo hình bánh: Bánh ngào thường có hình kén, thuôn dài. Tạo hình bánh bằng tay vo tròn bánh lại hoặc sử dụng khuôn. Dân dã nhất, bạn nên dùng tay.
  • Nấu bánh: Bánh ngào cần phải được nấu chung cùng mật mía. Bạn hãy đun bánh cùng mật mía với lửa nhỏ để mật mía thấm sâu vào trong bánh, ăn mới ngon.

Chúc bạn thành công.

Đừng bỏ lỡ: Cách làm bánh rán mật phố cổ chuẩn vị Hà Nội xưa hoàn hảo

Một số câu hỏi liên quan tới cách làm bánh ngào mật mía?

Cách bảo quản bánh ngào sau khi làm để lâu không hỏng?

Bánh ngào sau khi làm xong, có thể bảo quản được trong thời gian 2 – 3 ngày nếu được bảo quản đúng cách. Một số cách bảo quản bánh ngào để được lâu không hỏng như:

  • Bảo quản bánh với nhiệt độ bình thường: Với cách bảo quản này, bánh sẽ chỉ có thể ăn được duy nhất trong vòng 1 ngày. Do đó, bạn hãy cân đối khối lượng nguyên liệu làm bánh cho hợp lý nhất.
  • Bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh: Bánh ngào nấu xong, bạn để bánh nguội, múc bánh vào hộp đựng đậy kín nắp và đặt bánh vào trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, bánh ngào có thể dùng được trong vòng 2 ngày.

Đó chính là 2 cách bảo quản bánh ngào tốt nhất mà bạn có thể nên sử dụng. Bánh ngon nhất là nên ăn trong 1 hoặc 2 ngày. Để bánh sang tới ngày thứ 3, bột bánh sẽ cứng, ăn bánh không còn được ngon miệng. Do đó, bạn hãy cân đối khối lượng nguyên liệu làm bánh để không phải đổ bỏ nhé.

Đừng bỏ lỡ: [BỎ TÚI] Cách bảo quản thực phẩm mùa hè để lâu không hư?

Bánh ngào bao nhiêu calo?

Nếu bạn đang thừa cân, béo phì hay đang xây dựng chế độ ăn Healthy giảm cân thì chắc chắn đang rất quan tâm tới đáp án câu hỏi “Bánh ngào bao nhiêu calo” có phải không?. Biết được lượng calo trong bánh ngào là bao nhiêu sẽ giúp cho bạn tính toán, cân đối được cụ thể mức calo mà cơ thể mình sẽ tiêu thụ. Từ đó, bạn mới không còn nỗi lo sợ tăng cân.

Theo Viện dinh dưỡng học Quốc Gia cho biết:

  • Trong 1 suất ăn bánh ngào sẽ cung cấp khoảng 245 calo cho cơ thể.

cach-lam-banh-ngao-nghe-an-tai-nha-an-la-nghien

Một suất bánh ngáo tương đương với 150gr bánh ngào, không tính phần nước mật mía. Tuy nhiên, lượng calo không chỉ dừng lại ở đây, bánh ngon nhất là phải được nấu chung cùng nước mật mía với thời gian quy định. Vậy nên, khi ăn bánh ngào, bánh đã ngấm phần nước mật mía mà không nhất thiết bạn phải ăn phần nước.

Ăn bánh ngào nhiều có tăng cân không?

Lượng calo trong bánh ngào mật mía đã được mình giải đáp ở trên. Với lượng calo như vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi “Ăn bánh ngào nhiều có bị tăng cân không?”. Câu trả lời là “Có. Ăn bánh ngào nhiều có tăng cân”.

  • Một suất bánh ngào chứa khoảng 245 calo. Nếu bạn duy trì việc ăn quá nhiều bánh ngào một ngày sẽ khiến cơ thể nạp 1 một lượng lớn calo, vượt quá mức calo tiểu chuẩn cơ thể đề ra. Điều này dẫn tới hiện tượng dư thừa năng lượng và lâu ngày sẽ tích tụ mỡ xấu, khiến bạn tăng cân rất nhanh.
  • Ngoài ra, bánh cũng chứa lượng đường ngọt từ mật mía rất lớn. Khi ăn quá nhiều đường, cơ thể bạn có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, béo phì,…

cach-lam-banh-ngao-tai-nha-an-la-nghien

Một số cách ăn bánh ngào không ảnh hưởng tới cân nặng, bạn có thể tham khảo qua như:

  • Ăn bánh ngào vào bữa ăn sáng hoặc bữa phụ trong ngày.
  • Không nên ăn bánh ngào mật mía vào buổi tối.
  • không nên ăn qua nhiều bánh ngào trong tuần. Chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần.
  • Tự tay mình làm bánh ngào tại nhà.

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc cách làm bánh ngào xứ Nghệ tại nhà mà Nông sản khô mình đã chia sẻ tới bạn đọc. Có thể thấy rằng, làm bánh ngào tại nhà rất đơn giản, không quá khó hay đòi hỏi yếu tố kinh nghiệm tay nghề cao. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nguyên liệu, công sức bỏ ra làm sẽ hơi mất nhiều thời gian. Nhưng đổi lại, bạn luôn luôn có cho mình thứ bánh thơm ngon, chất lượng, hợp với khẩu vị của mình và đặc biệt chúng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hy vọng rằng, với 2 cách làm bánh ngào trên đây, bạn sẽ có thể thỏa sức chọn lựa công thức làm hợp với khẩu vị ăn của mình và gia đình. Chúc bạn luôn luôn thành công.

Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm vô vàn công thức ẩm thực món ăn ngon tại đây: https://thucphamkho.vn/tin-tuc-su-kien/

Share: