Gừng kỵ gì? Những thực phẩm “nên tránh” khi ăn cùng gừng?

gung-ky-gi

Gừng kỵ gì là một câu hỏi về kinh nghiệm sống hiện đang được nhiều người quan tâm tới. Ai cũng biết gừng rất thơm, ngon, bổ dưỡng,… nhưng lại chẳng mấy ai để ý tới rằng là gừng cũng có những tác hại nhất định. Hầu như trong mọi món ăn, có gừng món ăn của bạn sẽ trở nên chất lượng hơn rất nhiều. Nếu như bạn chủ quan, chính bàn tay của bạn biến gừng từ vô hại trở thành độc hại. Cùng Thực phẩm khô Dũng Hà tìm hiểu xem gừng kỵ gì? Những thực phẩm “nên tránh” khi ăn cùng gừng kẻo rước họa vào thân nhé!

1. Gừng kỵ gì bạn nên biết?

Gừng không còn quá xa lạ với nhiều người Việt. Trong mọi món ăn ngon, gừng là nguyên vật liệu khó có thể thay thế được. Trong bữa cơm hàng ngày, gừng được dùng để pha nước chấm, khử mùi tanh của hải sản, gia cầm,… Trong Đông y, gừng là một nguyên liệu thuốc trị bệnh cực tốt. Trong gừng chứa rất nhiều thành phần tinh dầu gừng có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, công dụng của gừng mang lại cho sức khỏe con người là cực kì lợi hại như:

  • Nâng cao sức khỏe, tinh thần, tạo sự hưng phấn cho cơ thể
  • Xua tan các mệt mỏi, áp lực bủa vây
  • Cải thiện các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa đường ruột
  • Đào thải mồ hôi, hạ nhiệt độ cơ thể
  • Khắc phục hiện trượng chán ăn, bỏ bữa
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn
  • Trị cảm lạnh thông thường
  • Trị buồn nôn, say tàu xe, ô tô,…

gung-ky-gi-ban-da-biet-chua

Đó chính là những công dụng tới từ gừng nếu như bạn chế biến nó đúng cách. Còn nếu không biết cách chế biến kết hợp, bạn lại vô tình biến gừng từ “lành tính” trở thành sản phẩm “độc hại” nguy hiểm cho cơ thể. Dưới đây, chính là một số điều gừng kỵ mà ông cha ta ngày xưa thường khuyên là không nên kết hợp. 

1.1 Ăn gừng vào buổi tối

Trong Y học ngày xưa có câu: “Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả nước sâm – Buổi tối ăn gừng ngang với ăn thạch tín”. Thông qua câu nói này, ta có thể hình dung ra được tác hại nguy hiểm về việc ăn gừng vào buổi tối là như thế nào?

Lý giải cho câu nói ở trên, các nhà nghiên cứu đã cho biết: “Vào buổi sáng, khí ở trong dạ dày nhiều, ăn gừng vào thời điểm này sẽ giúp tăng cường dương khí, thúc đẩy sự lưu thông tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch vị và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng. Ngược lại, ban đêm là thười điểm âm thịnh dương suy. Ăn gừng lúc này là vi phạm quy luật sinh lý, ảnh hưởng đến giấc ngủ và quá trình trao đổi chất ở trong cơ thể”.

Tham khảo thêm: Tinh dầu gừng có tác dụng gì trong đời sống sức khỏe?

1.2 Ăn quá nhiều gừng

Mặc dù, gừng đem tới công dụng là giảm đau đầu, giảm Cholesterol xấu trong cơ thể, kháng viêm, ngăn ngừa ung thư rất tốt. Nhưng chúng ta lại không được phép quá lạm dụng gừng trong những việc này. Ăn quá nhiều gừng sẽ khiến bạn gặp những rắc rối nhất định tới sức khỏe.

Sở dĩ, gừng là một sản phẩm sinh nhiệt rất mạnh. Ăn quá nhiều gừng có thể gây hiện tượng nóng rát miệng, khô miệng, nhiệt miệng và khát nước. Bạn nên sử dụng gừng theo liều lượng cụ thể được khuyến cáo bởi bác sĩ.

1.3 Gọt bỏ vỏ gừng

Nhiều chị em nội trợ thường rất kĩ tính trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của gừng đó là: Vỏ Gừng. Nhưng nhiều chị em lại không biết tới điều này. Gừng còn công dụng, còn dược tính tốt khi chỉ được sử dụng cả vỏ. Gọt bỏ vỏ sẽ khiến cho gừng không thể phát huy hết công năng của mình. Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ gừng và sử dụng luôn.

Tham khảo thêm: Mộc nhĩ kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với mộc nhĩ?

1.4 Gừng mọc mầm không nên ăn

Gừng mọc mầm không còn ăn được nên đừng tiếc của mà giữ lại ăn kẻo rước họa vào thân. Việc dùng gừng mọc mầm sẽ khiến cho gừng bị mất đi cái giá trị đích thực của bản thân mình. Gừng nảy mẫm nó đã tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng ban đầu được lưu trữ trong gừng. Và đôi khi, một số củ gừng nảy mầm sẽ tự thối giữa.

Theo các chuyên gia khoa học, giá trị dinh dưỡng của gừng mọc mầm đã giảm sút nghiêm trọng. Gừng mọc mầm thối giữa còn chứa vô vàn chất độc hại cho cơ thể người. Những củ gừng như này, bạn nên vứt bỏ chúng đi ngay khỏi tầm mắt mình. Dùng gừng thối, mọc mầm sẽ khiến bạn mắc bệnh ung thư gan, ung thư thực quản ở những trường hợp nặng. Do đó, bạn không nên ăn gừng thối vì “cực kì” nguy hiểm.  

THAM KHẢO THÊM NHIỀU SẢN PHẨM ĐỒ KHÔ KHÁC TẠI ĐÂY: https://thucphamkho.vn/do-kho/

1.5 Ăn gừng bị dập

Theo một số nghiên cứu, gừng tươi dập có thể tạo ra một chất độc cực mạnh gọi là Safrol. Chất này có thể gây hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn tới căn bệnh ung thư gan nguy hiểm.

2. Gừng kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” nên tránh

gung-ky-gi-nhung-thuc-pham-xung-khac-khi-an-cung-gung

  • Gừng kỵ thịt chó: Thịt chó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú. Đặc biệt là hàm lượng đạm cực kì giàu. Thịt chó là một món ăn cực kì nóng. Gừng là thực phẩm có tính nóng. Gừng và thịt chó là một món ăn toàn nóng. Sự kết hợp của 2 món ăn này lại với nhau sẽ gây hiện tượng bốc hỏa, nóng trong và không tốt cho sức khỏe.
  • Gừng kỵ thịt thỏ: Thịt thỏ có vị cay, tính ôn, không độc, giàu dinh dưỡng. Ăn thịt thỏ sẽ có tác dụng ích khí, chỉ khát, giải nhiệt, dưỡng vị. Nhưng nếu như kết hợp với gừng sẽ làm mất toàn bộ thành phần chất dinh dưỡng có trong thịt thỏ. 
  • Gừng kỵ thịt ngựa: Thịt ngựa là một món ăn cực kì giàu dinh dưỡng, khoáng chất và Vitamin thiết yếu. Nhưng khi thịt ngựa đem ăn kèm với gừng sẽ gây hiện tượng buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, ho và không hề tốt cho sức khỏe.
  • Gừng kỵ rượu vang: Gừng có tính nóng. Rượu vang có tính ấm cay. Cả hai đều là chất kích thích, khi dùng chung với nhau sẽ gây hại cho đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn không nên ăn gừng mà uống rượu vang để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.

Tham khảo thêm: Nấm hương kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” với nấm hương

3. Gừng kỵ gì? Những đối tượng “nên tránh” khi sử dụng gừng

3.1 Người say nắng, sốt cao

Gừng có tính ấm nóng nên rất thích hợp dành cho những người cảm cúm, cảm lạnh, nóng trong sau khi đi mưa về. Trong trường hợp cảm nắng hay đi nắng về say nắng. Nhất định bạn không được dùng nước gừng. Khi có dấu hiệu sốt cao, nhất định không được ăn gừng. Bởi gừng có tính nhiệt làm tăng thân nhiệt cao cho người bệnh, gây tắc mạch máu, thậm chí xuất huyết. Rất nguy hiểm cho tính mạng.

3.2 Người huyết áp cao

Uống nước gừng chữa huyết áp thấp rất tốt. Nhưng với những người mắc bệnh huyết áp cao thì đây lại là một thức uống nguy hiểm. Bởi hiện nay, gừng giống như một chất kích thích khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Thậm chí có thể làm vỡ động mạch gây đột quỵ.

3.3 Người đau dạ dày

gung-ky-gi-nhung-doi-tuong-nen-tranh-khi-an-cung-gung

Thành phần dinh dưỡng của gừng có chứa chất tác động nguy hiểm tới dạ dày. Nó khiến niêm mạc bị kích ứng, ăn mòn và gây loét dạ dày. Người bị dau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng,… nếu ăn gừng thường xuyên sẽ khiến tình trajgn bệnh thêm nghiêm trọng hơn.  

3.4 Người tiền sử bệnh gan

Gừng kích thích quá trình bài tiết tế bào gan khiến các tế bào này bị hoại tử trong tình trạng thái cấp tốc. Vì vậy, những người bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan thì không nên dùng tới gừng.

3.5 Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

Gừng rất nóng, chúng có thể gây ức chế và làm vỡ các mạch máu yếu nến những người có tiền sử rối loạn máu như: chảy máu cam, chảy máu tử cung hay bị bệnh trĩ,… không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh ngày một trở nặng hơn. 

Tham khảo thêm: Tác dụng gừng đen thần kì trong Y học hiện đại

3.6 Người bị sỏi mật, sỏi thận

Được bác sĩ khuyến cáo là không nên ăn gừng vì gừng có thể làm tích tụ sỏi mật, cản trở quá trình bài tiết, đào thảo ra bên ngoài.

3.7 Phụ nữ mang thai

Gừng được sử dụng rất tốt vào thời điểm đầu thai kỳ mang thai để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiết nước bọt và giảm độc tính. Nhưng trong nửa sau thai kỳ hay chuẩn bị sinh. Bạn nên hạn chế sử dụng gừng vì nó có thể làm mẹ bầu tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho bà bầu. Không nên ăn gừng khi đang cho con bú vì nó có thể truyền vào sữa mẹ và gây mất ngủ, quấy khóc ở trẻ nhỏ.

NGUỒN: TỔNG HỢP

4. Kết luận

Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc câu hỏi gừng kỵ gì? Những thực phẩm “xung khắc” không nên kết hợp chung với gừng. Đây là một bài viết chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ, rõ ràng mà chúng tôi muốn gửi gắm tới các chị em nội trợ. Hãy tránh những điều này để bạn có thể có được một món ăn ngon miệng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này. Hãy theo dõi Thực phẩm khô Dũng Hà để cùng cập nhật thêm nhiều tin tức sức khỏe bổ ích khác nhé!

Nếu có đóng góp gì thêm cho bài đọc, bạn có thể để lại bình luận của mình ngay phía dưới chân bài viết và chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó.

Mua gừng chất lượng uy tín tại Hà Nội và Hồ Chí Minh hãy tìm ngay tới Nông sản Dũng Hà theo địa chỉ sau:

  1. SỐ 11 KIM ĐỒNG – ĐƯỜNG GIÁP BÁT – QUẬN HOÀNG MAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (TRỤ SỞ CHÍNH)
  2. A10 – NGÕ 100 – ĐƯỜNG TRUNG KÍNH – PHƯỜNG YÊN HÒA – QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
  3. SỐ 02/B KHU PHỐ 3 – ĐƯỜNG TRUNG MỸ TÂY 13 – QUẬN 12 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỐ HOTLINE: 1900 986865 (HỖ TRỢ 24/24H).

Tham khảo thêm: Tỏi kỵ gì? Những thực phẩm hợp – “xung khắc” khi kết hợp với tỏi

Share:

One thought on “Gừng kỵ gì? Những thực phẩm “nên tránh” khi ăn cùng gừng?

  1. Pingback: Gừng kỵ gì? Những đại họa khi kếp hợp cùng gừng? – nongsandungha

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *